Lúc 8:30 sáng thứ
Tư tại bãi biển Galle Face Green, là một bãi đất trống sát cạnh bờ biển phía Tây
của Sri Lanka, cách Tòa Sứ Thần Tòa Thánh khoảng 7km, Đức Thánh Cha Phanxicô đã
cử hành thánh lễ phong thánh cho Chân Phước Joseph Vaz.
Sau khi cộng đoàn đã hát
kinh Veni, Creator Spritus – “Thánh Thần, Khấn xin ngự đến”, Đức Thánh Cha cầu
nguyện như sau:
Lậy Chúa nhân từ, xin nghe lời dân Chúa cầu xin và xin
chiếu dọi ánh sáng Thần Linh Chúa vào tâm trí chúng con, để việc phụng thờ của
chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô
Chúa chúng con. Amen.
Kế đó, Đức Cha Joseph Vianney Fernando, Giám
Mục giáo phận Kandy, cáo thỉnh viên án phong Thánh tiến lên trước Đức Thánh Cha.
Ngài nói:
Trọng Kính Đức Thánh Cha, Giáo Hội Mẹ Thánh tha thiết
khẩn xin Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các Thánh Chân Phước Joseph Vaz để ngài có
thể được kêu cầu như thế bởi tất cả các tín hữu Kitô.
Đức Thánh Cha
đáp:
Anh chị em thân mến, Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Chúa
Cha toàn năng nhờ Chúa Giêsu Kitô và nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ và tất cả các
Thánh xin Ngài đoái thương nâng đỡ quyết định long trọng chúng ta sắp thực
hiện. Lạy Chúa, chúng con xin Chúa đoái thương nhận lời cầu của dân Ngài để
việc phụng thờ của chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát
triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Tiếp theo, Đức Cha Filipe
Neri Antonio Giám Mục giáo phận Goa và Damão của Ấn Độ đã đọc tiểu sử Chân Phước
Joseph Vaz. Ngài nói:
Cha mẹ Chân Phước Joseph Vaz là những người rất
mộ đạo sinh sống tại Benaulim thuộc giáo phận Goa, Ấn Độ. Ngài sinh ngày 21
tháng Tư năm 1651, được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Goa vào năm 1676.
Ngài đã gia nhập một cộng đoàn nhỏ các linh mục Ấn Độ năm 1684 và đã giúp hình
thành Dòng Anh Em Thuyết Giảng Thánh Philip Neri. Cha Vaz rất nhạy cảm với hoàn
cảnh của những người Công Giáo ở Tích Lan dưới sự bách hại của người Hà Lan.
Ngài đã trá hình thành một người lao động bình thường để sang vùng đất này vào
năm 1687 và đặt trụ sở tại Kandy. Ngài đã hoạt động miệt mài trong 24 năm để xây
dựng lại Giáo Hội tại Sri Lanka.
Cuộc sống của Chân Phước được đặc trưng
bằng lửa tình yêu của Thiên Chúa thiêu đốt trong lòng, một lòng bác ái anh hùng
và nỗi khát khao không hề tắt trong lòng cho phần rỗi các linh hồn.
Kiệt
quệ vì công việc truyền giáo của mình và bị nhiễm bệnh cha Vaz đã qua đời vào
ngày 16 tháng Giêng năm 1711, ở Kandy.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
đã tuyên phong chân phước cho ngài ngày 21 tháng 12 năm 1995 trong chuyến tông
du đến Sri Lanka.
Đức Cha Joseph Vianney Fernando, Giám Mục giáo phận
Kandy, cáo thỉnh viên án phong Thánh tiến lên trước Đức Thánh Cha, thưa cùng
ngài lần thứ hai. Ngài nói:
Trọng Kính Đức Thánh Cha, Được củng
cố bởi lời đồng thanh cầu nguyện, Hội Thánh tha thiết khẩn xin Đức Thánh Cha ghi
vào sổ bộ các thánh người con sau của Giáo Hội: Chân Phước Joseph
Vaz
Đáp lại, Đức Thánh Cha đã long trọng đọc công thức phong
thánh.
Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, để phát huy đức tin
Công Giáo và củng cố đời sống Kitô hữu, với quyền lực của Chúa Giêsu Kitô Chúa
chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy
nghĩ chín chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã
tham khảo ý kiến của nhiều Chư huynh Giám mục, tôi quyết định tuyên bố: Chân
Phước Joseph Vaz là Thánh và được ghi vào sổ bộ các Thánh và truyền rằng ngài
được tôn kính như vậy bởi toàn thể Giáo Hội. Nhân danh Cha, và Con, và Thánh
Thần. Amen
Cộng đoàn đã vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Trong bài
giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
"Khắp cùng bờ cõi trái đất sẽ thấy
ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta" (Is 52:10)
Đây là lời tiên tri
tuyệt vời mà chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Tiên tri Isaiah
báo trước việc rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô tới khắp cùng bờ cõi trái
đất. Lời tiên tri này có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta, khi chúng ta
mừng lễ phong thánh cho một nhà truyền giáo vĩ đại của Tin Mừng, là Thánh Joseph
Vaz. Giống như vô số các nhà truyền giáo khác trong lịch sử của Giáo Hội, ngài
đáp lại lệnh truyền của Chúa Phục Sinh làm cho muôn dân trở thành môn đệ (xem Mt
28:19). Bằng những lời rao giảng của ngài, nhưng quan trọng hơn, bằng những
gương sáng trong cuộc sống của mình, ngài đã dẫn dắt người dân của đất nước này
đến với đức tin là điều khiến chúng ta được thừa kế “phần gia nghiệp cùng với
tất cả những người đã được thánh hiến" (Cv 20:32).
Nơi Thánh Joseph,
chúng ta thấy một dấu chỉ mạnh mẽ của lòng nhân hậu và tình yêu của Thiên Chúa
đối với nhân dân Sri Lanka. Nhưng chúng ta cũng thấy nơi ngài một thách thức
phải kiên trì trong những nẻo đường Tin Mừng, để mình được lớn lên trong sự
thánh thiện, và để làm chứng cho Tin Mừng của sự hòa giải mà ngài đã tận hiến
cuộc sống của mình.
Là một linh mục của Dòng Anh Em Thuyết Giảng ở Goa
nơi quê hương mình, Thánh Joseph Vaz đã đến đất nước này vì lòng nhiệt thành
truyền giáo và vì một tình yêu vĩ đại dành cho dân tộc này. Trước những bách hại
tôn giáo, ngài phải ăn mặc như một người ăn xin, trong khi thực hiện nhiệm vụ tư
tế của mình trong các cuộc tụ tập bí mật với các tín hữu, thường là vào ban đêm.
Những nỗ lực của ngài đã đem lại sức mạnh tinh thần và đạo đức cho người dân
Công Giáo đang trong cơn hoạn nạn. Ngài có một mong muốn đặc biệt là được phục
vụ những người bệnh tật và đau khổ. Thừa tác vụ của ngài dành cho người bệnh
được đánh giá cao bởi nhà vua khi một cơn dịch bệnh đậu mùa đang hoành hành ở
Kandy, nhờ thế, ngài đã được tự do hơn để làm việc mục vụ. Từ Kandy, ngài có thể
vươn tới những miền khác của hòn đảo. Ngài đã tận hiến bản thân trong công việc
truyền giáo và qua đời, vì kiệt sức, ở tuổi năm mươi chín, và được tôn kính vì
sự thánh thiện của ngài.
Thánh Joseph Vaz tiếp tục là một mẫu gương và
một thầy dạy vì nhiều lý do, nhưng tôi muốn tập trung vào ba điều này. Thứ nhất,
ngài là một linh mục gương mẫu. Ngày hôm nay ở đây, với chúng ta có rất nhiều
linh mục và tu sĩ, cả nam lẫn nữ, những người, như Thánh Joseph Vaz, đã được
thánh hiến để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Tôi khích lệ anh chị em hãy nhìn
Thánh Joseph như một hướng dẫn chắc chắn. Ngài dạy chúng ta cách thế đi ra những
vùng ngoại vi, để Chúa Giêsu Kitô được biết đến và được yêu mến ở khắp mọi nơi.
Thánh nhân cũng là một mẫu gương về sự đau khổ nhẫn nại vì Tin Mừng, một mẫu
gương về sự vâng phục những bề trên của chúng ta, một mẫu gương về yêu thương
chăm sóc cho Giáo Hội Chúa (Cv 20:28). Cũng như chúng ta, Thánh Joseph Vaz đã
sống trong một khoảng thời gian đầy những biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc;
Công Giáo là một thiểu số, và thường chia rẽ trong nội bộ; trong khi bên ngoài
thường xuyên bị thù ghét, thậm chí bị bách hại. Thế nhưng, vì luôn kết hiệp với
Chúa chịu đóng đinh trong lời cầu nguyện, thánh nhân đã có thể trở thành một
biểu tượng sống động cho tất cả mọi người về lòng thương xót và tình yêu hoà
giải của Thiên Chúa.
Thứ hai, Thánh Joseph chỉ cho chúng ta thấy tầm quan
trọng của việc phải thắng vượt những chia rẽ tôn giáo vì sứ vụ hòa bình. Tình
yêu không chia cách của ngài dành cho Thiên Chúa mở lòng ngài ra để yêu người
lân cận của mình; ngài chăm sóc cho ai đang cần đến, bất cứ ai và ở bất cứ nơi
nào. Gương sáng của thánh nhân tiếp tục truyền cảm hứng cho Giáo Hội tại Sri
Lanka ngày nay. Giáo Hội phục vụ một cách cũng vui vẻ và hào phóng tất cả các
thành viên của xã hội. Giáo Hội không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, bộ tộc,
hay tình trạng tôn giáo trong những sứ vụ Giáo Hội cống hiến thông qua trường
học, bệnh viện, phòng khám, và nhiều công trình từ thiện khác của mình. Tất cả
những gì Giáo Hội muốn được hồi đáp là tự do để thực hiện sứ mệnh này. Tự do tôn
giáo là một nhân quyền cơ bản. Mỗi cá nhân phải được tự do, một mình hoặc kết
hợp với những người khác, để tìm kiếm sự thật, và công khai bày tỏ xác tín tôn
giáo của mình, mà không bị đe dọa hay ép buộc từ bên ngoài. Như cuộc sống của
Thánh Joseph Vaz đã dạy chúng ta, sự thờ phượng Thiên Chúa đích thực sinh hoa
kết quả không phải nơi sự phân biệt đối xử, hận thù và bạo lực, nhưng nơi niềm
tôn trọng sự thánh thiêng của sự sống, phẩm giá và tự do của người khác, và nơi
những dấn thân yêu thương cho phúc lợi của tất cả mọi người.
Cuối cùng,
Thánh Joseph mang lại cho chúng ta một gương sáng về lòng nhiệt thành truyền
giáo. Mặc dù, ngài đã đến Tích Lan để làm mục vụ cho cộng đồng Công Giáo, lòng
bác ái truyền giáo của ngài đã thúc giục ngài đến với tất cả mọi người. Bỏ lại
đằng sau nhà cửa, gia đình, sự thoải mái của một môi trường quen thuộc, ngài đáp
lại ơn gọi để ra đi, để nói về Chúa Kitô bất cứ nơi nào bước chân đưa ngài đến.
Thánh Joseph biết làm thế nào để đem lại sự thật và vẻ đẹp của Tin Mừng trong
một bối cảnh đa tôn giáo, với một niềm tôn trọng, tận hiến, kiên trì và khiêm
tốn. Đây cũng là con đường của các môn đệ Chúa Giêsu ngày nay. Chúng ta được mời
gọi để ra đi cũng với một lòng nhiệt thành như thế, cùng một sự can đảm như của
Thánh Joseph, nhưng cũng với một sự nhạy cảm của thánh nhân, sự tôn kính dành
cho người khác, và lòng ao ước chia sẻ với họ lời ân sủng (Cv 20:32) có sức mạnh
để xây dựng họ. Chúng ta được mời gọi để trở thành những môn đệ truyền
giáo.
Anh chị em thân mến, tôi cầu nguyện rằng theo gương của Thánh
Joseph Vaz, các Kitô hữu nước này có thể được củng cố trong đức tin và có những
đóng góp to lớn hơn nữa cho hòa bình, công lý và hòa giải trong xã hội Sri
Lanka. Đây là những gì Chúa Kitô yêu cầu anh chị em. Đây là những gì Thánh
Joseph dạy bảo anh chị em. Đây là những gì Giáo Hội cần nơi anh chị em. Tôi xin
tất cả anh chị em hãy cầu nguyện cùng vị thánh mới của chúng ta, để trong sự
hiệp nhất với Giáo Hội trên toàn thế giới, anh chị em có thể hát vang một bài ca
mới dâng lên Chúa và công bố vinh quang của Ngài tới khắp cùng bờ cõi trái đất.
Vì Chúa cao cả và đáng chúc tụng dường bao (xem Tv 96: 1-4)! Amen.
http://www.vietcatholic.net/News/Html/133669.htm
Tiểu sử chính thức của vị thánh tiên khởi Sri Lanka - Joseph
Vaz
Đặng Tự Do1/13/2015
|
|
Dưới đây là tiểu sử chính thức của vị thánh Joseph Vaz theo Văn
Phòng Nghi Lễ Phủ Giáo Hoàng.
Cha
mẹ Chân Phước Joseph Vaz là những người rất mộ đạo sinh sống tại Benaulim thuộc
giáo phận Goa, Ấn Độ. Ngài sinh ngày 21 tháng Tư năm 1651, được thụ phong linh
mục tại Tổng Giáo phận Goa vào năm 1676. Ngài đã gia nhập một cộng đoàn nhỏ các
linh mục Ấn Độ năm 1684 và đã giúp hình thành Dòng Anh Em Thuyết Giảng Thánh
Philip Neri. Cha Vaz rất nhạy cảm với hoàn cảnh của những người Công Giáo ở Tích
Lan dưới sự bách hại của người Hà Lan. Ngài đã trá hình thành một người lao động
bình thường để sang vùng đất này vào năm 1687 và đặt trụ sở tại Kandy. Ngài đã
hoạt động miệt mài trong 24 năm để xây dựng lại Giáo Hội tại Sri
Lanka.
Cuộc sống của Chân Phước được đặc trưng bằng lửa tình yêu của
Thiên Chúa thiêu đốt trong lòng, một lòng bác ái anh hùng và nỗi khát khao không
hề tắt trong lòng cho phần rỗi các linh hồn.
Kiệt quệ vì công việc truyền
giáo của mình và bị nhiễm bệnh cha Vaz đã qua đời vào ngày 16 tháng Giêng năm
1711, ở Kandy.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên phong chân phước
cho ngài ngày 21 tháng 12 năm 1995 trong chuyến tông du đến Sri Lanka.
http://www.vietcatholic.net/News/Html/133659.htm
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong lễ tuyên thánh cho cha
Joseph Vaz - vị thánh tiên khởi của Sri Lanka J.B. Đặng
Minh An dịch1/14/2015
|
|
"Khắp cùng bờ cõi trái đất sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa
chúng ta" (Is 52:10)
Đây là lời tiên tri tuyệt vời mà chúng ta đã
nghe trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Tiên tri Isaiah báo trước việc rao giảng
Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô tới khắp cùng bờ cõi trái đất. Lời tiên tri này có
một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta, khi chúng ta mừng lễ phong thánh cho một
nhà truyền giáo vĩ đại của Tin Mừng, là Thánh Joseph Vaz. Giống như vô số các
nhà truyền giáo khác trong lịch sử của Giáo Hội, ngài đáp lại lệnh truyền của
Chúa Phục Sinh làm cho muôn dân trở thành môn đệ (xem Mt 28:19). Bằng những lời
rao giảng của ngài, nhưng quan trọng hơn, bằng những gương sáng trong cuộc sống
của mình, ngài đã dẫn dắt người dân của đất nước này đến với đức tin là điều
khiến chúng ta được thừa kế “phần gia nghiệp cùng với tất cả những người đã được
thánh hiến" (Cv 20:32).
Nơi Thánh Joseph, chúng ta thấy một dấu chỉ mạnh
mẽ của lòng nhân hậu và tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân dân Sri Lanka.
Nhưng chúng ta cũng thấy nơi ngài một thách thức phải kiên trì trong những nẻo
đường Tin Mừng, để mình được lớn lên trong sự thánh thiện, và để làm chứng cho
Tin Mừng của sự hòa giải mà ngài đã tận hiến cuộc sống của mình.
Là một
linh mục của Dòng Anh Em Thuyết Giảng ở Goa nơi quê hương mình, Thánh Joseph Vaz
đã đến đất nước này vì lòng nhiệt thành truyền giáo và vì một tình yêu vĩ đại
dành cho dân tộc này. Trước những bách hại tôn giáo, ngài phải ăn mặc như một
người ăn xin, trong khi thực hiện nhiệm vụ tư tế của mình trong các cuộc tụ tập
bí mật với các tín hữu, thường là vào ban đêm. Những nỗ lực của ngài đã đem lại
sức mạnh tinh thần và đạo đức cho người dân Công Giáo đang trong cơn hoạn nạn.
Ngài có một mong muốn đặc biệt là được phục vụ những người bệnh tật và đau khổ.
Thừa tác vụ của ngài dành cho người bệnh được đánh giá cao bởi nhà vua khi một
cơn dịch bệnh đậu mùa đang hoành hành ở Kandy, nhờ thế, ngài đã được tự do hơn
để làm việc mục vụ. Từ Kandy, ngài có thể vươn tới những miền khác của hòn đảo.
Ngài đã tận hiến bản thân trong công việc truyền giáo và qua đời, vì kiệt sức, ở
tuổi năm mươi chín, và được tôn kính vì sự thánh thiện của ngài.
Thánh
Joseph Vaz tiếp tục là một mẫu gương và một thầy dạy vì nhiều lý do, nhưng tôi
muốn tập trung vào ba điều này. Thứ nhất, ngài là một linh mục gương mẫu. Ngày
hôm nay ở đây, với chúng ta có rất nhiều linh mục và tu sĩ, cả nam lẫn nữ, những
người, như Thánh Joseph Vaz, đã được thánh hiến để phục vụ Thiên Chúa và tha
nhân. Tôi khích lệ anh chị em hãy nhìn Thánh Joseph như một hướng dẫn chắc chắn.
Ngài dạy chúng ta cách thế đi ra những vùng ngoại vi, để Chúa Giêsu Kitô được
biết đến và được yêu mến ở khắp mọi nơi. Thánh nhân cũng là một mẫu gương về sự
đau khổ nhẫn nại vì Tin Mừng, một mẫu gương về sự vâng phục những bề trên của
chúng ta, một mẫu gương về yêu thương chăm sóc cho Giáo Hội Chúa (Cv 20:28).
Cũng như chúng ta, Thánh Joseph Vaz đã sống trong một khoảng thời gian đầy những
biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc; Công Giáo là một thiểu số, và thường chia rẽ
trong nội bộ; trong khi bên ngoài thường xuyên bị thù ghét, thậm chí bị bách
hại. Thế nhưng, vì luôn kết hiệp với Chúa chịu đóng đinh trong lời cầu nguyện,
thánh nhân đã có thể trở thành một biểu tượng sống động cho tất cả mọi người về
lòng thương xót và tình yêu hoà giải của Thiên Chúa.
Thứ hai, Thánh
Joseph chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc phải thắng vượt những chia
rẽ tôn giáo vì sứ vụ hòa bình. Tình yêu không chia cách của ngài dành cho Thiên
Chúa mở lòng ngài ra để yêu người lân cận của mình; ngài chăm sóc cho ai đang
cần đến, bất cứ ai và ở bất cứ nơi nào. Gương sáng của thánh nhân tiếp tục
truyền cảm hứng cho Giáo Hội tại Sri Lanka ngày nay. Giáo Hội phục vụ một cách
cũng vui vẻ và hào phóng tất cả các thành viên của xã hội. Giáo Hội không phân
biệt chủng tộc, tín ngưỡng, bộ tộc, hay tình trạng tôn giáo trong những sứ vụ
Giáo Hội cống hiến thông qua trường học, bệnh viện, phòng khám, và nhiều công
trình từ thiện khác của mình. Tất cả những gì Giáo Hội muốn được hồi đáp là tự
do để thực hiện sứ mệnh này. Tự do tôn giáo là một nhân quyền cơ bản. Mỗi cá
nhân phải được tự do, một mình hoặc kết hợp với những người khác, để tìm kiếm sự
thật, và công khai bày tỏ xác tín tôn giáo của mình, mà không bị đe dọa hay ép
buộc từ bên ngoài. Như cuộc sống của Thánh Joseph Vaz đã dạy chúng ta, sự thờ
phượng Thiên Chúa đích thực sinh hoa kết quả không phải nơi sự phân biệt đối xử,
hận thù và bạo lực, nhưng nơi niềm tôn trọng sự thánh thiêng của sự sống, phẩm
giá và tự do của người khác, và nơi những dấn thân yêu thương cho phúc lợi của
tất cả mọi người.
Cuối cùng, Thánh Joseph mang lại cho chúng ta một gương
sáng về lòng nhiệt thành truyền giáo. Mặc dù, ngài đã đến Tích Lan để làm mục vụ
cho cộng đồng Công Giáo, lòng bác ái truyền giáo của ngài đã thúc giục ngài đến
với tất cả mọi người. Bỏ lại đằng sau nhà cửa, gia đình, sự thoải mái của một
môi trường quen thuộc, ngài đáp lại ơn gọi để ra đi, để nói về Chúa Kitô bất cứ
nơi nào bước chân đưa ngài đến. Thánh Joseph biết làm thế nào để đem lại sự thật
và vẻ đẹp của Tin Mừng trong một bối cảnh đa tôn giáo, với một niềm tôn trọng,
tận hiến, kiên trì và khiêm tốn. Đây cũng là con đường của các môn đệ Chúa Giêsu
ngày nay. Chúng ta được mời gọi để ra đi cũng với một lòng nhiệt thành như thế,
cùng một sự can đảm như của Thánh Joseph, nhưng cũng với một sự nhạy cảm của
thánh nhân, sự tôn kính dành cho người khác, và lòng ao ước chia sẻ với họ lời
ân sủng (Cv 20:32) có sức mạnh để xây dựng họ. Chúng ta được mời gọi để trở
thành những môn đệ truyền giáo.
Anh chị em thân mến, tôi cầu nguyện rằng
theo gương của Thánh Joseph Vaz, các Kitô hữu nước này có thể được củng cố trong
đức tin và có những đóng góp to lớn hơn nữa cho hòa bình, công lý và hòa giải
trong xã hội Sri Lanka. Đây là những gì Chúa Kitô yêu cầu anh chị em. Đây là
những gì Thánh Joseph dạy bảo anh chị em. Đây là những gì Giáo Hội cần nơi anh
chị em. Tôi xin tất cả anh chị em hãy cầu nguyện cùng vị thánh mới của chúng ta,
để trong sự hiệp nhất với Giáo Hội trên toàn thế giới, anh chị em có thể hát
vang một bài ca mới dâng lên Chúa và công bố vinh quang của Ngài tới khắp cùng
bờ cõi trái đất. Vì Chúa cao cả và đáng chúc tụng dường bao (xem Tv 96: 1-4)!
Amen.
http://www.vietcatholic.net/News/Html/133668.htm
Đức Thánh Cha viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ Madhu, bắc Sri
Lanka Lm. Trần Đức Anh OP1/14/2015
|
|
MADHU. Chiều ngày 14-1-2015, ĐTC Phanxicô đã kính viếng Đền
Thánh Đức Mẹ Mân Côi ở Madhu, bắc Sri Lanka, cầu nguyện với hơn 100 ngàn tín hữu
và tái kêu gọi hòa giải giữa mọi người dân Sri Lanka.
Sau thánh lễ phong thánh
với sự tham dự của hơn nửa triệu người tại thủ đô Colombo vào ban sáng, lúc 2
giờ chiều cùng ngày 14-1, ĐTC đã đáp trực thăng của không lực Sri Lanka từ thủ
đô Colombo để bay đến Đền thánh Đức Mẹ Madhu, cách đó 250 cây số về hướng bắc và
là miền có đại đa số dân thuộc sắc tộc Tamil. Đền thánh Madhu thuộc giáo
phận Mannar, hiện có 90 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số 270 ngàn dân cư, với
34 giáo xứ do 55 LM giáo phận coi sóc và 330 LM dòng và 183 nữ tu.
Lịch sử Đền ThánhĐền thánh Đức Mẹ Madhu đã có từ hơn 4
thế kỷ, tức là từ năm 1544 khi vua Sankili ở thành Jaffna tàn sát 600 tín hữu
Công Giáo ở Mannar, vốn do các thừa sai Bồ đào nha hoán cải, vì nhà vua sợ người
Bồ bành trướng ảnh hưởng. Có một số tín hữu tránh thoát được cuộc thảm sát và
trong rằng họ thiết lập một nhà nguyện nhỏ bé và đặt trong đó tượng Đức Mẹ hiện
nay ở trong Đền Thánh. 4 thập niên sau đó, một số tín hữu Công Giáo lại phải
chạy khỏi Mannar và bắt đầu kiến thiết các thánh đường ở các vùng lân cận. Một
trong các nhà thờ đó được thiết lập tại Mantai và là nơi đầu tiên được đặt tượng
Đức Mẹ Madhu. Năm 1656 người Hòa Lan theo Tin Lành Calvin đổ bộ lên đảo
Tích Lan và bách hại các tín hữu Công Giáo. Có 30 gia đình Công Giáo chạy trốn
từ làng này sang làng khác, họ mang theo pho tượng Đức Mẹ và 14 năm sau đó, họ
định cư tại nơi ngày nay là Đền thánh Đức Mẹ Madhu. Một số tín hữu Công Giáo
khác, trốn tránh cuộc bách hại của người Hòa Lan cũng chạy đến nơi này, trong số
họ có một phụ nữ Bồ đào nha tên là Helena, và bà đã khởi công xây cất thánh
đường nhỏ đầu tiên dâng kính Đức Mẹ Madhu. Đức Mẹ tại đây được biết đến
trên toàn đảo Tích Lan và được tôn kính như vị bảo vệ và chữa lành những người
bị rắn cắn. Khi cha Joseph Vaz từ Ấn độ đến hoạt động tại Tích Lan từ năm
1687, Công Giáo được phát triển và năm 1706, Đền thánh Đức Mẹ Madhu trở thành
một trung tâm truyền giáo. Thánh đường hiện nay ở Madhu được khởi công xây cất
hồi năm 1872 và năm 1824, vị Đặc Sứ của ĐGH Piô 11 đã chủ sự nghi thức đội triều
tiên cho tượng Đức Mẹ. Đền thành Đức Mẹ Mân Côi ở Madhu vẫn luôn là nơi
hành hương và cầu nguyện của cac tín hữu Công Giáo và cả tín đồ các tôi giáo
khác. Và mặc dù vùng này trong quá khứ đã xảy ra những cuộc giao tranh giữa
phiến quân Tamil và quân đội chính phủ Sri Lanka, các GM nước này đã thành công
trong việc yêu cầu cả hai phe lâm chiến chấp nhận Madhu là vùng phi quân sự, đảm
bảo an ninh cho các tín hữu hành hương và nhiều người tị nạn chạy tới miền này
để tránh các cuộc giao tranh. Thực vậy, từ năm 1990, khu vực 160 hécta quanh Đền
thánh Đức Mẹ Madhu đã tiếp đón hàng ngàn người tị nạn chiến tranh. Sau chiến
tranh, tháng 4 năm 2008, Đền Thánh Đức Mẹ được giao lại cho giáo phận Mannar va
việc thờ phượng được mở lại từ tháng 12 năm 2010. Viếng thăm Đến
Madhu lúc 3 giờ rưỡi chiều, sau 1 giờ 15 phút bay, ĐTC đã đi xe tiến qua các lối
đi để chào thăm hàng trăm ngàn người tụ tập dọc theo hai bên đường và nhất tại
khu vực trước Đền thánh. Tại cổng chào ngài được Đức GM địa phương, Joseph
Rayyappu và chính quyền đón tiếp. Buổi cầu nguyện tiếp đó được cử hành
bằng 3 thứ tiếng: Anh, Singalais và Tamil. Vì nhà thờ nhỏ, nên lớn các tín hữu
tham dự buổi cầu nguyện từ các khu vườn bên ngoài. Có một khu vực riêng dành cho
các vị sư phật giáo đến tham dự buổi cầu nguyện. Trong lời chào ĐTC, Đức
GM sở tại đã gợi lại lịch sử đền thánh Đức Mẹ Madhi và cho biết Đền thánh này
vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc khơi dậy và nuôi dưỡng ơn gọi linh mục và
tu sĩ. Và mỗi năm vào dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, hơn 600 ngàn tín hữu từ
các nơi vẫn đề đây hành hương kính Đức Mẹ. Cũng vậy có đông đảo tín hữu đến kính
viếng vào những dịp lễ khác và cuối tuần. Tiếp đến mọi người đã nghe đọc
bài Tin Mừng theo Thánh Mathêu về các mối phúc thật: Phúc cho những người sầu
khổ vì họ sẽ được an ủi. Phúc cho những người xây dựng hòa bình vì họ sẽ được
gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những người bị bách hại vì lẽ công chính, vì
nước trời là của họ (Mt 5,4.9-10). Bài giảng của ĐTCTrong
bài giảng tại buổi cầu nguyện, ĐTC ghi nhận sự kiện, tại Đền thánh này, mọi
người Sri Lanka, dù là thuộc sắc tộc Tamil hay Singalais, đều cảm thấy như ở nhà
mình, cảm thấy an ninh như một gia đình trong nhà của Mẹ. Nơi đây cũng có sự
hiện diện của các gia đình từ nam chí bắc, những gia đình đã chịu nhiều đau khổ,
gợi lại thời kỳ chiến tranh đẫm máu tại Sri Lanka. Từ thời kỳ đầu của
Kitô giáo ở đất nước này, các tín hữu đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ nh[o bé
này và ngày nay vẫn con tiếp tục. Mẹ là mẹ của đông đảo các gia đình đang tìm
kiếm một cuộc sống an bình. Mẹ Maria bảo vệ nhân dân Sri Lanka khỏi những nguy
hiểm quá khứ và hiện tại. Mẹ luôn gần gũi Chúa Con chịu đóng đanh và gần các con
cái Sri Lanka của mình. ĐTC nói: ”Ngày hôm nay tại đây có những gia đình
đã chịu đau khổ rất nhiều trong cuộc xung đột lâu dài, tạo ra vết thương lớn
trong con tim Sri Lanka. Nhiều người, từ bắc chí nam, bị giết trong bạo lực kinh
khủng và đẫm máu trong những năm ấy. Không người Sri Lanka nào có thể quên những
biến cố bi thảm gắn liền với chính nơi này, hoặc ngày đau buồn khi tượng Đức Mẹ
đáng kính, có từ thời các tín hữu Kitô đầu tiên đến Sri Lanka, bị đưa ra khỏi
đền thánh Đức Mẹ.” Dầu vậy, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy cảm tạ Đức Mẹ vì
Mẹ luôn mang Chúa Giêsu cho chúng ta và luôn ban cho chúng ta sức mạnh để tái
lập an bình trong tâm hồn chúng ta. Sau bao nhiêu oán thù, bao nhiêu bạo lực và
tàn phá, chúng ta hãy cảm tạ Mẹ, vì Mẹ tiếp tục mang Chúa Giêsu cho chúng ta,
chỉ có Chúa mới có thể chữa lành những vết thương còn rộng mở và tái lập an bình
cho những con tim bị tan vỡ. ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Chỉ khi nào, dưới ánh
sáng của thập giá, chúng ta hiểu được sự ác mà chúng ta có khả năng thực hiện,
và thậm chí còn tham gia vào đó nữa, thì chúng ta mới có thể cảm thấy hối hận và
thống hối thực sự. Chỉ khi ấy chúng ta mới có thể lãnh nhận ơn đến gần nhau với
tâm tình thống hối chân thành, trao ban và đón nhận tha thứ. Chúng ta hãy cầu
xin ơn từ bi của Chúa, ơn đền bù các tội lỗi và bao nhiêu sự ác mà đất nước này
đã từng trải qua. Sau cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu xin Mẹ Maria tháp
tùng tất cả mọi người, Tamil cũng như Singalais, trong công cuộc tái tạo hiệp
nhất mà mọi người mong muốn. Ngài nhắc nhớ rằng trong tư cách là anh chị em với
nhau, chúng ta luôn có thể đi về nhà Thiên Chúa trong một tinh thần đổi mới hòa
giải và huynh đệ.
|
http://www.vietcatholic.net/News/Html/133674.htm
|
|
|
Geen opmerkingen:
Een reactie posten