Động đất Nepal : hơn 2.000 người chết, chính quyền kêu gọi quốc tế hỗ trợ
Ảnh Quảng trường Durbar - Katmandou, Nepal, trước và sau động đất (P), ngày 25/04/2015.DR / Reuters / Wikipedia
Hôm qua, 25/04/2015, một vụ động đất với cường độ 7,9 độ Richter tại Nepal đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, và gần 5.000 người bị thương, theo thông tin gần nhất. Đây là vụ động đất nghiêm trọng nhất tại quốc gia Nam Á này kể từ hơn 80 năm nay. Cứu trợ quốc tế đang bắt đầu được huy động. Hiện tại nhiều khu vực bị cô lập và rất ít thông tin về tình hình tại các làng gần tâm chấn động đất, cách thủ đô Katmandou 80 km.
Theo cảnh sát Nepal, ít nhất 1.953 người chết tại Nepal. 53 người thiệt mạng tại miền bắc Ấn Độ, và 17 người tại Tây Tạng, theo các thông tin chính thức. Con số tổn hại nhân mạng chắc chắn sẽ còn tăng lên. Theo ông Gilbert Potier, giám đốc điều hành của Tổ chức Y sĩ Thế giới (Medecins du Monde), « với các vụ động đất có cùng cường độ, sẽ có khoảng từ 5.000 đến 20.000 người chết, và số người bị thương gấp từ hai đến năm lần ».
Các ê kíp nhân đạo tại chỗ gặp rất nhiều khó khăn để ước lượng được mức độ hủy diệt và các nhu cầu cứu trợ. Theo người phụ trách cấp cứu của tổ chức Y sĩ Không biên giới, Laurent Sury, việc quan trọng hiện nay là « khẩn trương chăm sóc người bị thương. Còn trên thực tế, phần lớn việc tìm kiếm người bị nạn do các cư dân địa phương thực hiện là chính, với các phương tiện rất ít ỏi của họ ». Theo một người phụ trách tìm kiếm, hiện còn rất nhiều người đang bị vùi lấp trong các đống đổ nát.
Hàng nghìn người dân ở thủ đô Katmandou phải qua đêm bên ngoài, dưới trời mưa giá lạnh, vì sợ nhà cửa sụp đổ do các dư chấn. Chỉ riêng tại Katmandou, đã có ít nhất 700 người chết hôm qua. Sáng nay, đã xảy ra nhiều dư chấn, trong đó trận mạnh nhất là 6,7 độ Richter, làm rung chuyển cả New Delhi.
Chính quyền Nepal dự kiến lập các lều tạm cư, mở trường học và công sở để đón tiếp những người bị nạn. Hiện tại các bệnh viện đã quá tải, rất nhiều hoạt động chăm sóc người bị thương phải làm ở bên ngoài.
Động đất còn gây tuyết lở gần đỉnh Everest, khiến ít nhất 17 người leo núi thiệt mạng.
Hôm qua, Bộ trưởng Thông tin Nepal tuyên bố « chúng tôi cần một sự ủng hộ lớn và rất nhiều cứu trợ ». Nhiều quốc gia ngay lập tức đã đáp ứng. Hoa Kỳ hứa giải ngân một triệu đô la cho các nhu cầu khẩn cấp, và sẽ gửi một ê kíp cứu nạn. Sáng nay, Úc tuyên bố khoản viện trợ đặc biệt 5 triệu đô la. Nhiều chuyên gia Liên Hiệp Châu Âu đang đến các vùng bị nạn. Các quốc gia Châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha sẽ gửi đoàn cứu trợ trong những ngày tới. Các tổ chức phi chính phủ như Oxfam, Chữ thập đỏ và Y sĩ Thế giới cũng đã đưa nhiều ê kíp đến nơi. Ấn Độ đã đưa 2 phi cơ vận tải quân sự hỗ trợ, còn Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ đóng góp một ê kíp cứu nạn với chó chuyên nghiệp.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói sẽ phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, để xác định các nhu cầu hỗ trợ tài chính.
Các ê kíp nhân đạo tại chỗ gặp rất nhiều khó khăn để ước lượng được mức độ hủy diệt và các nhu cầu cứu trợ. Theo người phụ trách cấp cứu của tổ chức Y sĩ Không biên giới, Laurent Sury, việc quan trọng hiện nay là « khẩn trương chăm sóc người bị thương. Còn trên thực tế, phần lớn việc tìm kiếm người bị nạn do các cư dân địa phương thực hiện là chính, với các phương tiện rất ít ỏi của họ ». Theo một người phụ trách tìm kiếm, hiện còn rất nhiều người đang bị vùi lấp trong các đống đổ nát.
Hàng nghìn người dân ở thủ đô Katmandou phải qua đêm bên ngoài, dưới trời mưa giá lạnh, vì sợ nhà cửa sụp đổ do các dư chấn. Chỉ riêng tại Katmandou, đã có ít nhất 700 người chết hôm qua. Sáng nay, đã xảy ra nhiều dư chấn, trong đó trận mạnh nhất là 6,7 độ Richter, làm rung chuyển cả New Delhi.
Chính quyền Nepal dự kiến lập các lều tạm cư, mở trường học và công sở để đón tiếp những người bị nạn. Hiện tại các bệnh viện đã quá tải, rất nhiều hoạt động chăm sóc người bị thương phải làm ở bên ngoài.
Động đất còn gây tuyết lở gần đỉnh Everest, khiến ít nhất 17 người leo núi thiệt mạng.
Hôm qua, Bộ trưởng Thông tin Nepal tuyên bố « chúng tôi cần một sự ủng hộ lớn và rất nhiều cứu trợ ». Nhiều quốc gia ngay lập tức đã đáp ứng. Hoa Kỳ hứa giải ngân một triệu đô la cho các nhu cầu khẩn cấp, và sẽ gửi một ê kíp cứu nạn. Sáng nay, Úc tuyên bố khoản viện trợ đặc biệt 5 triệu đô la. Nhiều chuyên gia Liên Hiệp Châu Âu đang đến các vùng bị nạn. Các quốc gia Châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha sẽ gửi đoàn cứu trợ trong những ngày tới. Các tổ chức phi chính phủ như Oxfam, Chữ thập đỏ và Y sĩ Thế giới cũng đã đưa nhiều ê kíp đến nơi. Ấn Độ đã đưa 2 phi cơ vận tải quân sự hỗ trợ, còn Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ đóng góp một ê kíp cứu nạn với chó chuyên nghiệp.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói sẽ phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, để xác định các nhu cầu hỗ trợ tài chính.
Nhiều người chết vì động đất ở Nepal
- 2 giờ trước
Hơn 100 người đã chết trong trận động đất 7,9 độ Richter tại thủ đô Kathmandu và thành phố Pokhara tại Nepal.
Dư chấn cũng lan ra trong khu vực, đến tận Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ.Đây được cho là trận động đất lớn nhất tại Nepal kể từ thảm họa năm 1934 phá hủy gần như toàn bộ Kathmandu.
Tin Thế giới khác
- 2 giờ trước
Động đất mạnh ở Nepal, hơn 1.000 người chết
Một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra ở Nepal hôm nay khiến 1.130 người thiệt mạng và gây tàn phá rộng khắp.
Động đất xảy ra vào 11h56 giờ địa phương (GMT+5:45) tại Lamjung, Nepal.
Nhiều tòa nhà bị sập, gồm tháp cổ Dharhara nổi tiếng Kathmandu. Nhiều người kẹt trong đống đổ nát.
Lở tuyết ở núi cao nhất thế giới Everest, 18 người leo núi chết.
Nepal ban bố tình trạng khẩn cấp, kêu gọi quốc tế hỗ trợ.
Đây là trận động đất nghiêm trọng nhất ở Nepal trong hơn 80 năm qua.
- 22h34Số người chết ở Nepal do vụ động đất lên tới 1.130, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên cảnh sát nói. Trong đó, 634 người chết ở Thung lũng Kathmandu và ít nhất 300 người khác thiệt mạng tại thủ đô. Ngoài ra, Guardian cho biết xác 18 người leo núi đã được tìm thấy ở Everest sau khi trận động đất gây lở đất tại đây.
- 22h10Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay cho hay nước này sẵn sàng hồi đáp bất cứ đề nghị nào từ phía Nepal về "hỗ trợ và viện trợ". Ông Hollande bày tỏ "sự đoàn kết của Pháp đối với chính quyền và nhân dân Nepal", sau trận động đất gây tàn phá nặng nề, thông cáo từ Điện Elysee cho biết.
- 21h56BBC dẫn nguồn cảnh sát quốc gia Nepal cho biết 970 người đã thiệt mạng, hơn 1.700 người bị thương. Ít nhất 539 người thiệt mạng là ở thung lũng Kathmandu. Guardian cho biết 34 người ở bắc Ấn Độ, 6 người ở Tây Tạng và 2 người ở Bangladesh cũng thiệt mạng vì rung chấn lan từ Nepal."Quá kinh hoàng", "Cảnh tượng thật hỗn loạn", "Đâu cũng thấy tiếng gào khóc" là những gì các nhân chứng miêu tả lại sau khi Nepal trải qua trận động đất mạnh nhất nước này suốt 81 năm qua.
- 21h10AP đưa tin về tình hình trên núi Everest:Carsten Lillelund Pedersen, một người Đan Mạch leo Everest cùng Jelle Veyt, một người leo núi quốc tịch Bỉ, chia sẻ trên Facebook rằng họ đã ở Thác băng Khumbu, gần trại leo núi Base Camp ở độ cao 5.000 m khi động đất xảy ra. Anh cho biết họ bắt đầu tiếp nhận những người bị thương, trong đó có một người gãy nhiều xương, bị thương nặng nhất."Anh ấy bị lở tuyết cuốn phăng đi và gẫy cả hai chân. Với những trại gần nơi lở tuyết đổ xuống, những người dân tộc Sherpa của chúng tôi tin rằng có rất nhiều người có thể đã bị chôn vùi trong lều của họ", anh viết. "Hiện có một dòng người ổn định rời khỏi trại với hy vọng sẽ được đảm bảo an toàn dưới núi".Trận động đất lớn xảy ra hôm nay tại Nepal có thể đã đe dọa đến tính mạng của nhiều du khách nước ngoài đang tham gia leo núi tại nước này.
- 21h05Ấn Độ đang gửi quân và hàng tới Nepal. Một máy bay C-17 Globemaster III của Ấn Độ hôm nay cất cánh, chở 96 binh sĩ và 15 tấn hàng. Ảnh: Times of India
- 20h50Theo BBC, chính phủ Nepal vừa ban bố tình trạng khẩn cấp tại những khu vực chịu ảnh hưởng. "Chúng tôi cần hỗ trợ của các cơ quan quốc tế, có nhiều kiến thức và được trang bị tốt hơn để xử lý tình huống khẩn cấp chúng tôi đang đối mặt", Bộ trưởng Thông tin Nepal Minendra Rijal nói.Vị trí động đất nằm gần biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc. Đồ hoạ: BBCTháp Dharahara, công trình tiêu biểu của Kathmandu trước và sau động đất. Ảnh: AP, EPANepal trở thành một đống đổ nát với hàng trăm người thiệt mạng sau trận động đất mạnh nhất xảy ra ở nước này nhiều thập kỷ qua.
- 20h30Người đàn ông và người phụ nữ Nepal ôm nhau tại Quảng trường Durbar, Di sản Thế giới UNESCO, nơi bị tàn phá nặng trong vụ động đất ở Nepal. Ảnh: AFPHiện trường sau thiên tai. Ảnh: AFP
- 19h50"Số người chết vì động đất đã lên 876, trong đó có 524 người ở thung lũng Kathmandu", AFP dẫn lời phát ngôn viên cảnh sát Kamal Singh Bam nói. "Nỗ lực cứu hộ đang diễn ra. Chúng tôi sợ rằng số người chết có thể gia tăng khi chúng tôi đào bới đống đổ nát".Trong khi đó, một quan chức Bộ Du lịch Nepal cho hay số người thiệt mạng vì lở tuyết trên núi Everest là 10.
- 19h34Một người đàn ông bị chôn vùi trong đống đổ nát được giải cứu ở Nepal. Ảnh: AFPTheo AP, số người chết vì động đất tại các nước Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh là 718 người, trong số đó có ít nhất 688 người ở Nepal. Dựa trên quy mô của sự tàn phá, số người chết gần như chắc chắn sẽ tăng, Laxmi Dhakal, quan chức thuộc Bộ Nội vụ Nepal, nói.Trên núi Everest, một vụ lở tuyết do động đất gây ra làm ít nhất 8 người chết, và nhiều khả năng con số còn tăng, bao gồm cả người nước ngoài và người dân tộc Sherpa.
- 19h32Hiện trường tan hoang sau động đất ở Nepal(Video: Reuters)
- 18h34Con số người chết trong vụ động đất mạnh vừa tăng lên 688, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao thuộc Bộ Nội vụ Nepal cho biết. Trong số đó, 181 người thiệt mạng ở thủ đô Kathmandu.
- 18h27Nơi từng là tòa tháp cổ Dharahara. Ảnh: AFPTrận động đất xảy ra ở khu vực nằm giữa thành phố Pokhara và thủ đô Kathmandu, Reuters dẫn thông tin từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay. Tâm chấn nằm ở độ sâu 2 km và đây là trận mạnh nhất ở Nepal trong suốt 81 năm.Một quan chức thuộc Bộ Nội vụ Nepal cho biết trên Indian TV số người chết đã tăng lên 618. Hầu hết nạn nhân ở Thung lũng Kathmandu.Bộ trưởng Thông tin Nepal Minendra Rijal cho biết "hư hại rộng khắp" ở vùng tâm chấn.Rất nhiều tòa nhà, trong đó có tháp cổ Dharahara nổi tiếng ở Kathmandu, bị sập, ít nhất 50 người mắc kẹt.Các thi thể đang được kéo ra từ đống đổ nát tại những toà nhà sập ở Kathmandu.Những nạn nhân bị gãy chân tay liên tiếp được chuyển đến viện chính ở Kathmandu để cấp cứu.Một nhân viên an ninh đứng trước ngôi nhà sập ở Siliguri, Ấn Độ. Ảnh: ReutersCác tòa nhà bị sập ở Kathmandu nằm giữa những con hẻm chằng chịt và là nơi sinh sống nhiều đại gia đình. Một trận động đất 8,3 độ Richter năm 1934 ở quốc gia này từng cướp đi sinh mạng hơn 8.500 người.Kathmandu là nơi có nhiều ngôi đền Hindu cổ, làm từ gỗ. Các bức ảnh trên mạng cho thấy chúng chỉ còn là đống đổ nát, những vết nứt lớn xuất hiện trên đường.Động đất cũng gây ra một trận tuyết lở trên núi Everest khiến nhiều người leo núi hoảng hốt bỏ chạy.Chấn động còn được cảm thấy ở Pakistan, Bangladesh và thủ đô New Delhi cùng nhiều thành phố miền bắc ở Ấn Độ, kéo dài khoảng một phút. Các cửa sổ rung lắc mạnh và đường dây nóng của cảnh sát bang Bihar của Ấn Độ bị tắc nghẽn vì quá nhiều cuộc gọi.Thủ tướng Ấn Độ Modi cho hay nước này đang tìm hiểu thêm thông tin và nỗ lực tiếp cận những người bị ảnh hưởng cả trong nước lẫn ở Nepal. Ông Modi cũng đã triệu tập một cuộc họp cấp cao với các bộ trưởng và quan chức hàng đầu để đánh giá tình hình.Vị trí tâm chấn của trận động đất 7,8 độ Richter ở Nepal. Đồ họa: BBChttp://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dong-dat-manh-o-nepal-hon-1-000-nguoi-chet-3206226.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten