Châu Âu chấm dứt hạn ngạch sản xuất sữa
Một cuộc biểu tình của nông gia châu Âu phản đối việc chấm dứt hạn ngạch sữa tại Bruxelles ngày 31/03/2015.REUTERS/Francois Lenoir
Ngày 01/04/2015, châu Âu chính thức xóa bỏ hạn ngạch sản xuất sữa, vốn được áp dụng từ 30 năm qua. Như vậy, kể từ này, các nhà nông tại châu Âu có thể sản xuất sữa tùy theo ý muốn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sữa Châu Âu đón nhận thông tin này với thái độ khác nhau.
Sau đệ nhị thế chiến, nhu cầu sữa rất cao tại Châu Âu và cần phải sản xuất càng nhiều càng tốt. Thế nhưng, đến những năm 1970, Châu Âu rơi vào tình trạng cung cao hơn cầu. Để bảo đảm thu nhập cho người sản xuất, từ năm 1962 đến 1984, trong khuôn khổ Chính sách Nông nghiệp chung, Châu Âu tiến hành mua lại sữa, qua đó khống chế được khối lượng và giá cả sữa trên thị trường. Tuy nhiên, đến năm 1984, Châu Âu đã áp dụng chính sách hạn ngạch.
Từ năm 2009 đến 2013, Châu Âu từng bước giảm hạn ngạch và kể từ hôm nay, thị trường sữa được tự do hóa hoàn toàn, qua đó đáp ứng nhu cầu gia tăng của nhiều nước, đặc biệt là thị trường các nước đang trỗi dậy, như Trung Quốc.
Việc mở cửa thị trường sữa gây ra nhiều phản ứng trái ngược. Một số người cho rằng đây là cơ hội vàng để mở rộng sản xuất. Một số khác thì lo ngại cho sự sống còn của mình.
Tại Đức, nước sản xuất sữa hàng đầu Châu Âu, và tại Ai Len, một nước xuất khẩu lớn, các hiệp hội nông nghiệp hân hoan chào đón thông tin xóa hạn ngạch sữa có từ năm 1984.
Hiệp hội nông dân Đức (DBV) đánh giá, từ giờ, họ có thể quyết định được lượng sữa sẽ sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
Còn Hiệp hội nông dân Ai Len (IFA) dự tính rằng, quyết định xóa bỏ hạn ngạch sẽ giúp nước này tạo thêm 9 500 việc làm và mang lại thêm 1,3 tỉ euro từ việc xuất khẩu các sản phẩm sữa.
Hiệp hội sữa Châu Âu, đại diện cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm sữa, cũng hoan nghênh thông báo trên. Theo họ, quyết định này sẽ làm giảm bớt gánh nặng hành chính, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực.
Tuy nhiên, tổ chức các nhà sản xuất sữa Châu Âu (EMB), gồm 14 nước và đại diện cho 100 000 nhà sản xuất, thì lại lo ngại giá sữa sẽ giảm thảm hại. Chủ tịch của tổ chức này đánh giá : « Một cuộc khủng hoảng mới đang hình thành ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150401-chau-au-cham-dut-han-ngach-san-xuat-sua/
Từ năm 2009 đến 2013, Châu Âu từng bước giảm hạn ngạch và kể từ hôm nay, thị trường sữa được tự do hóa hoàn toàn, qua đó đáp ứng nhu cầu gia tăng của nhiều nước, đặc biệt là thị trường các nước đang trỗi dậy, như Trung Quốc.
Việc mở cửa thị trường sữa gây ra nhiều phản ứng trái ngược. Một số người cho rằng đây là cơ hội vàng để mở rộng sản xuất. Một số khác thì lo ngại cho sự sống còn của mình.
Tại Đức, nước sản xuất sữa hàng đầu Châu Âu, và tại Ai Len, một nước xuất khẩu lớn, các hiệp hội nông nghiệp hân hoan chào đón thông tin xóa hạn ngạch sữa có từ năm 1984.
Hiệp hội nông dân Đức (DBV) đánh giá, từ giờ, họ có thể quyết định được lượng sữa sẽ sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
Còn Hiệp hội nông dân Ai Len (IFA) dự tính rằng, quyết định xóa bỏ hạn ngạch sẽ giúp nước này tạo thêm 9 500 việc làm và mang lại thêm 1,3 tỉ euro từ việc xuất khẩu các sản phẩm sữa.
Hiệp hội sữa Châu Âu, đại diện cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm sữa, cũng hoan nghênh thông báo trên. Theo họ, quyết định này sẽ làm giảm bớt gánh nặng hành chính, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực.
Tuy nhiên, tổ chức các nhà sản xuất sữa Châu Âu (EMB), gồm 14 nước và đại diện cho 100 000 nhà sản xuất, thì lại lo ngại giá sữa sẽ giảm thảm hại. Chủ tịch của tổ chức này đánh giá : « Một cuộc khủng hoảng mới đang hình thành ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150401-chau-au-cham-dut-han-ngach-san-xuat-sua/
Pháp muốn Châu Âu đền bù nông dân do Nga cấm nhập nông sản
Một phiên chợ ở Saint Peterbourg : Rau quả được nhập từ các nước khối Liên xô cũ - REUTERS /Alexander Demianchuk
Trong lĩnh vực kinh tế, việc Nga trả đũa cấm vận của phương Tây qua việc đóng cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản của Châu Âu, đã gây ra nhiều lo ngại cho giới sản xuất. Paris cho biết sẽ đề nghị Bruxelles có những biện pháp đền bù, "phù hợp" để khắc phục hậu quả.
Hôm qua, 08/08/2014, sau khi điện đàm với Tổng thống François Hollande, Chủ tịch Tổng công đoàn các nhà khai thác nông nghiệp Pháp (Fédération nationale des syndicats d'exploitants agricoles - FNSEA), ông Xavier Beulin, cho biết, « Pháp sẽ yêu cầu (Châu Âu) có những biện pháp quản lý khủng hoảng, chủ yếu đối với các loại rau, quả và cả thịt ».
Đó là những biện pháp cho phép giữ lại một phần sản lượng các nông sản, đồng thời đền bù cho người sản xuất, qua đó tránh gây ra tình trạng thừa cung và làm sụt giá.
Matxcơva đã cấm vận một năm đối với các nông phẩm đến từ những quốc gia tiến hành trừng phạt kinh tế Nga.
Pháp, Ý, Tây Ban Nha và một nước sản xuất rau quả ở phía nam Châu Âu sẽ phối hợp với nhau để đề ra các biện pháp đền bù, hỗ trợ. Đại diện giới sản xuất nông nghiệp nhấn mạnh là cần phải khẩn trương vì hiện nay đang là mùa thu hoạch nhiều loại rau quả. Bỉ, Hà Lan, Đức và Ba Lan cũng là những nước sản xuất và xuất khẩu nhiều nông phẩm.
Những nước này lo ngại các nông phẩm, trước đây được xuất khẩu sang Nga, nay đổ vào thị trường Châu Âu và sẽ làm sụt giá, gây khó khăn thêm cho giới sản xuất.
Là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, Nga phải thực hiện cam kết nhập khẩu nông sản đáp ứng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, Matxcơva vẫn có thể đóng cửa thị trường đối với Châu Âu, đồng thời tôn trọng cam kết này qua việc nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc, các nước Châu Á và Châu Mỹ Latinh.
Hôm nay, Ba Lan, nước xuất khẩu táo hàng đầu ờ Châu Âu, đã tiến hành các thủ tục khẩn cấp, đề nghị Mỹ mở cửa thị trường, do cấm vận của Nga.
Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn cấm nhập khẩu rau quả tươi từ Châu Âu, nhưng có áp dụng một số biệt lệ, như đối với ớt tây và bông cải xanh của Ba Lan, táo và lê của Ý.
http://vi.rfi.fr/phap/20140809-phap-muon-chau-au-den-bu-nong-dan-do-nga-cam-nhap-nong-san/
Đó là những biện pháp cho phép giữ lại một phần sản lượng các nông sản, đồng thời đền bù cho người sản xuất, qua đó tránh gây ra tình trạng thừa cung và làm sụt giá.
Matxcơva đã cấm vận một năm đối với các nông phẩm đến từ những quốc gia tiến hành trừng phạt kinh tế Nga.
Pháp, Ý, Tây Ban Nha và một nước sản xuất rau quả ở phía nam Châu Âu sẽ phối hợp với nhau để đề ra các biện pháp đền bù, hỗ trợ. Đại diện giới sản xuất nông nghiệp nhấn mạnh là cần phải khẩn trương vì hiện nay đang là mùa thu hoạch nhiều loại rau quả. Bỉ, Hà Lan, Đức và Ba Lan cũng là những nước sản xuất và xuất khẩu nhiều nông phẩm.
Những nước này lo ngại các nông phẩm, trước đây được xuất khẩu sang Nga, nay đổ vào thị trường Châu Âu và sẽ làm sụt giá, gây khó khăn thêm cho giới sản xuất.
Là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, Nga phải thực hiện cam kết nhập khẩu nông sản đáp ứng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, Matxcơva vẫn có thể đóng cửa thị trường đối với Châu Âu, đồng thời tôn trọng cam kết này qua việc nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc, các nước Châu Á và Châu Mỹ Latinh.
Hôm nay, Ba Lan, nước xuất khẩu táo hàng đầu ờ Châu Âu, đã tiến hành các thủ tục khẩn cấp, đề nghị Mỹ mở cửa thị trường, do cấm vận của Nga.
Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn cấm nhập khẩu rau quả tươi từ Châu Âu, nhưng có áp dụng một số biệt lệ, như đối với ớt tây và bông cải xanh của Ba Lan, táo và lê của Ý.
http://vi.rfi.fr/phap/20140809-phap-muon-chau-au-den-bu-nong-dan-do-nga-cam-nhap-nong-san/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten