Mỹ truy tố hai tin tặc người Việt vì đánh cắp một tỷ địa chỉ email
Các chuyên gia phân tích Mỹ tại trung tâm An ninh mạng (NCCIC) đặt tại Arlington, Virginia. Ảnh chụp ngày 24/9/2010REUTERS/Hyungwon Kang/Files
Trong một vụ án được đánh giá là « vụ trộm địa chỉ thư điện tử lớn nhất trong lịch sử internet », hai tin tặc người Việt và một giám đốc công ty Canada vừa bị ngành tư pháp Mỹ chính thức truy tố. Trong một bản thông cáo công bố hôm qua, 06/03/2015, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã xác nhận nội dung vụ việc, liên quan đến hành vi đánh cắp gần một tỷ địa chỉ email trong khoảng thời gian 2009-2012.
Theo bà Leslie Caldwell, một quan chức Bộ Tư pháp Mỹ, hai thanh niên Việt Nam Vũ Hoàng Giang, 25 tuổi, và Nguyễn Quốc Việt, 28 tuổi, đã bị buộc tội thâm nhập vào kho dữ liệu địa chỉ email của tám công ty tiếp thị Mỹ, đánh cắp các thông tin để sau đó sử dụng vào mục đích thương mại.
Còn công dân Canada David Manuel Santos Da Silva, 33 tuổi, thì bị buộc tội rửa tiền, giúp đỡ Nguyễn Quốc Việt kiếm lợi từ các địa chỉ email đánh cắp được, thông qua trang web bán hàng trực tuyến Marketbay.com mà bị cáo đã thành lập.
Thông cáo của ngành tư pháp Mỹ nói rõ : Nguyễn Quốc Việt đã gửi thư rác (spam) đến các địa chỉ bị đánh cắp « để hướng một khối lượng truy cập khổng lồ đến các trang web liên kết với Marketbay.com ». Doanh thu từ các hoạt động này từ giữa tháng 05/2009 đến tháng 10/2011, được Bộ Tư pháp Mỹ ước tính lên đến khoảng 2 triệu đô la.
Điều nguy hại là trong số hàng triệu thư rác được gởi đến địa chỉ của các nạn nhân, có những bức chứa đựng mã độc cho phép tin tặc truy cập vào các thông tin cá nhân của người mở thư.
Số phận ba bị cáo rất khác nhau
Vũ Hoàng Giang - bị bắt năm 2012 tại Hà Lan, nơi bị cáo sinh sống trước khi bị dẫn độ sang Hoa Kỳ - đã nhận tội lừa đảo bằng phương tiện tin học. Bản án sẽ được tuyên vào ngày 21/04 tới đây.
David Manuel Santos Da Silva, sinh sống tại thành phố Montreal, Canada, mới bị bắt ngày 12/02 vừa qua tại sân bay Fort Lauderdale, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, trong lúc Nguyễn Quốc Việt vẫn còn tại đào.
Các vụ đánh cắp dữ liệu nói trên đã từng là chủ đề một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ vào tháng 6 năm 2011.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150307-my-truy-to-hai-tin-tac-nguoi-viet-ve-toi-danh-cap-mot-ty-dia-chi-email/
Còn công dân Canada David Manuel Santos Da Silva, 33 tuổi, thì bị buộc tội rửa tiền, giúp đỡ Nguyễn Quốc Việt kiếm lợi từ các địa chỉ email đánh cắp được, thông qua trang web bán hàng trực tuyến Marketbay.com mà bị cáo đã thành lập.
Thông cáo của ngành tư pháp Mỹ nói rõ : Nguyễn Quốc Việt đã gửi thư rác (spam) đến các địa chỉ bị đánh cắp « để hướng một khối lượng truy cập khổng lồ đến các trang web liên kết với Marketbay.com ». Doanh thu từ các hoạt động này từ giữa tháng 05/2009 đến tháng 10/2011, được Bộ Tư pháp Mỹ ước tính lên đến khoảng 2 triệu đô la.
Điều nguy hại là trong số hàng triệu thư rác được gởi đến địa chỉ của các nạn nhân, có những bức chứa đựng mã độc cho phép tin tặc truy cập vào các thông tin cá nhân của người mở thư.
Số phận ba bị cáo rất khác nhau
Vũ Hoàng Giang - bị bắt năm 2012 tại Hà Lan, nơi bị cáo sinh sống trước khi bị dẫn độ sang Hoa Kỳ - đã nhận tội lừa đảo bằng phương tiện tin học. Bản án sẽ được tuyên vào ngày 21/04 tới đây.
David Manuel Santos Da Silva, sinh sống tại thành phố Montreal, Canada, mới bị bắt ngày 12/02 vừa qua tại sân bay Fort Lauderdale, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, trong lúc Nguyễn Quốc Việt vẫn còn tại đào.
Các vụ đánh cắp dữ liệu nói trên đã từng là chủ đề một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ vào tháng 6 năm 2011.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150307-my-truy-to-hai-tin-tac-nguoi-viet-ve-toi-danh-cap-mot-ty-dia-chi-email/
Mỹ treo giải 3 triệu đô la bắt một tin tặc Nga
Lệnh truy nã Mikhailovitch Bogachev của FBIREUTERS
Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm qua 24/02/2015, ra thông cáo cho biết Hoa Kỳ treo thưởng 3 triệu đô la cho những ai cung cấp thông tin để bắt được Evgueni Mikhailovitch Bogachev, mà tư pháp Hoa Kỳ coi là một trong những tin tặc nguy hiểm nhất hiện nay.
Theo Washington, « Bogachev, còn biết đến với bí danh lucky 12345 và slavik, bị cáo buộc là quản trị viên một mạng lưới đã cấy một phần mềm tin tặc vào hơn một triệu máy tính mà không được phép ».
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, những kẻ sử dụng phần mềm « Zeus » hoặc « GameOver Zeus » trong phiên bản mới nhất, đã « đánh cắp những thông tin ngân hàng và vét sạch tài khoản », lấy trộm tổng cộng « hơn 100 triệu đô la » của các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ.
Trong cuộc họp báo tại Washington, ông William Brownfield, phụ trách hợp tác tư pháp quốc tế, thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định, Bogachev « có thể là tội phạm tin học lớn nhất trên thế giới ».
Phó Vụ trưởng Vụ tin học Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI), ông Joseph Desmarest, cho biết, một ngân hàng ở Florida có một máy tính bị nhiễm virus « GameOver Zeus » đã bị mất 7 triệu đô la trong một tài khoản của mình, vào năm 2012.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Bogachev, năm nay 31 tuổi, dường như sống tại Nga. FBI đã chuyển những thông tin liên quan đến cơ quan an ninh Nga FSB.
Cuộc điều tra tư pháp về phần mềm tin tặc « GameOver Zeus » đã bắt đầu cách nay hai năm, tại Pennsylvania (phía đông nước Mỹ). Ngày 23/05/2014, cảnh sát đã cắt được các đường liên lạc giữa những máy tính bị nhiễm virus và mạng phát tán « GameOver Zeus ».
Giới chuyên gia tin học giải thích, phần mềm tin tặc nói trên có khả năng lấy các thông tin ngân hàng, những số liệu nhân diện trên mạng và điều khiển được các máy tính bị nhiễm virus tham gia vào một mạng lưới tội phạm mà chủ nhân máy tính không hề biết.
Theo FBI, phiên bản đầu tiên của « GameOver Zeus » xuất hiện vào năm 2007.
Trong quá trình điều tra, FBI còn phát hiện ra là Evgueni Bogachev đã sử dụng phần mềm « Cryptolocker », giải mã những dữ liệu đánh cắp được trên các máy tính bị nhiễm virus, rồi sau đó, đòi chủ máy phải nộp tiền chuộc để lấy lại các dữ liệu này.
Tại tiểu bang Pennsylvania, Bogachev bị cáo buộc tiến hành tin tặc, lừa đảo tài chính và ngân hàng, rửa tiền.
Hơn một chục nước tham gia vào cuộc điều tra của FBI, như Úc, Hà Lan, Anh Quốc, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Luxembourg, Nhật Bản…
Giải thưởng 3 triệu đô la được đưa ra trong khuôn khổ chương trình đấu tranh chống tội phạm có tổ chức quốc tế của Mỹ được tiến hành từ năm 2011. Trong hai năm thực hiện chương trình này, Mỹ đã chi hơn 20 triệu đô la tiền thưởng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150225-my-treo-giai-3-trieu-do-la-bat-mot-tin-tac-nga/
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, những kẻ sử dụng phần mềm « Zeus » hoặc « GameOver Zeus » trong phiên bản mới nhất, đã « đánh cắp những thông tin ngân hàng và vét sạch tài khoản », lấy trộm tổng cộng « hơn 100 triệu đô la » của các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ.
Trong cuộc họp báo tại Washington, ông William Brownfield, phụ trách hợp tác tư pháp quốc tế, thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định, Bogachev « có thể là tội phạm tin học lớn nhất trên thế giới ».
Phó Vụ trưởng Vụ tin học Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI), ông Joseph Desmarest, cho biết, một ngân hàng ở Florida có một máy tính bị nhiễm virus « GameOver Zeus » đã bị mất 7 triệu đô la trong một tài khoản của mình, vào năm 2012.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Bogachev, năm nay 31 tuổi, dường như sống tại Nga. FBI đã chuyển những thông tin liên quan đến cơ quan an ninh Nga FSB.
Cuộc điều tra tư pháp về phần mềm tin tặc « GameOver Zeus » đã bắt đầu cách nay hai năm, tại Pennsylvania (phía đông nước Mỹ). Ngày 23/05/2014, cảnh sát đã cắt được các đường liên lạc giữa những máy tính bị nhiễm virus và mạng phát tán « GameOver Zeus ».
Giới chuyên gia tin học giải thích, phần mềm tin tặc nói trên có khả năng lấy các thông tin ngân hàng, những số liệu nhân diện trên mạng và điều khiển được các máy tính bị nhiễm virus tham gia vào một mạng lưới tội phạm mà chủ nhân máy tính không hề biết.
Theo FBI, phiên bản đầu tiên của « GameOver Zeus » xuất hiện vào năm 2007.
Trong quá trình điều tra, FBI còn phát hiện ra là Evgueni Bogachev đã sử dụng phần mềm « Cryptolocker », giải mã những dữ liệu đánh cắp được trên các máy tính bị nhiễm virus, rồi sau đó, đòi chủ máy phải nộp tiền chuộc để lấy lại các dữ liệu này.
Tại tiểu bang Pennsylvania, Bogachev bị cáo buộc tiến hành tin tặc, lừa đảo tài chính và ngân hàng, rửa tiền.
Hơn một chục nước tham gia vào cuộc điều tra của FBI, như Úc, Hà Lan, Anh Quốc, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Luxembourg, Nhật Bản…
Giải thưởng 3 triệu đô la được đưa ra trong khuôn khổ chương trình đấu tranh chống tội phạm có tổ chức quốc tế của Mỹ được tiến hành từ năm 2011. Trong hai năm thực hiện chương trình này, Mỹ đã chi hơn 20 triệu đô la tiền thưởng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150225-my-treo-giai-3-trieu-do-la-bat-mot-tin-tac-nga/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten