Hoa Kỳ tuyên bố sẽ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice trả lời câu hỏi sau bài phát biểu tại Viện Brookings ở Washington ngày 06/02/2015.Reuters
Hôm qua, 06/02/2015, tại Viện Brookings, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice vừa công bố Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Mỹ Barack Obama, khẳng định vai trò lãnh đạo mạnh mẽ và bền vững của Hoa Kỳ là yếu tố then chốt để xây dựng hòa bình và thịnh vượng trên toàn thế giới. Chiến lược này mô tả Hoa Kỳ là lực lượng quan trọng trong việc chống những thách đố trên toàn cầu hiện nay như khủng bố, biến đổi khí hậu và tấn công tin học.
Đặc biệt, Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Obama nhấn mạnh Hoa Kỳ đã và sẽ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương. Tài liệu này dự báo là trong vòng 5 năm tới, gần phân nửa tăng trưởng kinh tế bên ngoài Hoa Kỳ sẽ đến từ châu Á, nhưng những vấn đề về an ninh ở khu vực này như tranh chấp biển đảo và thái độ gây hấn của Bắc Triều Tiên có nguy cơ leo thang và dẫn đến xung đột. Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của Mỹ sẽ vẫn mang tính thiết yếu trong việc duy trì ổn định và an ninh khu vực châu Á, thúc đẩy thương mại và bảo đảm sự tôn trọng các quyền phổ quát của con người.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Obama cho biết là Hoa Kỳ đang « hiện đại hóa » các liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines, nhưng cũng đang tập trung củng cố quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Trong tài liệu này, Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của « một nước Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng » và Washington muốn phát triển một mối quan hệ « mang tính xây dựng » với Bắc Kinh. Nhưng đồng thời Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc « tuân thủ các luật lệ và chuẩn mực quốc tế trên những vấn đề, từ an ninh hàng hải, đến mậu dịch và nhân quyền ».
Chiến lược An Ninh Quốc gia của tổng thống Obama ghi rõ : « Chúng ta sẽ theo dõi sát tiến trình hiện đại hóa quân sự và bành trướng sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Á, đồng thời tìm cách giảm nguy cơ hiểu nhầm nhau hoặc tính toán sai lầm. »
Riêng về các tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là ở châu Á, tài liệu này lên án những hành động nhằm cưỡng ép và xác quyết chủ quyền có nguy cơ leo thang thành xung đột. Washington khuyến khích mở các kênh đối thoại để giải quyết các tranh chấp biển đảo một cách hòa bình theo đúng công pháp quốc tế.
Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Obama ủng hộ việc sớm đạt đến một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc với ASEAN. Tài liệu này chỉ trích Thượng viện Mỹ đã không phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vì điều này gây phương hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ về « một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150207-hoa-ky-tuyen-bo-se-van-la-cuong-quoc-thai-binh-duong/
Để thực hiện mục tiêu nói trên, Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Obama cho biết là Hoa Kỳ đang « hiện đại hóa » các liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines, nhưng cũng đang tập trung củng cố quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Trong tài liệu này, Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của « một nước Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng » và Washington muốn phát triển một mối quan hệ « mang tính xây dựng » với Bắc Kinh. Nhưng đồng thời Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc « tuân thủ các luật lệ và chuẩn mực quốc tế trên những vấn đề, từ an ninh hàng hải, đến mậu dịch và nhân quyền ».
Chiến lược An Ninh Quốc gia của tổng thống Obama ghi rõ : « Chúng ta sẽ theo dõi sát tiến trình hiện đại hóa quân sự và bành trướng sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Á, đồng thời tìm cách giảm nguy cơ hiểu nhầm nhau hoặc tính toán sai lầm. »
Riêng về các tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là ở châu Á, tài liệu này lên án những hành động nhằm cưỡng ép và xác quyết chủ quyền có nguy cơ leo thang thành xung đột. Washington khuyến khích mở các kênh đối thoại để giải quyết các tranh chấp biển đảo một cách hòa bình theo đúng công pháp quốc tế.
Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Obama ủng hộ việc sớm đạt đến một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc với ASEAN. Tài liệu này chỉ trích Thượng viện Mỹ đã không phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vì điều này gây phương hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ về « một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150207-hoa-ky-tuyen-bo-se-van-la-cuong-quoc-thai-binh-duong/
Đối thoại chiến lược : Mỹ-Trung kêu gọi san bằng các bất đồng
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân cuộc Đối thoại chiến lược Mỹ-Trung - REUTERS /Evan Vucci
Cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế thường niên Mỹ-Trung đã mở ra vào hôm nay, 09/07/2014 tại Bắc Kinh ở cấp bộ trưởng. Sự kiện nổi bật là lãnh đạo tối cao của cả hai nước đều đã lên tiếng công nhận các bất đồng tồn tại trong quan hệ giữa hai cường quốc, nhưng đồng thời kêu gọi tăng cường đối thoại để san bằng các khác biệt.
Phát biểu ngay tại nơi mà cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đón tiếp cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào năm 1972 mở rộng cửa cho bang giao Mỹ-Trung, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi hai bên giải tỏa các bất đồng đang khuấy động quan hệ song phương.
Trước một cử tọa trong đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Tập Cận Bình xác định : « Việc Trung Quốc và Hoa Kỳ có quan điểm khác nhau, và thậm chí có tranh chấp về một số vấn đề nhất định là điều tự nhiên ». Trong bối cảnh đó, theo Chủ tịch Trung Quốc : « Vấn đề thông tin liên lạc và hợp tác (Mỹ-Trung) lại càng cần thiết hơn ».
Đối với ông Tập Cận Bình, quyền lợi giữa các nước hiện đang « gắn bó với nhau hơn bao giờ hết », vì vậy, các quốc gia Thái Bình Dương cần phải « thoát khỏi khuôn mẫu đã lỗi thời là tất yếu phải đối đầu với nhau ».
Trong một tuyên bố phát đi từ Washington trước lúc cuộc Đối thoại Mỹ-Trung mở ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng kêu gọi hai nước « đối mặt một cách thẳng thắn với các bất đồng song phương » Ông Obama thừa nhận rằng « Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể đồng ý với nhau trên mọi chủ đề ».
Về phần minh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đứng đầu phái đoàn Mỹ cùng với Bộ trưởng Tài chính, Jack Lew, đã đảm bảo rằng Hoa Kỳ không hề tìm cách « hạn chế sự mở rộng của Trung Quốc », mà trái lại luôn hoan nghênh « sự vươn lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh vượng. »
Các tuyên bố mang đầy tính chất ngoại giao trên đây được đưa ra sau khi nhiều quan chức Mỹ đã nêu bật các vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung cần phải giải quyết, từ các vụ đánh cắp bí mật công nghệ Mỹ của đạo quân tin tặc Trung Quốc cho đến chủ trương ghìm giá đồng nhân dân tệ của chính quyền Bắc Kinh gây thiệt hại cho Mỹ …
Về vấn đề an ninh khu vực, trọng tâm được Mỹ nêu bật là các hành vi gây mất ổn định của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Vào hôm qua, một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ trong phái đoàn của Ngoại trưởng John Kerry đã không ngần ngại đả kích các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông được thể hiện trong tấm bản đồ hình lưỡi bò.
Đối với quan chức xin giấu tên đó thì việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông quả là « có vấn đề ».
Trong phát biểu vào hôm nay 09/07/2014, ông Tập Cận Bình chỉ gián tiếp đề cập đến các tranh chấp chủ quyền đó, khi nhắc lại rằng Trung Quốc đã cam kết xây dựng « quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và hơn thế nữa. ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140709-doi-thoai-chien-luoc-my-trung-keu-goi-san-bang-cac-bat-dong/
Trước một cử tọa trong đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Tập Cận Bình xác định : « Việc Trung Quốc và Hoa Kỳ có quan điểm khác nhau, và thậm chí có tranh chấp về một số vấn đề nhất định là điều tự nhiên ». Trong bối cảnh đó, theo Chủ tịch Trung Quốc : « Vấn đề thông tin liên lạc và hợp tác (Mỹ-Trung) lại càng cần thiết hơn ».
Đối với ông Tập Cận Bình, quyền lợi giữa các nước hiện đang « gắn bó với nhau hơn bao giờ hết », vì vậy, các quốc gia Thái Bình Dương cần phải « thoát khỏi khuôn mẫu đã lỗi thời là tất yếu phải đối đầu với nhau ».
Trong một tuyên bố phát đi từ Washington trước lúc cuộc Đối thoại Mỹ-Trung mở ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng kêu gọi hai nước « đối mặt một cách thẳng thắn với các bất đồng song phương » Ông Obama thừa nhận rằng « Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể đồng ý với nhau trên mọi chủ đề ».
Về phần minh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đứng đầu phái đoàn Mỹ cùng với Bộ trưởng Tài chính, Jack Lew, đã đảm bảo rằng Hoa Kỳ không hề tìm cách « hạn chế sự mở rộng của Trung Quốc », mà trái lại luôn hoan nghênh « sự vươn lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh vượng. »
Các tuyên bố mang đầy tính chất ngoại giao trên đây được đưa ra sau khi nhiều quan chức Mỹ đã nêu bật các vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung cần phải giải quyết, từ các vụ đánh cắp bí mật công nghệ Mỹ của đạo quân tin tặc Trung Quốc cho đến chủ trương ghìm giá đồng nhân dân tệ của chính quyền Bắc Kinh gây thiệt hại cho Mỹ …
Về vấn đề an ninh khu vực, trọng tâm được Mỹ nêu bật là các hành vi gây mất ổn định của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Vào hôm qua, một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ trong phái đoàn của Ngoại trưởng John Kerry đã không ngần ngại đả kích các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông được thể hiện trong tấm bản đồ hình lưỡi bò.
Đối với quan chức xin giấu tên đó thì việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông quả là « có vấn đề ».
Trong phát biểu vào hôm nay 09/07/2014, ông Tập Cận Bình chỉ gián tiếp đề cập đến các tranh chấp chủ quyền đó, khi nhắc lại rằng Trung Quốc đã cam kết xây dựng « quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và hơn thế nữa. ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140709-doi-thoai-chien-luoc-my-trung-keu-goi-san-bang-cac-bat-dong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten