Thứ hai, 23/03/2015
Tin tức / Thế giới / Châu Á
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua đời
23.03.2015
Ông Lý Quang Diệu, người sáng lập nước Singapore hiện đại và đã đưa quốc gia này vươn lên nổi bật về kinh tế trên toàn cầu, đã qua đời, thọ 91 tuổi.
Ông được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Singapore hồi đầu tháng 2 vì bị sưng phổi nặng và sau đó được đã sử dụng thiết bị để hỗ trợ sự sống.
Văn phòng Thủ tướng Singapore cho biết ông Lý Quang Diệu, người lãnh đạo đảo quốc này từ năm 1959 đến 1990 “qua đời một cách an lành” vào sáng sớm Thứ hai.
http://www.voatiengviet.com/content/cuu-thu-tuong-singapore-ly-quang-dieu-qua-doi/2690549.html
Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu từ trần vào hồi 3h18 sáng ngày 23/3 (giờ Singapore), hưởng thọ 91 tuổi, BBC dẫn thông báo từ văn phòng thủ tướng cho biết. Ông Lý "ra đi trong thanh thản", thông báo nói thêm.
Vào lúc bình minh, các tòa nhà công sở, gồm cả tòa nhà quốc hội này, đã treo cờ rủ. Tang lễ sẽ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia vào ngày 29/3, chính phủ Singapore nói.
Tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng nói để tưởng nhớ ông Lý Quang Diệu, việc treo cờ rủ sẽ bắt đầu từ hôm nay thứ Hai, cho tới Chủ Nhật, trong một tuần quốc tang.
Tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói về "một người khổng lồ thực sự của lịch sử, người sẽ được nhiều thế hệ nữa nhớ tới như người cha của một nước Singapore hiện đại và là một trong những nhà chiến lược vĩ đại nhất về quan hệ Á châu". Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Washington DC hồi 2009.
Các nhân vật khác, cả các cựu lãnh đạo thế giới cũng như đương chức, trong đó có cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, đã ngỏ lời tưởng nhớ ông Lý Quang Diệu.
“Nói tới Singapore là nói tới sự tiện nghi” Richard Martin nói, ông là người nước ngoài đã có tuổi và làm việc cho International Market Assessment. “Nó là một nơi tuyệt vời để làm việc hướng tới khu vực châu Á.”
Vì sao người nước ngoài đắm đuối Singapore?
... Dưới sự dẫn dắt của ông, Singapore, nơi không có tài nguyên thiên nhiên, đã trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Nhiều người ngưỡng mộ, nhìn vào Singapore như một mô hình để noi theo, và ông Lý là một người khôn ngoan. Ông thực sự đã dạy được thế giới rất nhiều điều; thế nhưng có một số người, đặc biệt là tại Trung Quốc, lại học được bài học sai lầm: sự áp dụng chủ nghĩa độc tài.
"Ông là con người hiếm có trong thế giới đang phát triển và cả thế giới phát triển nữa, nơi mà chi tiêu công và nguồn tài nguyên bị giới cầm quyền tham nhũng phung phí hết."
"Ngoài một số ngoại lệ, dân chủ không đem lại chính phủ tốt cho các nước còn đang phát triển. Những gì người châu Á coi trọng không nhất thiết là thứ người Mỹ và châu Âu đánh giá cao.
"Người Phương Tây coi trọng tự do, các quyền cá nhân, còn là một người châu Á gốc Hoa, tôi coi trọng giá trị về một chính phủ trung thực, hiệu quả và làm việc tốt."
Một trong những lời cầu chúc tốt lành mà người dân Singapore muốn gửi tới ông Lý trong những ngày ông điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Singapore viết rằng:
"Chúng tôi yêu quý Ông nhiều lắm và lúc nào cũng cầu nguyện cho Ông.
Ngài Lý Quang Diệu
Người cha lập quốc của Singapore
Kiến trúc sư của nước Singapore
Thủ tướng đầu tiên của Singapore
Người đã đưa Singapore từ một nền kinh tế lạc hậu trở thành một trong những nước giàu có nhất châu Á và là một đất nước mà được sinh sống ở đó đã là một đặc ân chỉ trong vòng ba thập niên."
Không chỉ người dân Singapore, mà cả người nước ngoài cũng "đắm đuổi" quốc đảo nhỏ bé này, nơi bốn sắc dân chính (Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ và người lai Á Âu) cùng chung sống trong sự bao dung ấm cúng, cộng thêm một cộng đồng người nước ngoài tới sống và nuôi dạy con cái mà không phải lo tội phạm hoặc sự bất nhã nhỏ nào.
Vì sao người nước ngoài đắm đuối Singapore?
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, ông Lý sang Anh học đại học. Khi ở Anh, ông kết hôn với bà Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo) (hình chụp năm 1965), một học giả Singapore xuất sắc và sau trở thành luật sư, trong một buổi lễ bí mật tổ chức tại Stratford-upon Avon. Năm 1949, ông quay lưng lại với sự nghiệp luật mà ông có thể có tại Anh để trở về Singapore, nơi ông hành nghề luật và tham gia phong trào nghiệp đoàn.
"Về mặt tư duy, tôi không thấy thuyết phục chế độ mỗi cử tri một lá phiếu là tốt nhất. Chúng tôi thực hành nó chỉ vì người Anh để lại" (Lý Quang Diệu, 1994).
"Bạn nói về Rwanda hay Bangladesh, Campuchia, hay Philippines, họ đều có dân chủ, theo đánh giá của Freedom House. Nhưng bạn có ở đó một cuộc sống văn minh chưa? Người dân muốn phát triển kinh tế trước hết và trên hết . Họ muốn nhà ở, thuốc men, việc làm, trường học." (trích cuốn 'Lee Kuan Yew, The Man and His Ideas, 1997).
"Ngoài một số ngoại lệ, dân chủ không đem lại chính phủ tốt cho các nước còn đang phát triển . Những gì người châu Á coi trọng không nhất thiết là thứ người Mỹ và châu Âu đánh giá cao. Người Phương Tây coi trọng tự do, các quyền cá nhân, còn là một người châu Á gốc Hoa, tôi coi trọng giá trị về một chính phủ trung thực, hiệu quả và làm việc tốt." (Asahai Shimbun symposium, 09/05/1991).
Có viễn kiến, tính cách lạnh lùng cứng rắn, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ bé không hề có tài nguyên thiên nhiên gì trở thành một nền kinh tế phát triển thành công, thịnh vượng.
Ông Lý đã thành công trong việc biến Singapore thành một sự kỳ diệu về kinh tế, sự pha trộn giữa kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Ông Lý đã đưa Singapore trở nên thịnh vượng, hiện đại, hiệu quả và trên thực tế là không có nạn tham nhũng, nơi mà các nhà đầu tư hải ngoại muốn vào làm ăn.
Tuy nhiên, trong lúc được ngưỡng mộ về những thành tích kinh tế đạt được, ông bị nhiều người cho là đã tạo ra tình trạng nhân quyền không được đánh giá cao.
Thường thụ động trong các quan hệ chính trị, người Singapore đôi khi thường tự trách mắng mình là quá chú trọng tới lối sống hưởng thụ, mà họ tóm tắt trong "năm chữ C" - tiền (cash), căn hộ cao cấp (condo), xe hơi (car), thẻ tín dụng (credit card), và câu lạc bộ quốc gia (country club).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một thế giới các trang web và các trang blog chính trị đối đầu đã lên tiếng chỉ trích ông Lý cùng hệ thống của ông.
Tiến sĩ Vũ Minh Khương cho rằng Việt Nam nên học ba nguyên tắc xây dựng nhà nước mạnh của ông Lý Quang Diệu.
Theo vị chuyên gia người Việt sống tại Singapore, có ba nguyên tắc được ông Lý thực thi để xây dựng nhà nước mạnh tại Singapore - trọng hiền tài, thực dụng và trung thực.
Ông Khương nói công thức này có thể giúp đối phó vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam.
"Tưởng thưởng những người có tài năng, cống hiến sẽ là bước đột phá rất lớn.
"Thứ hai là hãy nói thực chất đất nước sẽ đi đến đâu 20, 30 năm nữa, làm sao vượt qua thách thức khu vực.
"Và phải trung thực. Đừng bắt cán bộ phải nói dối, xem như chuyện thường ngày," tiến sĩ Khương nhận định.
Bài học Lý Quang Diệu cho Việt Nam?
Ông Lý đã phải nhập viện từ mấy tuần qua do bị viêm phổi nặng. Trong dịp cuối tuần, người dân đã tới cầu chúc cho ông tại bệnh viện trong lúc tin tức nói sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng.
Nhìn lại những chặng mốc đáng nhớ trong cuộc đời của người sáng lập đất nước Singapore hiện đại.
Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh
Ông Lý Quang Diệu, người đã biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ bé thành một trung tâm toàn cầu thịnh vượng, vừa qua đời ở tuổi 91.
Ông Lý đã giữ vị trí thủ tướng của quốc gia chỉ có một thành phố này trong suốt 31 năm, và tiếp tục làm việc trong chính phủ cho tới tận 2011.
Tuyên bố được thư ký báo chí của Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu, đưa ra "với nỗi đau buồn sâu sắc".
"Thủ tướng vô cùng đau đớn thông báo ông Lý Quang Diệu, vị thủ tướng lập quốc của Singapore, đã qua đời," tuyên bố nói.
Văn phòng thủ tướng nói ông Lý đã ra đi thanh thản tại Bệnh viện Đa khoa Singapore vào lúc 03:18 thứ Hai, giờ địa phương (tức 19:18 GMT Chủ Nhật 22/3/2015).
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/rolling_news/2015/03/150322_ly_quang_dieu_coverage
Ông được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Singapore hồi đầu tháng 2 vì bị sưng phổi nặng và sau đó được đã sử dụng thiết bị để hỗ trợ sự sống.
Văn phòng Thủ tướng Singapore cho biết ông Lý Quang Diệu, người lãnh đạo đảo quốc này từ năm 1959 đến 1990 “qua đời một cách an lành” vào sáng sớm Thứ hai.
http://www.voatiengviet.com/content/cuu-thu-tuong-singapore-ly-quang-dieu-qua-doi/2690549.html
Thứ hai, 23/3/2015 | 06:40 GMT+7
Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từ trần
Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ trần vào hồi 3h18 sáng nay, hưởng thọ 91 tuổi.
Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, hôm nay qua đời ở tuổi 91. Ảnh: AP
|
Cựu thủ tướng Lý phải nằm viện từ hôm 5/2 do bị viêm phổi nặng. Từ khi nhập viện, ông phải thở bằng máy và điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Đa khoa Singpaore.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi lời chia buồn tới Singapore và gọi ông Lý là "người khổng lồ thực sự của lịch sử". Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cũng thể hiện lòng tiếc thương, miêu tả ông là một người có ảnh hưởng chính trị lớn.
Ông Lý là thủ tướng đầu tiên của Singapore và là cha của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long.
Ông sinh năm 1923 và xuất thân từ một gia đình khá giả. Ông từng là học sinh hàng đầu tại Singapore, nhưng quãng thời gian sinh viên của ông bị trì hoãn vì Thế chiến II. Khi đó, đế quốc Nhật chiến thắng khối Liên hiệp Anh và chiếm đóng Singapore, thuộc địa của Anh, từ năm 1942 đến 1945.
Sau chiến tranh, ông theo học trường Kinh tế London trước khi chuyển sang Đại học Cambridge, nơi ông tốt nghiệp với kết quả xuất sắc. Trong thời gian sống tại Anh, ông Lý nhận ra rằng Singapore cần phải được tự trị và về nước năm 1949.
Từng đảm nhiệm chức vụ thủ tướng từ năm 1959 đến năm 1990, ông được xem là người có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của Singapore.
Vũ Hoàng
- Singapore quốc tang 7 ngày tưởng nhớ ông Lý Quang Diệu (23/3)
- Lãnh đạo Mỹ, Australia, New Zealand tưởng nhớ Lý Quang Diệu (23/3)
- Sự nghiệp của Lý Quang Diệu - huyền thoại châu Á thế kỷ 20 và 21 (23/3)
- Lý Quang Diệu - nhà kiến thiết sự phú cường của Singapore (23/3)
- Sức khỏe cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tiếp tục xấu đi (22/3)
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuu-thu-tuong-singapore-ly-quang-dieu-tu-tran-3160877.html
Sự kiện đang được tường thuật
Nhắn tin trực tiếp
07:23
Vào lúc bình minh, các tòa nhà công sở, gồm cả tòa nhà quốc hội này, đã treo cờ rủ. Tang lễ sẽ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia vào ngày 29/3, chính phủ Singapore nói.
Tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng nói để tưởng nhớ ông Lý Quang Diệu, việc treo cờ rủ sẽ bắt đầu từ hôm nay thứ Hai, cho tới Chủ Nhật, trong một tuần quốc tang.
07:39
Tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói về "một người khổng lồ thực sự của lịch sử, người sẽ được nhiều thế hệ nữa nhớ tới như người cha của một nước Singapore hiện đại và là một trong những nhà chiến lược vĩ đại nhất về quan hệ Á châu". Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Washington DC hồi 2009.
Các nhân vật khác, cả các cựu lãnh đạo thế giới cũng như đương chức, trong đó có cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, đã ngỏ lời tưởng nhớ ông Lý Quang Diệu.
07:13
Chỉ vài giờ sau khi tin tức được công bố, trang Facebook của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - con trai của ông Lý Quang Diệu - đã ngập tràn những lời chia buồn. "Cảm ơn ông Lý Quang Diệu vì đã tạo ra Singapore mà chúng ta có ngày nay," một người viết. "Đừng lo. Singapore sẽ tiếp tục phát triển tốt, theo con đường mà ông đã cả đời nỗ lực để đạt được," một người khác viết. Tại bệnh viện, Lawrence Hee, 68 tuổi, nói: "Tôi rất buồn. Ông ấy đã tạo ra Singapore.06:55
“Nói tới Singapore là nói tới sự tiện nghi” Richard Martin nói, ông là người nước ngoài đã có tuổi và làm việc cho International Market Assessment. “Nó là một nơi tuyệt vời để làm việc hướng tới khu vực châu Á.”
Vì sao người nước ngoài đắm đuối Singapore?
06:52
The Economist Báo The Economist viết: Nếu quý vị muốn tìm kiếm tượng đài về ông: hãy nhìn quanh Singapore. Thịnh vượng, trật tự, sạch sẽ, hiệu quả và được điều hành một cách trung thực, đó không phải là chỉ nhờ riêng vào ông Lý Quang Diệu. Nhưng ngay cả những ai chỉ trích ông gay gắt nhất cũng phải đồng ý rằng ông Lý, người vừa qua đời vào đầu giờ sáng hôm 23/3/2015 (giờ Singapore), thọ 91 tuổi, đã đóng vai trò cực kỳ to lớn...... Dưới sự dẫn dắt của ông, Singapore, nơi không có tài nguyên thiên nhiên, đã trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Nhiều người ngưỡng mộ, nhìn vào Singapore như một mô hình để noi theo, và ông Lý là một người khôn ngoan. Ông thực sự đã dạy được thế giới rất nhiều điều; thế nhưng có một số người, đặc biệt là tại Trung Quốc, lại học được bài học sai lầm: sự áp dụng chủ nghĩa độc tài.
06:21
Giáo sư Diana Mauzy Giáo sư Diana Mauzy, Khoa Chính trị học Đại học British Columbia, nói một di sản của Lý Quang Diệu là thái độ cứng rắn của ông với tham nhũng, căn bệnh phổ biến ở nhiều nước láng giềng của Singapore:"Ông là con người hiếm có trong thế giới đang phát triển và cả thế giới phát triển nữa, nơi mà chi tiêu công và nguồn tài nguyên bị giới cầm quyền tham nhũng phung phí hết."
06:17
Lý Quang Diệu Lý Quang Diệu trong cuốn ‘Democracy, Human Rights and the Realities’, Tokyo, 10/11/1992:"Ngoài một số ngoại lệ, dân chủ không đem lại chính phủ tốt cho các nước còn đang phát triển. Những gì người châu Á coi trọng không nhất thiết là thứ người Mỹ và châu Âu đánh giá cao.
"Người Phương Tây coi trọng tự do, các quyền cá nhân, còn là một người châu Á gốc Hoa, tôi coi trọng giá trị về một chính phủ trung thực, hiệu quả và làm việc tốt."
06:05
Camilla Cavendish Camilla Cavendish trên báo Sunday Times 22/03: "Singapore có chế độ độc đoán nhưng thang máy luôn chạy. Còn ở London thì ga Oxford Circus có ba thang máy hỏng phải mất một năm mới sửa xong."05:59
Một trong những lời cầu chúc tốt lành mà người dân Singapore muốn gửi tới ông Lý trong những ngày ông điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Singapore viết rằng:
"Chúng tôi yêu quý Ông nhiều lắm và lúc nào cũng cầu nguyện cho Ông.
Ngài Lý Quang Diệu
Người cha lập quốc của Singapore
Kiến trúc sư của nước Singapore
Thủ tướng đầu tiên của Singapore
Người đã đưa Singapore từ một nền kinh tế lạc hậu trở thành một trong những nước giàu có nhất châu Á và là một đất nước mà được sinh sống ở đó đã là một đặc ân chỉ trong vòng ba thập niên."
Không chỉ người dân Singapore, mà cả người nước ngoài cũng "đắm đuổi" quốc đảo nhỏ bé này, nơi bốn sắc dân chính (Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ và người lai Á Âu) cùng chung sống trong sự bao dung ấm cúng, cộng thêm một cộng đồng người nước ngoài tới sống và nuôi dạy con cái mà không phải lo tội phạm hoặc sự bất nhã nhỏ nào.
Vì sao người nước ngoài đắm đuối Singapore?
05:49
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, ông Lý sang Anh học đại học. Khi ở Anh, ông kết hôn với bà Kha Ngọc Chi (Kwa Geok Choo) (hình chụp năm 1965), một học giả Singapore xuất sắc và sau trở thành luật sư, trong một buổi lễ bí mật tổ chức tại Stratford-upon Avon. Năm 1949, ông quay lưng lại với sự nghiệp luật mà ông có thể có tại Anh để trở về Singapore, nơi ông hành nghề luật và tham gia phong trào nghiệp đoàn.
05:36
bbcvietnamese.com Một số câu nói của ông Lý Quang Diệu:"Về mặt tư duy, tôi không thấy thuyết phục chế độ mỗi cử tri một lá phiếu là tốt nhất. Chúng tôi thực hành nó chỉ vì người Anh để lại" (Lý Quang Diệu, 1994).
"Bạn nói về Rwanda hay Bangladesh, Campuchia, hay Philippines, họ đều có dân chủ, theo đánh giá của Freedom House. Nhưng bạn có ở đó một cuộc sống văn minh chưa? Người dân muốn phát triển kinh tế trước hết và trên hết . Họ muốn nhà ở, thuốc men, việc làm, trường học." (trích cuốn 'Lee Kuan Yew, The Man and His Ideas, 1997).
"Ngoài một số ngoại lệ, dân chủ không đem lại chính phủ tốt cho các nước còn đang phát triển . Những gì người châu Á coi trọng không nhất thiết là thứ người Mỹ và châu Âu đánh giá cao. Người Phương Tây coi trọng tự do, các quyền cá nhân, còn là một người châu Á gốc Hoa, tôi coi trọng giá trị về một chính phủ trung thực, hiệu quả và làm việc tốt." (Asahai Shimbun symposium, 09/05/1991).
05:18
Có viễn kiến, tính cách lạnh lùng cứng rắn, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ bé không hề có tài nguyên thiên nhiên gì trở thành một nền kinh tế phát triển thành công, thịnh vượng.
Ông Lý đã thành công trong việc biến Singapore thành một sự kỳ diệu về kinh tế, sự pha trộn giữa kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Ông Lý đã đưa Singapore trở nên thịnh vượng, hiện đại, hiệu quả và trên thực tế là không có nạn tham nhũng, nơi mà các nhà đầu tư hải ngoại muốn vào làm ăn.
Tuy nhiên, trong lúc được ngưỡng mộ về những thành tích kinh tế đạt được, ông bị nhiều người cho là đã tạo ra tình trạng nhân quyền không được đánh giá cao.
04:52
New York Times Ông Lý là bậc thầy về "các giá trị Á châu", một khái niệm theo đó cái làm tốt cho xã hội cần được coi trọng hơn so với quyền của các cá nhân, và các công dân phải nhượng bộ một số quyền tự trị và chấp nhận sự cai trị gia trưởng.Thường thụ động trong các quan hệ chính trị, người Singapore đôi khi thường tự trách mắng mình là quá chú trọng tới lối sống hưởng thụ, mà họ tóm tắt trong "năm chữ C" - tiền (cash), căn hộ cao cấp (condo), xe hơi (car), thẻ tín dụng (credit card), và câu lạc bộ quốc gia (country club).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một thế giới các trang web và các trang blog chính trị đối đầu đã lên tiếng chỉ trích ông Lý cùng hệ thống của ông.
04:48
Tiến sĩ Vũ Minh Khương cho rằng Việt Nam nên học ba nguyên tắc xây dựng nhà nước mạnh của ông Lý Quang Diệu.
Theo vị chuyên gia người Việt sống tại Singapore, có ba nguyên tắc được ông Lý thực thi để xây dựng nhà nước mạnh tại Singapore - trọng hiền tài, thực dụng và trung thực.
Ông Khương nói công thức này có thể giúp đối phó vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam.
"Tưởng thưởng những người có tài năng, cống hiến sẽ là bước đột phá rất lớn.
"Thứ hai là hãy nói thực chất đất nước sẽ đi đến đâu 20, 30 năm nữa, làm sao vượt qua thách thức khu vực.
"Và phải trung thực. Đừng bắt cán bộ phải nói dối, xem như chuyện thường ngày," tiến sĩ Khương nhận định.
Bài học Lý Quang Diệu cho Việt Nam?
04:28
Ông Lý đã phải nhập viện từ mấy tuần qua do bị viêm phổi nặng. Trong dịp cuối tuần, người dân đã tới cầu chúc cho ông tại bệnh viện trong lúc tin tức nói sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng.
04:18
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 tại Singapore, trong gia đình thuộc thế hệ di dân thứ ba, gốc Hoa.04:09
Nhìn lại những chặng mốc đáng nhớ trong cuộc đời của người sáng lập đất nước Singapore hiện đại.
Cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua ảnh
04:00 tin mới nhất
Ông Lý Quang Diệu, người đã biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ bé thành một trung tâm toàn cầu thịnh vượng, vừa qua đời ở tuổi 91.
Ông Lý đã giữ vị trí thủ tướng của quốc gia chỉ có một thành phố này trong suốt 31 năm, và tiếp tục làm việc trong chính phủ cho tới tận 2011.
Tuyên bố được thư ký báo chí của Thủ tướng Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu, đưa ra "với nỗi đau buồn sâu sắc".
"Thủ tướng vô cùng đau đớn thông báo ông Lý Quang Diệu, vị thủ tướng lập quốc của Singapore, đã qua đời," tuyên bố nói.
Văn phòng thủ tướng nói ông Lý đã ra đi thanh thản tại Bệnh viện Đa khoa Singapore vào lúc 03:18 thứ Hai, giờ địa phương (tức 19:18 GMT Chủ Nhật 22/3/2015).
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/rolling_news/2015/03/150322_ly_quang_dieu_coverage
Geen opmerkingen:
Een reactie posten