Biển Đông : Mỹ lên kế hoạch đưa thiết bị hiện đại đến Philippines
Tàu ngầm Mỹ USS Olympia đậu tại cảng Subic Freeport, phía tây Manila, hồi tháng 10/2012REUTERS
Vào lúc Bắc Kinh tăng tốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông, Philippines đã cầu cứu Mỹ và chính quyền Washington đã có dấu hiệu đáp ứng. Theo Ngoại trưởng Philippines vào hôm nay, 15/04/2015, Washington đang xem xét việc cung cấp cho Manila các loại « thiết bị tiên tiến » để đối phó với sức ép từ Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho một đài truyền hình Philippines, Ngoại trưởng nước này Albert del Rosario cho biết là chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã xác nhận việc Hoa Kỳ có kế hoạch nói trên để giúp đồng minh, điều mà Manila hết sức hoan nghênh.
« Theo tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter, Hoa Kỳ đang xem xét việc triển khai tại Philippines nhiều loại thiết bị tiên tiến - không quân, hải quân, thiết bị giám sát biển - và kế hoạch này vừa mới được Bộ trưởng Carter phác họa gần đây. »
Ngoại trưởng Philippines còn cho rằng lực lượng Mỹ tại Philippines cũng sẽ được tăng cường vì cần phải có người để vận hành các loại thiết bị tối tân đó, cho dù quy mô sự hiện diện của Mỹ chưa rõ.
Đối với ông Del Rosario, đây là lần đầu tiên mà phía Philippines được nghe nói về kế hoạch của Mỹ, mới chỉ được tiết lộ « cách nay vài ngày ». Do việc đây là một kế hoạch do phía Mỹ chủ động, Manila sẽ tìm hiểu thêm chi tiết.
Theo Ngoại trưởng Philippines, ông sẽ công du nước Mỹ trong hai tuần lễ tới đây, với trong tâm là « Thảo luận về Biển Tây Philippines (tên Philippines gọi Biển Đông) và vấn đề cải tạo đất (do Trung Quốc tiến hành) ». Ông Del Rosario cho biết là dĩ nhiên ông sẽ phải tiếp xúc với các nghị sĩ Mỹ vì họ « là người nắm hầu bao về việc chi viện cho Philippines ».
Cho dù cần đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, sự hiện diện của lính Mỹ tại Philippines vẫn là một vấn đề gây tranh cãi tại nước này.
Thượng viện Philippines đã quyết định đóng cửa tất cả các căn cứ Mỹ tại Philippines vào năm 1991, nhưng 7 năm sau đã phải phê chuẩn Hiệp định cho phép quân đội Mỹ tiến hành tập trận thường xuyên ở Philippines. Mới đây, vào năm 2014, Washington và Manila đã ký Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) mở rộng quyền cho quân đội Mỹ tiếp cận các cơ sở quân sự của Philippines.
http://vi.rfi.fr/20150415-my-manila//
« Theo tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter, Hoa Kỳ đang xem xét việc triển khai tại Philippines nhiều loại thiết bị tiên tiến - không quân, hải quân, thiết bị giám sát biển - và kế hoạch này vừa mới được Bộ trưởng Carter phác họa gần đây. »
Ngoại trưởng Philippines còn cho rằng lực lượng Mỹ tại Philippines cũng sẽ được tăng cường vì cần phải có người để vận hành các loại thiết bị tối tân đó, cho dù quy mô sự hiện diện của Mỹ chưa rõ.
Đối với ông Del Rosario, đây là lần đầu tiên mà phía Philippines được nghe nói về kế hoạch của Mỹ, mới chỉ được tiết lộ « cách nay vài ngày ». Do việc đây là một kế hoạch do phía Mỹ chủ động, Manila sẽ tìm hiểu thêm chi tiết.
Theo Ngoại trưởng Philippines, ông sẽ công du nước Mỹ trong hai tuần lễ tới đây, với trong tâm là « Thảo luận về Biển Tây Philippines (tên Philippines gọi Biển Đông) và vấn đề cải tạo đất (do Trung Quốc tiến hành) ». Ông Del Rosario cho biết là dĩ nhiên ông sẽ phải tiếp xúc với các nghị sĩ Mỹ vì họ « là người nắm hầu bao về việc chi viện cho Philippines ».
Cho dù cần đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, sự hiện diện của lính Mỹ tại Philippines vẫn là một vấn đề gây tranh cãi tại nước này.
Thượng viện Philippines đã quyết định đóng cửa tất cả các căn cứ Mỹ tại Philippines vào năm 1991, nhưng 7 năm sau đã phải phê chuẩn Hiệp định cho phép quân đội Mỹ tiến hành tập trận thường xuyên ở Philippines. Mới đây, vào năm 2014, Washington và Manila đã ký Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) mở rộng quyền cho quân đội Mỹ tiếp cận các cơ sở quân sự của Philippines.
http://vi.rfi.fr/20150415-my-manila//
Philippines hoan nghênh Mỹ trợ giúp an ninh Châu Á Thái Bình Dương
Tàu đổ bộ của Mỹ (AAV) trong cuộc tập trận chung CARAT, với Philippines, tháng 9/2014.Reuters
Tuyên bố của Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương sẵn sàng đối đầu với những đe dọa trong khu vực được Manila tán thưởng. Phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines xem đây là một trong những hành động cụ thể của đồng minh Hoa Kỳ trong bối cảnh chủ quyền biển đảo của Manila bị Bắc Kinh xâm lấn. Tin này được nhật báo The Philippines Star ngày hôm nay 06.04 tường thuật.
Theo nhật báo The Philippines Star ngày hôm nay 06.04, trong phát biểu trên đài phát thanh công cộng hôm thứ bảy 04.04, chủ tịch Văn phòng truyền thông báo chí Phủ tổng thống Philippines Herminio Coloma tuyên bố Hoa Kỳ là một trong những đồng minh luôn viện trợ cụ thể cho Philippines mỗi khi khẩn cấp. Ông nhắc đến nhiều trường hợp thiên tai trong quá khứ khi Philippines bị bão Haiyan và Yolanda…
Trả lời một câu hỏi liên quan đến sự kiện Trung Quốc xây dựng cơ sở trong vùng biển Tây của Philippines, ông Herminio Coloma nhấn mạnh đến nhu cầu một Bộ luật ứng xử, trói buộc để bảo vệ an ninh khu vực trước đe dọa của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh lập trường của Manila vẫn là ưu tiên cho giải pháp ngoại giao.
Nhật báo The Philippines Star nhắc lại quan điểm của Mỹ cũng tương tự với mối quan ngại của Philippines về tình hình căng thẳng tại biển Đông Nam Á.
Tuần trước, trong một cuộc hội thảo về an ninh quốc phòng ở Canberra, Úc, đô đốc Mỹ Harry Haris, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương cho biết Hạm đội 7 sẽ sẵn sàng đáp trả những mối đe dọa an ninh và ổn định trong vùng châu Á Thái Bình dương.
Những đe dọa đó, theo Đô đốc Harry Haris đến từ tham vọng đen tối của Trung Quốc xây dựng các bãi đá trong biển Đông thành những cơ sở vững chắc lâu dài… gây hấn với các nước láng giềng nhỏ yếu, lấn chiếm biển đảo bằng con đường 9 đoạn…một yêu sách không có cơ sở theo luật quốc tế.
Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái Bình dương xác định là ông không có ý lập « kế hoạch chiến tranh » chống một nước nào nhưng Hoa Kỳ muốn đóng vai trò bảo đảm cho khu vực cơ hội ổn định và an ninh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150406-philippines-hoan-nghenh-my-tro-giup-an-ninh-chau-a-thai-binh-duong/
Trả lời một câu hỏi liên quan đến sự kiện Trung Quốc xây dựng cơ sở trong vùng biển Tây của Philippines, ông Herminio Coloma nhấn mạnh đến nhu cầu một Bộ luật ứng xử, trói buộc để bảo vệ an ninh khu vực trước đe dọa của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh lập trường của Manila vẫn là ưu tiên cho giải pháp ngoại giao.
Nhật báo The Philippines Star nhắc lại quan điểm của Mỹ cũng tương tự với mối quan ngại của Philippines về tình hình căng thẳng tại biển Đông Nam Á.
Tuần trước, trong một cuộc hội thảo về an ninh quốc phòng ở Canberra, Úc, đô đốc Mỹ Harry Haris, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương cho biết Hạm đội 7 sẽ sẵn sàng đáp trả những mối đe dọa an ninh và ổn định trong vùng châu Á Thái Bình dương.
Những đe dọa đó, theo Đô đốc Harry Haris đến từ tham vọng đen tối của Trung Quốc xây dựng các bãi đá trong biển Đông thành những cơ sở vững chắc lâu dài… gây hấn với các nước láng giềng nhỏ yếu, lấn chiếm biển đảo bằng con đường 9 đoạn…một yêu sách không có cơ sở theo luật quốc tế.
Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái Bình dương xác định là ông không có ý lập « kế hoạch chiến tranh » chống một nước nào nhưng Hoa Kỳ muốn đóng vai trò bảo đảm cho khu vực cơ hội ổn định và an ninh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150406-philippines-hoan-nghenh-my-tro-giup-an-ninh-chau-a-thai-binh-duong/
Hải quân Philippines sẵn sàng cùng với ASEAN và Mỹ tuần tra Biển Đông
Philippines chiến hạm Mỹ USS John S. McCain (DDG 56) đến Subic Bay tham gia cuộc thao diễn CARAT (Cooperation Afloat Readiness and Training ) tháng 6/ 2014.U.S Navy photo by Mass Communication Specialist 1st Class Jay C.
Hải quân Philippines sẵn sàng tham gia các cuộc tuần tra hỗn hợp cùng với Hải quân các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ. Một lãnh đạo ngành Hải quân Philippines ngày 19/03/2015, đã có phản ứng như trên sau đề nghị hôm 17/03 của Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, theo đó các nước ASEAN nên thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tuần tra tại vùng Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Theo lời Phó Đô đốc Hải quân Philippines Jesus C. Millan, được báo chí Philippines trích dẫn, cho đến nay, chính quyền Manila luôn luôn hậu thuẫn cho các nỗ lực tuần tra hỗn hợp như trên. Trong phát biểu của mình, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ đã nhấn mạnh rằng nếu các nước ASEAN đi đầu trong việc thành lập lực lượng tuần tra hỗn hợp trên Biển Đông, thì Mỹ sẵn sàng hỗ trợ.
Đối với lãnh đạo Hải quân Philippines, Manila đã hỗ trợ các cuộc tuần tra hỗn hợp chống hải tặc, như ở eo biển Malacca, và công việc đó đã rất thành công. Trên cơ sở đó, Philippines sẵn sàng tham gia lực lượng tuần tra hỗn hợp nếu mục tiêu là « bảo vệ sự ổn định và quyền tự do lưu thông trên biển ».
Phó Đô đốc Millan cho rằng khuôn khổ các hoạt động tuần tra chung phải được các quốc gia có liên quan soạn thảo và ủng hộ vì điều này phải dựa trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên, nhân vật này cũng ghi nhận là về những khu vực đang tranh chấp tại Biển Đông, vấn đề còn tùy thuộc vào quan điểm của chính phủ Philippines, vì đây là vấn đề cần được nhiều ban bộ, cơ quan khác nhau giải quyết. Vùng có tranh chấp như ở Biển Đông có thể không được đưa vào phạm vi tuần tra hỗn hợp.
http://vi.rfi.fr/20150320-manila-bien-dong//
Đối với lãnh đạo Hải quân Philippines, Manila đã hỗ trợ các cuộc tuần tra hỗn hợp chống hải tặc, như ở eo biển Malacca, và công việc đó đã rất thành công. Trên cơ sở đó, Philippines sẵn sàng tham gia lực lượng tuần tra hỗn hợp nếu mục tiêu là « bảo vệ sự ổn định và quyền tự do lưu thông trên biển ».
Phó Đô đốc Millan cho rằng khuôn khổ các hoạt động tuần tra chung phải được các quốc gia có liên quan soạn thảo và ủng hộ vì điều này phải dựa trên nền tảng tin tưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên, nhân vật này cũng ghi nhận là về những khu vực đang tranh chấp tại Biển Đông, vấn đề còn tùy thuộc vào quan điểm của chính phủ Philippines, vì đây là vấn đề cần được nhiều ban bộ, cơ quan khác nhau giải quyết. Vùng có tranh chấp như ở Biển Đông có thể không được đưa vào phạm vi tuần tra hỗn hợp.
http://vi.rfi.fr/20150320-manila-bien-dong//
Geen opmerkingen:
Een reactie posten