Chuyện bốc mộ tù cải tạo ở miền Bắc
Trong loạt bài ký ức 40 năm, Thanh Trúc thuật lại trình tự câu chuyện bốc mộ tù cải tạo ở miền Bắc như sau:
Trộm hài cốt mang về trong Nam
Đó là những nghĩa trang chôn tù tập trung là quân nhân miền Nam chết trong thời gian đi cải tạo, địa điểm là những vùng xa xôi hiểm trở như Làng Đá, Đồi Cây Khế, Kiên Thành, Dõng Hóc…Đến thập niên 80 khi sự đi lại trong nước tương đối dễ dàng hơn, thân nhân trong Nam tìm cách ra tận nơi, thuê mướn người địa phương đào mộ lúc đêm rồi trộm hài cốt mang về trong Nam. Đó là lý do nhiều gia đình đã bốc lộn hài cốt người khác.
Lúc đó bốc đâu mười mấy cái, tạm bợ lấy cái quách rồi chuyển sang cái đồi bên kia, cứ đánh số thứ tự rồi chờ thử DNA. Mộ nhà tôi đánh số 21, may là nhờ thử DNA chứ không thì cũng không biết có phải hay không.Năm 2010 tại Hoa Kỳ, tổ chức VAF Sáng Hội Việt Mỹ, do cựu quân nhân Nguyễn Đạc Thành sáng lập, loan báo chương trình bốc mộ tù cải tạo Làng Đá:
-Bà Nhung
“Năm 2007 chúng tôi về Việt Nam, được sự chấp thuận của thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Phú Bình và được đi tìm mộ tù cải tạo. Và 2010 do chính quyền địa phương làm khu du lịch Thác Bà để phát triển kinh tế cho xã Cẩm Nhân, phải mở con đường cho nên sẽ giải tỏa khu mộ Làng Đá nằm sát hồ Thác Bà chừng hai chục thước mà thôi. Đó là lý do mà chúng tôi xin được cải táng khu mộ Làng Đá.
Chúng tôi cũng đã hướng dẫn một số gia đình bốc mộ ở Đồi Cây Khế, ở xã Kiên Thành, ở Dõng Hóc và một số nơi khác nữa ở Sơn La. Sau đó chúng tôi lại dẫn một số gia đình anh em tù cải tạo đi bốc mộ ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh. Đã có 225 hài cốt về với gia đình, trong đó 80 hài cốt của anh em tử sĩ mất tích trong chiến tranh được đưa vào Chùa Nghệ Sĩ để thờ. Số còn lại thân nhân đưa về cải táng ở gia đình.”
Một thành viên của VAF ở California, ông Nguyễn Quang, cựu tù chính trị 13 năm qua các trại lao động ngoài Bắc từ trại 1 đến trại 7 tình Yên Bái, từ trại Đầm Đùn ở Thanh Hóa đến trại Z30D ở Hàm Tân trong Nam, cho biết:
“Tù nhân chính trị chết thứ nhất là thiếu ăn, thứ hai là bệnh tật thiếu thuốc, thứ ba là quá nản chí mà nhiều người tự sát chết. Khi đồng đội nằm xuống thì chúng tôi có hứa sẽ đưa họ về miền Nam. Trong thời gian ra tù và khi được đi định cư tại Mỹ, chúng tôi mới có đủ sức khỏe và điều kiện để tham gia vào chương trình đi lấy hài cốt do ông Nguyễn Đạc Thành hướng dẫn. Trước đây gọi là tổng hội HO, sau này đổi thành Vietmanese American Foundation. Năm 2010 chúng tôi bắt đầu đi.
Chúng tôi đã tìm kiếm khoảng trên 500 ngôi mộ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Những ngôi mộ đó chôn rất đơn sơ. Những trại có điều kiện thì người ta cho những tấm ván để chôn, có những trại bó bằng áo quần hoặc bó bằng vạt tre. Chẻ tre chẻ nứa ra, bện lại thành tấm sáo rồi bó lại chôn, thế thôi.
Khi tù nhân đi chôn tù nhân thì chúng tôi có làm mộ bia, một là bằng đá, hai là bằng ván rồi viết tên. Có điều kiện thì kiếm những cái chai nhỏ như chai Penicillin hay Streptomicin mà có nắp cao su đậy ở trên, viết tên vào giấy bỏ vào trong cái chai đó và liệm chung. Thành thử khi đào lên thì nhận diện được tên họ và quê quán rất dễ dàng. Khi biết được tên, quê quán thì chúng tôi đăng báo. Trường hợp gia đình muốn lấy hài cốt thì phối hợp đi theo chúng tôi ra địa phương đó để xin giấy phép cho họ bốc mộ về trong miền Nam. Cũng có một số bốc được mộ nhưng làm DNA không được là vì nó mục nát cả rồi, thành thử chính quyền địa phương không cho mang về Nam.”
Đường đi thì rất khó khăn, từ Yên Bái vượt qua hồ Thác Bà rồi đi vô, không thì phải vòng xuống tỉnh Lai Châu rồi đi vô. Đường xấu và hẹp, đi từ sáng đến chiều, ở lại nhà dân đến sáng hôm sau mới xác định vị trí nhờ cái sơ đồ mà chính quyền địa phương đưa cho.Cũng từ California, bà Nhung, vợ cố đại úy Lương Văn Hòa, cho biết sau ngày 30 tháng Tư 75 chồng bà được lệnh trình diện tại Cần Thơ. Đến 1978 bà nhận được giấy báo tử:
-Ông Huỳnh Khương Ân
“Chưa thăm nuôi thì ông đã mất, nhận giấy báo tử mới biết mất ở ngoài Bắc, họ để là huyện Cẩm Nhân, Hoàng Liên Sơn.”
Năm 2010, bà Nhung đọc báo, biết việc làm của VAF nên liên lạc và nhở tổ chức này giúp tìm kiếm hài cốt người chồng xấu số:
“Hồi 2010 thì tôi về tới Sài Gòn, gặp ông Nguyễn Đạc Thành, ổng lo giấy tờ này kia sẵn sàng mới mua vé ra Hà Nội. Ở đó mới xin phép giấy tờ rồi mới đi ra ngoài Yên Bái, ra ngoài xã Cẩm Nhân. Ở đó một tuần được giấy phép rồi mới được bốc.
Lên cũng chẳng biết mộ ai với mộ ai thì cũng trăm sự nhờ ông Nguyễn Đạc Thành. Lúc đó bốc đâu mười mấy cái, tạm bợ lấy cái quách rồi chuyển sang cái đồi bên kia, cứ đánh số thứ tự rồi chờ thử DNA. Mộ nhà tôi đánh số 21, may là nhờ thử DNA chứ không thì cũng không biết có phải hay không. Chi phí thì hội của ông Nguyễn Đạc Thành lo phần giấy tờ bên đó, còn chi phí máy bay thì mình lo. Ông không có lấy của mình đồng bạc nào.”
Phải hai năm sau, kết quả thử nghiệm DNA xác nhận đó là hài cốt của cố đại úy Lương Văn Hòa, bà Nhung trở về và được người của VAF hướng dẫn ra Bắc làm thủ tục bốc hài cốt về Nam để hỏa táng. Hiện tro cốt người chết được ký gởi trong một ngôi chùa ở Hóc Môn.
Công việc nhiêu khê, phức tạp
Đi tìm kiếm để bốc mộ người thân chết trong trại cải tạo ngoài miền Bắc là một công việc nhiêu khê, phức tạp, chưa kể đến tâm trạng buồn bã của nó. Từ Việt Nam, ông Huỳnh Khương Ân, con rể cố thiếu tá Trần Đình Năm, thuật lại chi tiết:“Ba vợ tôi đi tập trung cải tạo ở Biên Hòa, cuối hè 76 thì ông được chuyển ra Bắc ở trại tập trung ở Hoàng Liên Sơn.”
Năm 1977 thiếu ta Trần Đình Năm mất nhưng đến năm 1978 gia đình mới nhận được giấy báo tử:
“Nhờ ông Nguyễn Đạc Thành tìm ra vị trí ở đó, Làng Đá, huyện Cẩm Nhân, tỉnh Yên Bái. Biết được vị trí ở đâu để mà đi ra cũng là một cái khó khăn rồi. Tôi cầm tờ giấy mà tôi cũng không mường tượng là nó ở vị trí nào ở ngoài Bắc, thì nhờ ông Nguyễn Đạc Thành và cái hội ở bên Mỹ liên lạc hẹn cùng nhau đi.
Đường đi thì rất khó khăn, từ Yên Bái vượt qua hồ Thác Bà rồi đi vô, không thì phải vòng xuống tỉnh Lai Châu rồi đi vô. Đường xấu và hẹp, đi từ sáng đến chiều, ở lại nhà dân đến sáng hôm sau mới xác định vị trí nhờ cái sơ đồ mà chính quyền địa phương đưa cho.
Lúc đào xuống thì không gặp, phải đào từng hố từng hố rồi dịch chuyển dần dần thì mới tìm được một số hài cốt. Trong đoàn có một chuyên viên khảo cổ tên là Julie Martin giúp để xác định xương nào có thể lấy được mẫu hầu có thể thử DNA tốt nhất. Sau đó nhờ một bệnh viện ở Texas giúp xác định miễn phí DNA cho tổ chức của chú Thành, qua đó mới xác định đó là hài cốt của ba vợ tôi.”
Hai năm sau, ông Huỳnh Khương Ân ra Yên Bái đưa hài cốt nhạc phụ về để hỏa táng, tiếp đó đưa vào một ngôi chùa ở Đồng Nai để tiện việc hương khói:
“Tôi muốn có một cơ hội để gởi lời cám ơn đến tổ chức thiện nguyện của ông Nguyễn Đạc Thành cùng những thân hữu ở Mỹ cũng như ở Úc đã hỗ trợ cho chúng tôi về mặt tài chính để mà trang trải tất cả chi phí cần có để mang hài cốt người thân của chúng tôi ngoài đó về.
Thứ hai nữa là cũng cảm ơn đại sứ quán, lãnh sự quán Hoa kỳ ở Việt Nam, cảm ơn chính quyền Việt Nam để chúng tôi có thể mang hài cốt về nơi ba vợ tôi đã sinh sống.”
Trong lúc việc bốc mộ tù cải tạo, được coi là giai đoạn một, tạm ngưng để bước vào giai đoạn hai mà VAF Sáng Hội Việt Mỹ đang cố gắng thực hiện là trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đây là một nghĩa trang lớn ở Bình Dương với 16.000 mộ binh sĩ miền Nam chết trong chiến tranh, sau 1975 đổi tên thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An.
Tính đến lúc này, 1.402 ngôi mộ đã được tôn tạo lại theo một mẫu giống nhau. Nỗ lực trong những ngày tới của VAF Sáng Hội Việt Mỹ là vận động cho ra đời một ủy ban chuyên trách trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để trên mười ngàn ngôi mộ còn lại được trùng tu theo một kiểu đồng nhất hầu giữ được tính cách trang nghiêm cho nghĩa trang.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten