Trung Quốc thí điểm cải cách ruộng đất
Dân cư Lục Phong, Quảng Đông biểu tình chống trưng thu đất đai. Ảnh chụp ngày 21/11/2011.REUTERS/Stringer
Một quan chức cao cấp Trung Quốc, ngày hôm qua, 04/03/2015, cho biết, chính quyền Bắc Kinh sẽ tiến hành thí điểm cho bán đất đai ở nông thôn, trong khi theo luật pháp Trung Quốc, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và các vụ trưng thu đất đang gây ra nhiều căng thẳng xã hội.
Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã tuyên bố sẵn sàng cho phép những người sống ở nông thôn được chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình, nhằm khuyến khích hàng triệu người rời bỏ nông thôn lên thành phố, bởi vì đô thị hóa được coi là một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh, nói rằng lời hứa này sẽ được thực hiện : Bước đầu, để làm thí điểm, 33 huyện sẽ đình chỉ một số điều khoản cấm tự do chuyển nhượng đất đai phi nông nghiệp.
Trong số những khu vực làm thí điểm có huyện Đại Hưng (Daxing), trực thuộc thủ đô Bắc Kinh. Chính quyền thành phố dự tính xây một sân bay quốc tế mới tại đây.
Theo thông cáo đăng trên website của Quốc hội Trung Quốc, chương trình thí điểm sẽ cho phép tự do chuyển nhượng trên thị trường « những khu đất ở vùng nông thôn, vì mục đích thương mại ».
Nói một cách rõ ràng, những người sống ở nông thôn, có đất, thì có thể bán cho bất kỳ ai, chứ không buộc phải bán cho chính quyền.
Theo luật pháp hiện hành tại Trung Quốc, Nhà nước và chính quyền địa phương có tiếng nói quyết định cuối cùng trong lĩnh vực đất đai, nông dân chỉ có quyền sử dụng.
Chính vì thế, các chính quyền địa phương có thể cưỡng chế trưng thu đất và chỉ trả những khoản đền bù rất thấp, rồi sau đó, chuyển nhượng cho những nhà kinh doanh địa ốc để kiếm lời, thậm chí đây là nguồn thu chính của chính quyền địa phương. Chính sách này đã gây ra nhiều bất bình của người dân và có khí dẫn đến bạo động.
Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc khẳng định : « Cuộc cải cách này sẽ giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và tiến trình đô thị hóa, bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của nông dân ».
Đại diện một công ty tư vấn luật pháp tại Bắc Kinh nói với AFP rằng chương trình thí điểm này có thể làm tăng thêm thu nhập cho các gia đình ở nông thôn, giảm bớt các vụ đối đầu giữa nông dân và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của cải cách, cần phải chờ xem ai là người có quyền quyết định các giao dịch chuyển nhượng này ; nếu người quyết định là các quan chức địa phương hoặc các nhóm kinh doanh địa ốc, chứ không phải là nông dân, thì đây là một bước thụt lùi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150305-trung-quoc-thi-diem-cai-cach-ruong-dat/
Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh, nói rằng lời hứa này sẽ được thực hiện : Bước đầu, để làm thí điểm, 33 huyện sẽ đình chỉ một số điều khoản cấm tự do chuyển nhượng đất đai phi nông nghiệp.
Trong số những khu vực làm thí điểm có huyện Đại Hưng (Daxing), trực thuộc thủ đô Bắc Kinh. Chính quyền thành phố dự tính xây một sân bay quốc tế mới tại đây.
Theo thông cáo đăng trên website của Quốc hội Trung Quốc, chương trình thí điểm sẽ cho phép tự do chuyển nhượng trên thị trường « những khu đất ở vùng nông thôn, vì mục đích thương mại ».
Nói một cách rõ ràng, những người sống ở nông thôn, có đất, thì có thể bán cho bất kỳ ai, chứ không buộc phải bán cho chính quyền.
Theo luật pháp hiện hành tại Trung Quốc, Nhà nước và chính quyền địa phương có tiếng nói quyết định cuối cùng trong lĩnh vực đất đai, nông dân chỉ có quyền sử dụng.
Chính vì thế, các chính quyền địa phương có thể cưỡng chế trưng thu đất và chỉ trả những khoản đền bù rất thấp, rồi sau đó, chuyển nhượng cho những nhà kinh doanh địa ốc để kiếm lời, thậm chí đây là nguồn thu chính của chính quyền địa phương. Chính sách này đã gây ra nhiều bất bình của người dân và có khí dẫn đến bạo động.
Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc khẳng định : « Cuộc cải cách này sẽ giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và tiến trình đô thị hóa, bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của nông dân ».
Đại diện một công ty tư vấn luật pháp tại Bắc Kinh nói với AFP rằng chương trình thí điểm này có thể làm tăng thêm thu nhập cho các gia đình ở nông thôn, giảm bớt các vụ đối đầu giữa nông dân và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của cải cách, cần phải chờ xem ai là người có quyền quyết định các giao dịch chuyển nhượng này ; nếu người quyết định là các quan chức địa phương hoặc các nhóm kinh doanh địa ốc, chứ không phải là nông dân, thì đây là một bước thụt lùi.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150305-trung-quoc-thi-diem-cai-cach-ruong-dat/
Trung Quốc : Xung đột ở phiên tòa xử vụ trưng dụng đất
Cảnh sát Trung Quốc phong tỏa đường phố để ngăn chận những người biểu tình ở Nội Mông, ngày 23/05/2011Reuters
Rối loạn tại một phiên tòa xử về vụ bị cưỡng chế tịch thu đất đai ở Nội Mông Trung Quốc sáng ngày 13/11/2013. Công an dùng dùi cui điện ngăn cản cả trăm người muốn đến dự phiên tòa. Sáu người du mục ở Nội Mông bị tịch thu đất đã bị đưa ra xét xử vì cưỡng lệnh tịch thu đất cho một tập đoàn Nhà nước.
Bản tin của Reuters hôm nay (14/11/2013) trích dẫn lời kể của thân nhân sáu người đang bị truy tố. Công an địa phương ngăn cản không cho thân nhân của các bị cáo vào dự phiên tòa.
Phiên xử hôm qua được coi là « nhậy cảm » vì liên quan đến một vụ tranh chấp đất đai. Tòa xử sáu người chăn nuôi du mục. Họ đã chống lại lệnh trưng thu đất để cho một tập đoàn lâm nghiệp Nhà nước Trung Quốc khai thác. Luật sư của sáu người nói trên cho biết họ bị quy tội « cố tình phá hoại các phương tiện sản xuất » của Nhà nước. Các bị cáo đã bị bắt hồi tháng Sáu 2013, sau một cuộc đọ sức với nhân viên của tập đoàn lâm nghiệp Wengniuteqi Shuanghe.
Năm trong số sáu bị cáo đều khẳng định là vô tội, chỉ có một người duy nhất nhận tội, với hy vọng được khoan hồng. Các bị cáo có thể lãnh án tới bẩy năm tù.
Người Mông Cổ gốc, sống tại vùng Nội Mông chủ yếu sinh sống bằng nghề chăn nuôi. Nhiều năm qua, đất đai của họ bị sa mạc hóa hoặc bị chính quyền trưng thu để phục vụ quyền lợi của các tập đoàn khai thác khoáng sản và lâm nghiệp.
Vùng Nội Mông với 24 triệu dân, có một diện tích tương đương khoảng 10 % diện tích của toàn quốc. Đây là một khu vực giàu tàu nguyên, đặc biệt là than đá. Năm 2011, một dân du mục đã bị xe tải cán chết khi phản đối các hoạt động gây ô nhiềm môi trường của các tập đoàn khai thác than đá. Cái chết của nhân vật này đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình quy mô. Người Mông Cổ thực thụ chiếm khoảng gần 1/5 dân số vùng Nội Mông. Trước cuộc cách mạng năm 1949, họ là sắc tộc chiếm đa số trong vùng, nhưng ngày càng có nhiều người Hán đến sinh sống tại đây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20131114-trung-quoc-xung-dot-o-phien-toa-xu-vu-trung-dung-dat/
Phiên xử hôm qua được coi là « nhậy cảm » vì liên quan đến một vụ tranh chấp đất đai. Tòa xử sáu người chăn nuôi du mục. Họ đã chống lại lệnh trưng thu đất để cho một tập đoàn lâm nghiệp Nhà nước Trung Quốc khai thác. Luật sư của sáu người nói trên cho biết họ bị quy tội « cố tình phá hoại các phương tiện sản xuất » của Nhà nước. Các bị cáo đã bị bắt hồi tháng Sáu 2013, sau một cuộc đọ sức với nhân viên của tập đoàn lâm nghiệp Wengniuteqi Shuanghe.
Năm trong số sáu bị cáo đều khẳng định là vô tội, chỉ có một người duy nhất nhận tội, với hy vọng được khoan hồng. Các bị cáo có thể lãnh án tới bẩy năm tù.
Người Mông Cổ gốc, sống tại vùng Nội Mông chủ yếu sinh sống bằng nghề chăn nuôi. Nhiều năm qua, đất đai của họ bị sa mạc hóa hoặc bị chính quyền trưng thu để phục vụ quyền lợi của các tập đoàn khai thác khoáng sản và lâm nghiệp.
Vùng Nội Mông với 24 triệu dân, có một diện tích tương đương khoảng 10 % diện tích của toàn quốc. Đây là một khu vực giàu tàu nguyên, đặc biệt là than đá. Năm 2011, một dân du mục đã bị xe tải cán chết khi phản đối các hoạt động gây ô nhiềm môi trường của các tập đoàn khai thác than đá. Cái chết của nhân vật này đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình quy mô. Người Mông Cổ thực thụ chiếm khoảng gần 1/5 dân số vùng Nội Mông. Trước cuộc cách mạng năm 1949, họ là sắc tộc chiếm đa số trong vùng, nhưng ngày càng có nhiều người Hán đến sinh sống tại đây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20131114-trung-quoc-xung-dot-o-phien-toa-xu-vu-trung-dung-dat/
Chống trưng thu ruộng đất , một nông dân Trung Quốc bị đốt chết
Một nông trang viên nhìn lại mảnh đất của ông bị trưng thu để xây nhà ở, tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh chụp ngày 19/10/2013)REUTERS
Tại Trung Quốc, một nông dân bị đốt chết cùng hai người khác bị phỏng nặng vì phản đối chính quyền địa phương tịch thu đất canh tác, đã được báo chí chính thức loan tải. Một công ty nhà nước và chính quyền địa phương bị nghi ngờ lừa gạt nông dân.Vụ án mới này giúp cho dư luận thấy rõ thêm cuộc đấu tranh của nông dân trước lòng tham của quan chức Trung Quốc.
Hoàn Cầu Thời Báo thời báo trong bản tin hôm nay cho biết vào đêm thứ sáu tuần trước ở huyện Bình Độ, tỉnh Sơn Đông xảy ra một vụ giết người ghê rợn. Nạn nhân là một nông dân tên Cảnh Phúc Lâm, 62 tuổi, thiệt mạng khi căn lều của ông và hai người nông dân khác bị đốt cháy.
Nhiều nguời dân cho biết chính quyền địa phương đã âm thầm lấy đất của nông dân bán cho một công ty địa ốc trong khi nông dân, với quyền sử dụng đất, không được thông báo và không được đền bù xứng đáng .
Uất ức vì bị tịch thu đất canh tác, phương tiện duy nhất để nuôi sống gia đình, ông Cảnh Phúc Lâm và các nông dân chia nhau cấm lều ngủ giửa ruộng để giữ đất. Đêm thứ sáu vừa qua , căn lều bị cháy rụi mà ngay nhật báo ngoại vi của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng phải lên án và quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương cùng công ty đầu tư nhà nước.
Mạng thông tin điện tử Tài Tân (Caixin) cho biết thêm chính quyền địa phương đã huy động một lực lượng công an đông đảo, đến lấy thi thể ông Cảnh Phúc Lâm ngay trong đêm, đem đi hỏa táng.
Theo một nhân chứng, gia đình nạn nhân không thể từ chối trước một lực lượng công an « 200 người, từ mọi hướng kéo đến ».
Tuy nhiên, phó chính ủy lực lượng công an Bình Độ khẳng định là các thông tin trên mạng là sai sự thật. Theo viên chức này (She De Xin) thì gia đình nạn nhân đồng ý cho chính quyền lấy xác và trong cuộc giảo nghiệm tử thi cũng có sự chứng kiến của thân nhân.
Hoàn Cầu Thời Báo cho đây là một vụ tấn công mà tính chất tội ác không giới hạn ở hành vi giết người. Cuối cùng cảnh sát địa phương đã phải nhìn nhận là căn lều bị đốt và đã mở điều tra truy tìm thủ phạm.
Vụ việc này đã gây bất bình trong cộng đồng mạng mà theo AFP làm nổi bật oan khiên của nông dân Trung Quốc bị mất đất và chỉ được bồi thường không xứng đáng.
Ban kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải nhập cuộc, cho biết đã nhận được báo cáo vụ án mạng ở Sơn Đông.
Một công dân Trung Quốc lãnh 18 tháng tù vì xin tưởng niệm Thiên An Môn
Tòa án tỉnh Giang Tô, trong phiên xử hôm nay 24/03/2014 đã phạt ông Cố Nghĩa Dân 18 tháng tù giam. Tội của công dân Trung Quốc này là « xin phép nhà nước » cho ông biểu tình tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989.
Theo AFP, ông Cố Nghĩa Dân bị tòa qui tội « kích động khuynh đảo nhà nước », một tội danh thường được chế độ Trung Quốc sử dụng gán ép cho các nhà ly khai để đàn áp những tiếng nói khác biệt, và trừng phạt ông 18 tháng tù giam.
Thẩm định bản án này « vi phạm Hiến pháp » Trung Quốc , luật sư Lưu Vị Quốc cho biết sẽ chống án vì Cố Nghĩa Dân chỉ « hành sử quyền tự do phát biểu của một công dân được Hiến pháp quy định và bảo vệ ».
Theo AFP, thì hồi năm ngoái, trước ngày 04/06/2013, ông Cố Nghĩa Dân đã làm đơn xin phép được tổ chức một cuộc biểu tình đơn sơ tại quãng trường Thiên An Môn. Ông cũng phổ biến trên mạng internet một số hình ảnh ghi dấu phong trào sinh viên và công nhân Mùa Xuân Bắc Kinh 1989 và bị đàn áp trong biển máu đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng 6, làm ít nhất 2000 người chết theo nguồn tin của bệnh viện và giới ly khai.
Chính quyền Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng đã huy động quân đội với xe tăng tấn công thẳng vào lều trại của sinh viên và công nhân cấm tại quãng trường Thiên An Môn, sau khi cách chức và quản thúc tổng bị thư Triệu Tử Dương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140324-chong-trung-thu-ruong-dat-mot-nong-dan-trung-quoc-bi-dot-chet/
Nhiều nguời dân cho biết chính quyền địa phương đã âm thầm lấy đất của nông dân bán cho một công ty địa ốc trong khi nông dân, với quyền sử dụng đất, không được thông báo và không được đền bù xứng đáng .
Uất ức vì bị tịch thu đất canh tác, phương tiện duy nhất để nuôi sống gia đình, ông Cảnh Phúc Lâm và các nông dân chia nhau cấm lều ngủ giửa ruộng để giữ đất. Đêm thứ sáu vừa qua , căn lều bị cháy rụi mà ngay nhật báo ngoại vi của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng phải lên án và quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương cùng công ty đầu tư nhà nước.
Mạng thông tin điện tử Tài Tân (Caixin) cho biết thêm chính quyền địa phương đã huy động một lực lượng công an đông đảo, đến lấy thi thể ông Cảnh Phúc Lâm ngay trong đêm, đem đi hỏa táng.
Theo một nhân chứng, gia đình nạn nhân không thể từ chối trước một lực lượng công an « 200 người, từ mọi hướng kéo đến ».
Tuy nhiên, phó chính ủy lực lượng công an Bình Độ khẳng định là các thông tin trên mạng là sai sự thật. Theo viên chức này (She De Xin) thì gia đình nạn nhân đồng ý cho chính quyền lấy xác và trong cuộc giảo nghiệm tử thi cũng có sự chứng kiến của thân nhân.
Hoàn Cầu Thời Báo cho đây là một vụ tấn công mà tính chất tội ác không giới hạn ở hành vi giết người. Cuối cùng cảnh sát địa phương đã phải nhìn nhận là căn lều bị đốt và đã mở điều tra truy tìm thủ phạm.
Vụ việc này đã gây bất bình trong cộng đồng mạng mà theo AFP làm nổi bật oan khiên của nông dân Trung Quốc bị mất đất và chỉ được bồi thường không xứng đáng.
Ban kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải nhập cuộc, cho biết đã nhận được báo cáo vụ án mạng ở Sơn Đông.
Một công dân Trung Quốc lãnh 18 tháng tù vì xin tưởng niệm Thiên An Môn
Tòa án tỉnh Giang Tô, trong phiên xử hôm nay 24/03/2014 đã phạt ông Cố Nghĩa Dân 18 tháng tù giam. Tội của công dân Trung Quốc này là « xin phép nhà nước » cho ông biểu tình tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989.
Theo AFP, ông Cố Nghĩa Dân bị tòa qui tội « kích động khuynh đảo nhà nước », một tội danh thường được chế độ Trung Quốc sử dụng gán ép cho các nhà ly khai để đàn áp những tiếng nói khác biệt, và trừng phạt ông 18 tháng tù giam.
Thẩm định bản án này « vi phạm Hiến pháp » Trung Quốc , luật sư Lưu Vị Quốc cho biết sẽ chống án vì Cố Nghĩa Dân chỉ « hành sử quyền tự do phát biểu của một công dân được Hiến pháp quy định và bảo vệ ».
Theo AFP, thì hồi năm ngoái, trước ngày 04/06/2013, ông Cố Nghĩa Dân đã làm đơn xin phép được tổ chức một cuộc biểu tình đơn sơ tại quãng trường Thiên An Môn. Ông cũng phổ biến trên mạng internet một số hình ảnh ghi dấu phong trào sinh viên và công nhân Mùa Xuân Bắc Kinh 1989 và bị đàn áp trong biển máu đêm mùng 3 rạng ngày 4 tháng 6, làm ít nhất 2000 người chết theo nguồn tin của bệnh viện và giới ly khai.
Chính quyền Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng đã huy động quân đội với xe tăng tấn công thẳng vào lều trại của sinh viên và công nhân cấm tại quãng trường Thiên An Môn, sau khi cách chức và quản thúc tổng bị thư Triệu Tử Dương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140324-chong-trung-thu-ruong-dat-mot-nong-dan-trung-quoc-bi-dot-chet/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten