Vũ khí : Ấn Độ mua nhiều nhất trong giai đoạn 2009 - 2013
Lực lượng biên phòng Ân Độ (BSF) tuần tra vùng biên giới với Pakistan. Ảnh tháng Giêng 2014. Ấn Độ và Pakistan đứng đầu danh sách các quốc gia nhập vũ khí , theo báo cáo 2014 của SIPRI.Reuters
Theo bản báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa Bình Stockholm (SIPRI) công bố hôm nay, 17/03/2014 tại Paris, thị trường vũ khí của thế giới đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 5 năm qua (2009-2013), với tốc độ 14% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Đứng đầu danh sách khách hàng là Ấn Độ, theo sau là Trung Quốc, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út.
Báo cáo của Viện SIPRI nêu bật sự kiện là số vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ trong 5 năm gần đây cao gần gấp ba lần lượng nhập của hai đối thủ cạnh tranh chính của họ là Trung Quốc hay Pakistan. So với giai đoạn 2004-2008, lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 111%, và hiện nay, trong lãnh vực nhập khẩu vũ khí, thị phần của Ấn Độ đã vọt lên mức 14% tổng lượng vũ khí nhập khẩu trên thế giới.
Để so sánh, thị phần vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc, dù là khách sộp thứ hai, cũng chỉ là 5% thị trường thế giới. Giới quan sát ghi nhận : Ấn Độ đã qua mặt Trung Quốc trong tư cách là quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trên thế giới vào năm 2010, và duy trì vị trí đó cho đến nay.
Với nền công nghiệp vũ khí còn đang phải nỗ lực hơn để chế tạo được các phương tiện hiện đại, Ấn Độ đã phải tung tiền ra để mua vũ khí từ ngoại quốc, đặc biệt là để bắt kịp đối thủ Trung Quốc và đối phó với các thách thức an ninh.
Trong danh sách các quốc gia bán được nhiều vũ khí nhất trong giai đoạn 2009-2013, đứng đầu bảng vẫn là Hoa Kỳ, chiếm 29% thị trường thế giới, bám sát theo sau là Nga, với 27%. Những nước xuất khẩu lớn khác, kém xa hai chàng khổng lồ kể trên : Đức (7%), Trung Quốc (6%), Pháp (5%) và Anh (4%).
Theo bản báo cáo, 75% vũ khí nhập của Ấn Độ đến từ Nga, trong lúc lượng mua của Mỹ chỉ chiếm 7%. Tỷ lệ này có thể thay đổi vì theo một báo cáo của chuyên san quốc phòng IHS Jane’s công bố vào tháng Hai vừa qua, trong năm 2013, Ấn Độ đã trở thành khách hàng lớn nhất của vũ khí Mỹ.
Điểm đáng chú ý trong bản báo cáo vừa được SIPRI công bố là sự hiện diện của Trung Quốc trong danh sách 5 nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, thậm chí còn qua mặt cả Pháp và Anh.
Một ví dụ cho thấy đà vươn lên của Trung Quốc trong tư cách là một nhà lái súng : Trong giai đoạn 2009-2013, Pakistan đã nhập 54% vũ khí từ Trung Quốc, trong lúc từ Mỹ chỉ là 27% mà thôi.
Báo cáo của SIPRI cũng nêu bật sự kiện Bắc Kinh gần đây đã thành công trong việc thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, chọn mua hệ thống phòng không của Trung Quốc, thay vì của các đồng minh phương Tây khác trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140317-vu-khi-an-do-dung-dau-danh-sach-khach-hang-trong-giai-doan-2009-2013/
Để so sánh, thị phần vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc, dù là khách sộp thứ hai, cũng chỉ là 5% thị trường thế giới. Giới quan sát ghi nhận : Ấn Độ đã qua mặt Trung Quốc trong tư cách là quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trên thế giới vào năm 2010, và duy trì vị trí đó cho đến nay.
Với nền công nghiệp vũ khí còn đang phải nỗ lực hơn để chế tạo được các phương tiện hiện đại, Ấn Độ đã phải tung tiền ra để mua vũ khí từ ngoại quốc, đặc biệt là để bắt kịp đối thủ Trung Quốc và đối phó với các thách thức an ninh.
Trong danh sách các quốc gia bán được nhiều vũ khí nhất trong giai đoạn 2009-2013, đứng đầu bảng vẫn là Hoa Kỳ, chiếm 29% thị trường thế giới, bám sát theo sau là Nga, với 27%. Những nước xuất khẩu lớn khác, kém xa hai chàng khổng lồ kể trên : Đức (7%), Trung Quốc (6%), Pháp (5%) và Anh (4%).
Theo bản báo cáo, 75% vũ khí nhập của Ấn Độ đến từ Nga, trong lúc lượng mua của Mỹ chỉ chiếm 7%. Tỷ lệ này có thể thay đổi vì theo một báo cáo của chuyên san quốc phòng IHS Jane’s công bố vào tháng Hai vừa qua, trong năm 2013, Ấn Độ đã trở thành khách hàng lớn nhất của vũ khí Mỹ.
Điểm đáng chú ý trong bản báo cáo vừa được SIPRI công bố là sự hiện diện của Trung Quốc trong danh sách 5 nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, thậm chí còn qua mặt cả Pháp và Anh.
Một ví dụ cho thấy đà vươn lên của Trung Quốc trong tư cách là một nhà lái súng : Trong giai đoạn 2009-2013, Pakistan đã nhập 54% vũ khí từ Trung Quốc, trong lúc từ Mỹ chỉ là 27% mà thôi.
Báo cáo của SIPRI cũng nêu bật sự kiện Bắc Kinh gần đây đã thành công trong việc thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, chọn mua hệ thống phòng không của Trung Quốc, thay vì của các đồng minh phương Tây khác trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140317-vu-khi-an-do-dung-dau-danh-sach-khach-hang-trong-giai-doan-2009-2013/
Ấn Độ sắp bán hỏa tiễn chống hạm cho Việt Nam
Việt Nam muốn mua tên lửa chống chiến hạm Brahmos do Ấn Độ và Nga sản xuất RFI /Keo Chhaya
Theo báo chí Ấn Độ, chính phủ của ông Modi đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch xuất khẩu vũ khí do Ấn sản xuất cho các nước bạn. Khởi đầu là việc xuất khẩu tên lửa siêu thanh chống hạm BrahMos cho các nước Đông Nam Á và Nam Mỹ, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Venezuela tỏ ý muốn mua.
Theo tờ The Economic Times hôm qua 03/09/2014, quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn trên lãnh vực quốc phòng, và trong những năm gần đây Hà Nội ngỏ ý muốn mua hỏa tiễn BrahMos. Ấn Độ có thể ký hợp đồng bán thiết bị quân sự cho Việt Nam trong chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Ấn Pranab Mukherjee từ ngày 14 đến 17/9 tới.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh do Nga - Ấn hợp tác sản xuất, có thể phóng đi từ một tàu ngầm, chiến hạm, phi cơ hay một giàn phóng hỏa tiễn trên đất liền. Tốc độ của BrahMos đạt 2,5 đến 2,8 Mach - nhanh gấp ba lần hỏa tiễn siêu thanh Harpoon của Mỹ. Trang bị đầu đạn từ 200 đến 300 kg, BrahMos có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 290 km, là loại tên lửa diệt hạm vô cùng hiệu quả.
Trước đó vào giữa tháng Bảy, Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, công ty liên doanh Nga - Ấn BrahMos Aerospace đã yêu cầu chính quyền Ấn Độ cho phép xuất khẩu tên lửa BrahMos sang các nước thứ ba, còn phía Nga thì đã bật đèn xanh. Được biết liên doanh BrahMos Aerospace được thành lập từ năm 1998, « BrahMos » là tên ghép của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Matxcơva của Nga.
The Economic Times nói thêm, thỏa thuận Nga - Ấn về việc triển khai hỏa tiễn BrahMos cho phép quân đội hai nước sử dụng loại vũ khí tiên tiến này, cũng như xuất khẩu sang nước thứ ba. Tờ báo nhấn mạnh, Việt Nam và Nga có quan hệ đối tác từ lâu, và Việt Nam thường mua thiết bị quốc phòng của Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây đã tuyên bố muốn chuyển đổi từ một nước nhập khẩu 65% thiết bị quân sự sang tự sản xuất và xuất khẩu sang các nước bạn bè. Ngoài hỏa tiễn BrahMos, Ấn Độ cũng có thể xuất khẩu chiến đấu cơ hạng nhẹ Tejas, hỏa tiễn địa-không Akash và hỏa tiễn Prahar. The Economic Times dẫn một số nguồn tin cho biết vũ khí do Ấn Độ sản xuất có giá rẻ hơn Trung Quốc.
Trang tin Russia & India Report hồi cuối năm cũng đã tiết lộ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến công du Ấn Độ đã chính thức đề nghị New Delhi bán hỏa tiễn BrahMos, cũng như giúp huấn luyện phi công Việt Nam điều khiển máy bay Sukhoi-30.
Được biết hỏa tiễn BrahMos sử dụng trên đất liền, trên biển hay từ tàu ngầm có cấu tạo như nhau, còn phiên bản dùng cho phi cơ hiện nay được chế tạo để phóng đi từ máy bay Su-30 MKI. Trang mạng này dẫn một số nguồn tin cho rằng, Ấn Độ tỏ ra sẵn sàng bán tên lửa và huấn luyện phi công, nhưng do dự trước việc đi xa hơn trong hợp tác quân sự với Việt Nam vì Trung Quốc luôn quan sát các động thái của New Delhi trong quan hệ với Hà Nội.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140904-an-do-sap-ban-hoa-tien-chong-ham-cho-viet-nam/
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh do Nga - Ấn hợp tác sản xuất, có thể phóng đi từ một tàu ngầm, chiến hạm, phi cơ hay một giàn phóng hỏa tiễn trên đất liền. Tốc độ của BrahMos đạt 2,5 đến 2,8 Mach - nhanh gấp ba lần hỏa tiễn siêu thanh Harpoon của Mỹ. Trang bị đầu đạn từ 200 đến 300 kg, BrahMos có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 290 km, là loại tên lửa diệt hạm vô cùng hiệu quả.
Trước đó vào giữa tháng Bảy, Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, công ty liên doanh Nga - Ấn BrahMos Aerospace đã yêu cầu chính quyền Ấn Độ cho phép xuất khẩu tên lửa BrahMos sang các nước thứ ba, còn phía Nga thì đã bật đèn xanh. Được biết liên doanh BrahMos Aerospace được thành lập từ năm 1998, « BrahMos » là tên ghép của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Matxcơva của Nga.
The Economic Times nói thêm, thỏa thuận Nga - Ấn về việc triển khai hỏa tiễn BrahMos cho phép quân đội hai nước sử dụng loại vũ khí tiên tiến này, cũng như xuất khẩu sang nước thứ ba. Tờ báo nhấn mạnh, Việt Nam và Nga có quan hệ đối tác từ lâu, và Việt Nam thường mua thiết bị quốc phòng của Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây đã tuyên bố muốn chuyển đổi từ một nước nhập khẩu 65% thiết bị quân sự sang tự sản xuất và xuất khẩu sang các nước bạn bè. Ngoài hỏa tiễn BrahMos, Ấn Độ cũng có thể xuất khẩu chiến đấu cơ hạng nhẹ Tejas, hỏa tiễn địa-không Akash và hỏa tiễn Prahar. The Economic Times dẫn một số nguồn tin cho biết vũ khí do Ấn Độ sản xuất có giá rẻ hơn Trung Quốc.
Trang tin Russia & India Report hồi cuối năm cũng đã tiết lộ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến công du Ấn Độ đã chính thức đề nghị New Delhi bán hỏa tiễn BrahMos, cũng như giúp huấn luyện phi công Việt Nam điều khiển máy bay Sukhoi-30.
Được biết hỏa tiễn BrahMos sử dụng trên đất liền, trên biển hay từ tàu ngầm có cấu tạo như nhau, còn phiên bản dùng cho phi cơ hiện nay được chế tạo để phóng đi từ máy bay Su-30 MKI. Trang mạng này dẫn một số nguồn tin cho rằng, Ấn Độ tỏ ra sẵn sàng bán tên lửa và huấn luyện phi công, nhưng do dự trước việc đi xa hơn trong hợp tác quân sự với Việt Nam vì Trung Quốc luôn quan sát các động thái của New Delhi trong quan hệ với Hà Nội.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140904-an-do-sap-ban-hoa-tien-chong-ham-cho-viet-nam/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten