woensdag 1 april 2015

8 hòn đảo nhân tạo ấn tượng trên thế giới

Chủ nhật, 1/2/2015 | 13:33 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

8 hòn đảo nhân tạo ấn tượng trên thế giới

Đảo Spiral Island bằng vỏ chai hay đảo 1 tỷ USD của riêng đội bóng Real Madrid là những điểm đến thú vị được làm từ bàn tay con người mà ai cũng muốn tận mắt chiêm ngưỡng một lần trong đời.
Umi Hotaru, Nhật Bản
Umi Hotaru có nghĩa Biển đom đóm, là hòn đảo nhân tạo được sử dụng làm nơi nghỉ chân tại công trình đường ngầm xuyên biển qua vịnh Tokyo nối Kawasaki, Kanagawa với Kisarazu, Chiba. Buổi tối tại Umi Hotaru, du khách được chiêm ngưỡng toàn bộ ánh sáng lấp lánh từ thành phố Tokyo. Nơi đây cũng có nhiều nhà hàng, quán xá, cửa hàng lưu niệm lớn... phục vụ mọi nhu cầu của du khách.
 
Spiral Island, Mexico
Sipral Island là tên của một hòn đảo nổi nhân tạo được dựng tại Mexico bởi nhà nghệ thuật người Anh Richart Reishee Sowa. Hòn đảo được làm chủ yếu từ hơn 250.000 vỏ chai nhựa, gỗ dán và tre, có 2 tầng. Tuy nhiên, nơi này đã bị bão phá hủy vào năm 2005. Từ 2007, Richart lại tiếp tục dựng một hòn đảo mới to và quy hoạch hơn và đã được đưa vào làm du lịch.
 
Mexcaltitan, Mexico
Mexcaltitan là một thành phố đảo nằm ngoài khơi bờ biển thuộc tiểu bang Mexico của Nayarit. Hòn đảo nhân tạo có hình chữ X nằm trong một vòng tròn với đường kính chỉ khoảng 396m và là nơi sinh sống của hơn 800 người. Hiện nơi đây trở thành điểm thu hút khách du lịch lớn và được chỉ định vào "Chương trình Ngôi làng huyền diệu" theo quyết định của chính phủ liên bang.
 
The World Islands, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất
Dự án "Đảo Thế giới" là một quần thể gồm khoảng 300 hòn đào nhân tạo được xây dựng với hình dạng của một bản đồ thế giới, bao phủ diện tích khoảng 55km2 và nằm ngoài khơi cách bờ biển Dubai chừng 6km. Hòn đảo sang trọng có tên "Câu lạc bộ biển Hoàng Gia" là nơi đầu tiên của dự án mở cửa cho du khách tham quan.
 
Khazar Islands, Azerbaijan
Quần đảo kỳ diệu này còn có tên gọi khác là Đảo Caspian, bao gồm 41 hòn đảo nhân tạo, trải dài trên bờ biển Caspian và nằm cách Baku, Azerbaijan chỉ 25 km. Dự kiến nơi đây có thể chứa được một triệu dân, bao gồm 150 trường học, 50 bệnh viện, hàng trăm công viên và khu mua sắm, trung tâm văn hóa, đường đua Công thức 1 chất lượng cao và Tháp Azerbaijan. Dự kiến chi phí để xây dựng lên tới 100 tỷ USD.
 
No Man’s Land Fort, Anh
Pháo đài No man’s Land này nằm lênh đênh ở ngoài khơi bờ biển nước Anh và trông như thể nó cấm bất cứ sự xâm nhập nào từ bên ngoài với tòa tháp cao chót vót bằng granite và tường thép bao quanh. Pháo đài biển từ thời Victoria này vốn được xây dựng để chống lại các cuộc tấn công của hải quân Pháp nhưng giờ đây trở thành khách sạn sang trọng nổi tiếng  với 21 phòng, 2 sân đỗ trực thăng và một hồ bơi nước nóng.
 
Orso Island, Áo
Hòn đảo được xây dựng như một du thuyền khổng lồ và kèm theo 2 động cơ diesel, cho phép chủ nhân có thể di chuyển bất cứ đâu họ muốn. Trên đảo có 6 phòng ngủ lớn, trải dài khắp 3 tầng, rộng tới 1.000 m2 và có 4 sân tennis. Giá một hòn đảo này là khoảng 6,5 triệu USD và nó đang dần trở thành sở thích cao cấp của giới siêu giàu.
 
Real Madrid Island, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất
Từ năm 2012, đội bóng Real Madrid đã có kế hoạch xây dựng một nơi nghỉ dưỡng xa hoa trị giá một tỷ USD tại các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, trên diện tích 430.000 m2. Khu nghỉ dưỡng nhân tạo nổi này sẽ bao gồm 2 khách sạn cao tầng, các biệt thự sang trọng, một sân vận động nằm bên bãi biển với sức chứa 10.000 người, một bến du thuyền và bảo tàng hiện đại trưng bày lịch sử phát triển của đội bóng. Nơi đây dự kiến mở cửa vào năm 2015.
 
Diệp Thảo

http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/8-hon-dao-nhan-tao-an-tuong-tren-the-gioi-3139153.html

Chủ nhật, 10/8/2014 | 02:08 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên Facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

Hòn đảo kết bằng lau sậy ở Peru

Đến Peru và tham quan hồ nước cao nhất thế giới – Titicaca, du khách không thể bỏ qua việc khám phá cuộc sống một tộc người cổ trên những hòn đảo nổi được làm bằng lau sậy. 
Người Uro có nguồn gốc trước thời Inca, bao gồm ba nhóm người là Uru-Chipayas, Uru-Muratos và Uru-Iruito. Họ sinh sống thành những gia đình tại hơn 40 hòn đảo nổi do chính mình tạo nên trên hồ Titicaca. Đây là hồ nước cao nhất thế giới có thể đi thuyền được, tọa lạc trên đỉnh Altiplano, thuộc dãy núi Andes trên biên giới của hai nước Peru và Bolivia.
Các nhà khoa học cho rằng nơi định cư đầu tiên của họ là bờ hồ Titicaca thuộc lãnh thổ Bolivia nhưng ngôi làng nổi của người Uro đã di chuyển dần về phía thành phố Puno, Peru.
Floating-Man-Made-Islands-on-Lake-Titica
Hòn đảo nổi và những ngôi nhà làm bằng lau sậy trên hồ Titicaca. Ảnh: Flickr cubamagica.
Xưa kia những hòn đảo nổi của người Uro không nằm gần bờ của Puno như ngày nay. Họ đã mở rộng cộng đồng sinh sống ra nhiều phía của vịnh Puno. Tuy nhiên mực nước của hồ Titicaca ở vịnh quá thấp nên họ bắt buộc tiến vào gần bờ hơn, phía đảo Estevez. Một nhóm khác di chuyển tới sông Huili, một trong những nguồn nước của hồ Titicaca, để đảm bảo độ sâu dưới bề mặt đảo nổi là 15m.
Bằng vật liệu tự nhiên là những cây totoras, người Uro đã tự xây dựng cho mình những hòn đảo nhân tạo ở khu vực hồ ven thành phố Puno, phía nam Peru. Loài cây totoras này khi bị phân hủy sẽ tạo ra khí, nhưng không thoát ra được và dần dần những khố rễ chứa khí này tập trung lại hình thành một hòn đảo nổi. Trải qua thời gian, dân làng còn đan thêm lau sậy vào đám rễ để làm dày và chắc chắn hơn cho bề mặt đảo, tránh các đảo nổi bị tan rã. Có rất nhiều ngôi nhà lau sậy được xây dựng trên đảo, người Uro cần phải đan đệm thêm 2 tuần một lần để có thể chống chịu với sóng hồ.
Peru-kampits-4447-1407468089.jpg
Những chiếc thảm thêu tay sặc sỡ của người Uro. Ảnh: Flickr kampits.
Mặc dù vẫn bảo tồn và sinh sống bằng những hoạt động truyền thống thô sơ như đánh bắt cá, chim hoang dã, làm đồ thủ công… nhưng người Uro nay đã biết kết hợp làm các dịch vụ du lịch. Những hòn đảo nổi trên hồ Titicaca dần trở thành một điểm đến hấp dẫn và độc đáo cho du khách trong và ngoài nước.
Người Uro giới thiệu với du khách những ngôi nhà, sản phẩm thủ công nhiều màu sắc và hát các giai điệu dân ca của họ. Du khách được chở đi bằng những con thuyền làm bằng lau sậy mà người Uro gọi là “Balsa de Totora”. Bên cạnh đó họ cũng sử dụng một số vật dụng hiện đại như lắp động cơ cho thuyền, dùng pin mặt trời để có nguồn điện chạy các loại tivi, radio…
Ngày nay du lịch trên các đảo nổi của người Uro thường có trong các tour một ngày tham quan đảo Taquile, hoặc hai ngày đi đảo Amantani và Taquile. Hai đảo này hứa hẹn trở thành các điểm hấp dẫn khách nhất khi đến hồ Titicaca. Chỉ mất 12 phút đi thuyền từ thành phố Puno là có thể du ngoạn các hòn đảo nổi độc đáo này. Người Uro luôn cởi mở, thân thiện chào đón khách đến thăm và hiển nhiên du lịch đã trở thành một phần đời sống của họ.
Hương Chi

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/hon-dao-ket-bang-lau-say-o-peru-3028345.html

Thứ bảy, 9/8/2014 | 08:09 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên Facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

Ngôi làng nổi độc đáo trên hồ Titicaca ở Peru

gfhgfhg.jpg
Nhờ sự sáng tạo của người Uro mà từ cây cỏ đã hình thành cả một ngôi làng.
Floating-Man-Made-Islands-on-Lake-Titica
Cuộc sống thanh bình trên sóng nước Titicaca.
Peru-cubamagica-8921-1407468088.jpg
Hòn đảo nổi và những ngôi nhà làm bằng lau sậy trên hồ Titicaca. Ảnh: Flickr cubamagica.
Floating-Man-Made-Islands-on-Lake-Titica
Hòn đảo nổi độc đáo trên hồ Titicaca.
Uros2.jpg
Trẻ em tộc người Uro.
Uros3.jpg
Phụ nữ Uro chuẩn bị bữa ăn.
(Ảnh: Prafulla)

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/hon-dao-ket-bang-lau-say-o-peru-3028345-p2.html

Thứ sáu, 15/11/2013 | 10:06 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên Facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

Làng nổi Kampong Ayer ở Brunei

Không giống hình dung về những khu nhà trên mặt nước lụp xụp như ổ chuột, Kampong Ayer sạch sẽ, có những khoảng sân rộng và lối đi chung được trồng rất nhiều hoa và cây cảnh.
Đứng trên phố sá ngắm thánh đường tráng lệ được dát vàng khắp chốn và những chiếc xe bóng nhoáng vun vút lao qua; nhìn xuống dòng sông mênh mang nước lúp xúp những ngôi nhà nổi như những “khu ổ chuột”, thật dễ để liên tưởng đến đối cảnh “sang - hèn” ở Vương quốc Brunei nổi tiếng giàu có và xa hoa. Nhưng dĩ nhiên không phải vậy!
Từ một thánh đường Hồi giáo lộng lẫy, chỉ bước qua chiếc cầu bê tông hẹp là đã đặt chân vào thế giới khác - một thế giới nổi trải dài trên sông Brunei có tên gọi Kampong Ayer - nghĩa là “Làng Nước”. Kampong Ayer hiện là làng nổi lớn nhất trên thế giới, có khoảng 30 nghìn cư dân sinh sống trong hơn 40 làng với những ngôi nhà cách mặt nước chừng 2 m. 
du-lich-kampung-ayer-du-lich-v-9749-4279
Làng nổi lớn nhất trên thế giới này được xem là biểu tượng của lịch sử, văn hóa và sự phát triển của đất nước Brunei.
Kampong Ayer cho ta cảm giác vừa lạ vừa quen. Quen bởi như ta đang xuôi qua những xóm ấp vùng sông nước Cà Mau. Còn lạ bởi mặt tiền những ngôi nhà ở làng nổi Kampong Ayer không bung ra đường sông - nơi lưu thông của các phương tiện thủy hoặc nơi người dân chật vật bám lấy sông mà sống với những hàng quán, bán - mua như ở ta…
Đó là do cư dân làng nổi được nhà nước “chăm bẵm” khá tốt nhờ vào nguồn thu lớn từ dầu lửa. Mặt khác, họ còn được hưởng nhiều dịch vụ miễn phí từ nhà nước như giáo dục, y tế, người già được hưởng trợ cấp. Làng được chu cấp đầy đủ với cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, thánh đường…Vậy nên dân làng nổi sống khá thong dong, rất nhiều người trong làng hàng ngày vào đất liền làm việc trong các công sở.
290-lang-noi-kampong-ayer-05-7000-138442
Những chiếc taxi nước rất phổ biến ở làng nổi Kampong Ayer.
Khác với vẻ bề ngoài của làng có phần lụp xụp như những “khu ổ chuột”, không gian bên trong làng lại rất… xịn, mọi nhà đều đầy đủ tiện nghi hiện đại. Từng ngôi nhà ở Kampong Ayer có sự gắn kết, nối liền với nhau bằng hệ thống đường bộ được nhà nước Brunei làm bằng một loại gỗ đặc biệt trên đảo Borneo.
Mặt tiền từng ngôi nhà hướng ra con đường gỗ trông mảnh mai nhưng vững chãi và sạch sẽ. Tuy sống trên sông nước nhưng hầu như gia đình nào cũng có ôtô và họ để ở bãi xe gần nhất trên đất liền. Phía sau mỗi căn nhà đều có bến thuyền, hàng ngày họ đón “taxi nước” (loại thuyền gắn máy) vào bờ và lấy xe đi làm. Nghe nói có đến hàng trăm chiếc “taxi nước” hoạt động liên tục phục vụ việc di chuyển của cư dân làng nổi, trong khi trên đất liền số taxi chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Cảnh sống dân dã nhưng cũng rất lãng mạn với những khoảng sân rộng và lối đi chung được trồng rất nhiều hoa và cây cảnh. Cư dân làng nổi rất chú trọng trang trí cho ngôi nhà của mình. Bởi thế mà chúng tôi đã nhầm bước vào một ngôi nhà mang phong cách “black & white” với nhiều phòng và phòng nào từ trang trí đến vật dụng của gia chủ cũng chỉ hai màu trắng - đen. Rồi điềm nhiên ngồi lên salon phòng khách được bài trí như nhà hàng và gọi đồ uống. Dĩ nhiên, những chủ nhân “biệt thự nổi” tươi cười giải thích về cái sự nhầm của những vị khách lạ.
old-lady-on-walkway-kampong-ay-6861-2916
Một góc làng nổi Kampong Ayer.
Trong Bảo tàng Công nghệ Brunei chiếm một diện tích lớn trưng bày và mô phỏng ký ức sống của dân làng nổi. Với bề dày lịch sử hơn 1.300 năm mà khởi dựng chỉ là những nhóm người nhỏ - cũng là những cư dân đầu tiên của Vương quốc Brunei - sống rải rác trên đảo Borneo, đến sự phát triển độc đáo và bản sắc như ngày nay, Kampong Ayer là niềm yêu quý và đầy tự hào của người dân Brunei. Dù giờ đây, chỉ còn chừng 1% dân số làng làm nghề đánh bắt, con cháu của làng nổi nhiều người khá giả, nhưng họ luôn yêu làng như máu thịt của mình và không muốn rời lên đất liền với bao tiện lợi, trong đó có cả những gia đình thuộc dòng dõi hoàng tộc.
Yêu Kampong Ayer nên từ những thần dân cho đến Quốc vương đều chăm chút để làng nổi này luôn giữ được vẻ độc đáo, là biểu tượng của lịch sử và văn hóa Brunei. Đó cũng là cách bảo vệ “di sản sống” quý báu của Brunei, để dù bất cứ ai đặt chân đến đất nước này cũng đều không thể bỏ qua Kampong Ayer.
Theo VOV

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-chan/lang-noi-kampong-ayer-o-brunei-2910432.html

Thứ năm, 21/11/2013 | 08:18 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên Facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print

Chợ nổi tại Thái Lan

Khách du lịch hầu như ai đến Thái Lan đều muốn ghé một lần qua chợ Damnoen Saduak, nằm cách Bangkok khoảng tiếng rưỡi đi ôtô.
Ưu tiên hàng đầu của Damnoen Saduak, một trong những chợ nổi lâu đời nhất tại Thái Lan là phục vụ khách du lịch, việc buôn bán của người dân chủ yếu diễn ra từ 6h với những nông sản và các vật phẩm thiết yếu hàng ngày. Quãng 8h là thời gian dành cho những gian hàng phục vụ cho khách du lịch đến tham quan. Bạn có thể ngồi thuyền đi dọc con sông hay đi bộ bên hai bờ để ngắm nhìn cảnh nhộn nhịp dưới sông tùy theo ý thích.
Để đến với chợ nổi từ thành phố Bangkok có nhiều cách. Thông thường, mọi người sẽ kiếm tour tại chính khách sạn nơi mình ở hoặc các đại lý du lịch quanh khu nghỉ. Giá vé tour đã bao gồm vé thuyền trên sông. Nếu tự tin với khả năng tiếng Anh của mình, bạn có thể tự ra bến xe thành phố, hỏi người dân tuyến xe buýt đi chợ nổi Dumnoen Saduak thuộc tỉnh Ratchaburi, cách Bangkok 100 km.
DamnoenSaduak-7010-1384921158.jpg
Chợ nổi Damnoen Saduak lúc nào cũng đầy ắp cây trái tươi ngon.
Hằng hà sa số các loại hoa quả nhiệt đới tươi rói, màu sắc bắt mắt ngon lành khiến bạn không thể không gọi với sang mua lấy vài cân ăn ngay. Trái ổi xanh mướt, trái xoài vàng ươm được sắt nhỏ ăn kèm với xôi trắng, roi chín đỏ ngọt mát, dừa nguyên trái, có những loại đã được gọt sẵn sạch sẽ. Ngoài hoa quả, các con thuyền bập bềnh neo đậu hai bên sông còn bán đủ thứ hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ dừa, những bức phù điêu mang đậm màu sắc dân tộc, ngay cả chiếc túi cói, đôi dép hay chiếc mũ ở đây cũng rất đặc biệt. Thi thoảng bắt gặp một vài ghe thuyền bán hoa lan, hoa súng.
Những con thuyền nhỏ và thuôn dài ăm ắp hàng hóa cùng ghe du lịch ngược xuôi khiến con kênh gần như tắc nghẽn. Người ta có thể mua đủ thứ hàng hóa từ trên bờ và phía dưới thuyền chỉ bằng một cái sào đưa lên nhận tiền và chuyển thứ hàng cần mua cho khách. Những tay chèo khéo léo điều khiển con thuyền luồn lách qua nhau nhanh chóng. Chỉ trong một quãng kênh ngắn ngủi, nhưng việc thông thương buôn bán diễn ra vô cùng sôi động và nhộn nhịp.
4-damnoensaduak-floating-marke-5448-1111
Chợ nổi hấp dẫn du khách bởi những sản vật địa phương hấp dẫn.
Trên hai bờ kênh cũng là chợ, náo nhiệt và tấp nập đủ sắc, đủ mùi với những gian hàng bán gia vị và hương liệu. Tại đây, bạn có thể mua từ hành, tỏi, ớt, gừng, lạc, vừng… cho đến quế, hồi, hoa hòe, thảo quả… Hương liệu được gói bọc đẹp đẽ trong những túi nylon nhỏ với giá cả phải chăng.
Chợ nổi Thái Lan có rất đông khách nước ngoài háo hức đến tìm hiểu và thích thú khi đi thêm vài vòng qua những làng nổi ven sông. Khi con thuyền bập bềnh thoát hẳn con kênh nhỏ để nhập vào con sông lớn và len lỏi qua những ngôi làng xinh xắn hai bên sông, phong cảnh hiện ra thật thanh bình. Nhà nào cũng nở hoa rực rỡ. Những bồn hoa được đặt bên các bậu cửa, treo lúc lỉu ngay trên chân cầu lên nhà hay nở rộ trên nắp hòm thư. Người dân sinh hoạt và làm mọi việc từ nước sông, ngoại trừ việc nấu ăn. Những ngôi nhà đều khang trang và đầy đủ tiện nghi. Du lịch đã góp phần nuôi sống và làm giàu cho nhiều hộ gia đình.
damnoen-saduak-market-bkk-6931-138492115
Các vị khách nước ngoài không ngại nếm thử món ăn được bán ngay trên các ghe thuyền.
Yutaka

http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/bangkok/cho-noi-tai-thai-lan-2912848.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten