Ấn Độ muốn đàm phán trực tiếp với Paris về việc mua tiêm kích Rafale.
RafaleREUTERS/Benoît Tessier
Tối qua, 14/04/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết việc mua thêm các thiết bị quân sự cần phải được tiến hành trong khuôn khổ đàm phán trực tiếp giữa hai chính phủ. Tuần trước, nhân chuyến công du Paris của thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 36 tiêm kích Rafale.
Giờ đây, nếu mua thêm máy bay của Pháp, chính quyền New Delhi muốn tiến hành đàm phán trực tiếp với Paris, bởi vì trong ba năm qua, các cuộc thương lượng với tập đoàn Dassault Aviation về hợp đồng mua 126 tiêm kích Rafale, trong đó có 108 chiếc sẽ được chế tạo Ấn Độ đã không tiến triển.
Như vậy, Ấn Độ từ bỏ ý định muốn có chuyển giao công nghệ để tự chế tạo máy bay trong tương lai.
Từ New Delhi, thông tín viên RFI Sébastien Farcis gửi về bài tường trình :
« Cách nay 8 năm, Ấn Độ đã cho đấu thầu hợp đồng này với hai mục đích : Đổi mới khoảng một phần năm tổng số máy bay của lực lượng không quân và làm chủ được công nghệ mũi nhọn này. Thế nhưng, theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, kết quả thật là tồi tệ. Các cuộc thương lượng bị xáo trộn và rơi vào vòng xoáy bế tắc.
Ấn Độ lại chậm chạp trong việc thiết lập một mạng lưới thầu để cung cấp các thiết bị và phụ tùng cho loại tiêm kích Rafale. Tập đoàn Dassault từ chối đứng ra bảo đảm cho các máy bay được sản xuất tại Bangalore và chính sự bất đồng này đã làm tăng thêm chi phí cho dự án, được ước tính lên tới 17 tỷ euro. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tỏ thái độ kiên quyết : Trong tương lai, việc mua thêm máy bay sẽ được tiến hành trong khuôn khổ đàm phán trực tiếp giữa hai chính phủ.
Theo ông Samir Patil, chuyên gia về quốc phòng thuộc trung tâm nghiên cứu Gateway House, giải pháp này chắc sẽ làm cho lực lượng không quân hài lòng. Ông nói : Việc chế tạo một chiếc máy bay hoàn thiện như tiêm kích Rafale đòi hỏi nhiều đầu tư lớn và điều này đã làm chậm lại toàn bộ tiến trình. Không quân Ấn Độ không chấp nhận sự chậm chạp này bởi vì số máy bay đã bị giảm rất nhiều. Do vậy, không quân gây áp lực để tăng thêm số máy bay trong tổng nhập khẩu thiết bị quân sự của Ấn Độ.
Những chiếc Rafale đầu tiên mà New Delhi đặt mua trong tuần trước, sẽ được giao cho không quân Ấn Độ trong hai năm tới. Nhưng 36 chiếc Rafale này sẽ không đủ đề bù đắp sự thiếu hụt của quân đội. Như vậy, sắp tới, Ấn Độ sẽ đặt mua thêm máy bay, hoặc của tập đoàn Dassault, hoặc của các đối thủ cạnh tranh khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150415-an-do-muon-dam-phan-truc-tiep-voi-paris-ve-viec-mua-tiem-kich-rafale/
Như vậy, Ấn Độ từ bỏ ý định muốn có chuyển giao công nghệ để tự chế tạo máy bay trong tương lai.
Từ New Delhi, thông tín viên RFI Sébastien Farcis gửi về bài tường trình :
« Cách nay 8 năm, Ấn Độ đã cho đấu thầu hợp đồng này với hai mục đích : Đổi mới khoảng một phần năm tổng số máy bay của lực lượng không quân và làm chủ được công nghệ mũi nhọn này. Thế nhưng, theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, kết quả thật là tồi tệ. Các cuộc thương lượng bị xáo trộn và rơi vào vòng xoáy bế tắc.
Ấn Độ lại chậm chạp trong việc thiết lập một mạng lưới thầu để cung cấp các thiết bị và phụ tùng cho loại tiêm kích Rafale. Tập đoàn Dassault từ chối đứng ra bảo đảm cho các máy bay được sản xuất tại Bangalore và chính sự bất đồng này đã làm tăng thêm chi phí cho dự án, được ước tính lên tới 17 tỷ euro. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tỏ thái độ kiên quyết : Trong tương lai, việc mua thêm máy bay sẽ được tiến hành trong khuôn khổ đàm phán trực tiếp giữa hai chính phủ.
Theo ông Samir Patil, chuyên gia về quốc phòng thuộc trung tâm nghiên cứu Gateway House, giải pháp này chắc sẽ làm cho lực lượng không quân hài lòng. Ông nói : Việc chế tạo một chiếc máy bay hoàn thiện như tiêm kích Rafale đòi hỏi nhiều đầu tư lớn và điều này đã làm chậm lại toàn bộ tiến trình. Không quân Ấn Độ không chấp nhận sự chậm chạp này bởi vì số máy bay đã bị giảm rất nhiều. Do vậy, không quân gây áp lực để tăng thêm số máy bay trong tổng nhập khẩu thiết bị quân sự của Ấn Độ.
Những chiếc Rafale đầu tiên mà New Delhi đặt mua trong tuần trước, sẽ được giao cho không quân Ấn Độ trong hai năm tới. Nhưng 36 chiếc Rafale này sẽ không đủ đề bù đắp sự thiếu hụt của quân đội. Như vậy, sắp tới, Ấn Độ sẽ đặt mua thêm máy bay, hoặc của tập đoàn Dassault, hoặc của các đối thủ cạnh tranh khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150415-an-do-muon-dam-phan-truc-tiep-voi-paris-ve-viec-mua-tiem-kich-rafale/
Ấn Độ mua 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp
Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi và Tổng thống Pháp François Hollande trong buổi dạ tiệc tại điện Elysée ngày 10/04/2015.REUTERS/Yoan Valat/Pool
Chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Pháp đã kết thúc một cách bất ngờ với một thỏa thuận về hợp đồng bán 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp cho Ấn Độ. Thông tin nói trên đã được đích thân Thủ tướng Modi thông báo trong cuộc họp báo chung với Tổng thống François Hollande ngày 10/04/2015 sau cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo Pháp Ấn. Hợp đồng được thẩm định trị giá gần 4 tỷ euro.
Trả lời hãng tin AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết là 36 chiếc Rafale bán cho Ấn Độ sẽ được sản xuất tại Pháp. Ông nói thêm rằng hai nước sẽ tiếp tục đàm phán về hợp đồng bán tổng cộng 126 chiến đấu cơ Rafale, trong đó có 108 chiếc sản xuất ở Ấn Độ.
Paris và New Dehli đã đàm phán hợp đồng này từ năm 2012, nhưng cho tới nay vẫn bất đồng về trị giá tổng cộng của các chiến đấu cơ trong khuôn khổ một hế hoạch chuyển giao công nghệ. Ban đầu được thẩm định là 12 tỷ euro, trị giá tổng cộng nay được ước lượng lên đến gần 20 tỷ euro, vì chi phí sản xuất 108 chiếc Rafale ở Ấn Độ cao hơn chi phí của các máy bay lắp ráp ở Pháp.
Khi lên nắm quyền vào năm 2014, Thủ tướng Modi đã muốn thoát khỏi bế tắc này bằng cách đặt mua thẳng chiến đấu cơ của Pháp để nhanh chóng hiện đại hóa không quân Ấn Độ, mà cho tới nay chỉ được trang bị những chiến đấu cơ Nga Mig-21 và Mig-27 cũ kỹ . Bản tuyên bố chung Pháp-Ấn cho biết là chính phủ New Delhi mong muốn tiếp nhận 36 chiếc Rafale càng sớm càng tốt do « nhu cầu tác chiến thiết yếu » của không quân Ấn Độ.
Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Pakistan, cũng như với Trung Quốc, Ấn Độ, một trong những nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, đã tiến hành một chương trình quy mô nhằm hiện đại hóa hệ thống phòng thủ, mua thêm nhiều chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm, tên lửa, trị giá tổng cộng 100 tỷ đôla.
Đối với tập đoàn Dassault của Pháp, hợp đồng bán 36 chiếc Rafale cho Ấn Độ có thể mở đường cho nhiều hợp đồng kế tiếp. Hiện giờ có ít nhất ba khách hàng tiềm tàng, đó là Qatar, hiện đang đàm phán mua 36 chiếc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, đang muốn thay thế 60 chiến đấu cơ Mirage 2000-9 và Malaysia, cũng muốn mua 16 chiếc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150411-an-do-rafale-phap/
Paris và New Dehli đã đàm phán hợp đồng này từ năm 2012, nhưng cho tới nay vẫn bất đồng về trị giá tổng cộng của các chiến đấu cơ trong khuôn khổ một hế hoạch chuyển giao công nghệ. Ban đầu được thẩm định là 12 tỷ euro, trị giá tổng cộng nay được ước lượng lên đến gần 20 tỷ euro, vì chi phí sản xuất 108 chiếc Rafale ở Ấn Độ cao hơn chi phí của các máy bay lắp ráp ở Pháp.
Khi lên nắm quyền vào năm 2014, Thủ tướng Modi đã muốn thoát khỏi bế tắc này bằng cách đặt mua thẳng chiến đấu cơ của Pháp để nhanh chóng hiện đại hóa không quân Ấn Độ, mà cho tới nay chỉ được trang bị những chiến đấu cơ Nga Mig-21 và Mig-27 cũ kỹ . Bản tuyên bố chung Pháp-Ấn cho biết là chính phủ New Delhi mong muốn tiếp nhận 36 chiếc Rafale càng sớm càng tốt do « nhu cầu tác chiến thiết yếu » của không quân Ấn Độ.
Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Pakistan, cũng như với Trung Quốc, Ấn Độ, một trong những nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, đã tiến hành một chương trình quy mô nhằm hiện đại hóa hệ thống phòng thủ, mua thêm nhiều chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm, tên lửa, trị giá tổng cộng 100 tỷ đôla.
Đối với tập đoàn Dassault của Pháp, hợp đồng bán 36 chiếc Rafale cho Ấn Độ có thể mở đường cho nhiều hợp đồng kế tiếp. Hiện giờ có ít nhất ba khách hàng tiềm tàng, đó là Qatar, hiện đang đàm phán mua 36 chiếc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, đang muốn thay thế 60 chiến đấu cơ Mirage 2000-9 và Malaysia, cũng muốn mua 16 chiếc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150411-an-do-rafale-phap/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten