Thuyền nhân: Nạn nhân hiện tượng buôn người kiểu mới
Chiếc tàu Blue Sky M tại bến cảng Gallipoli Ý, với hơn 800 thuyền nhân, mỗi người phải trả gần 6.000 đô la - Reuters
Thuyền trưởng chiếc “tàu ma” Blue Sky đưa hơn 800 thuyền nhân Syria vượt biển vào nước Ý đã khai nhiều tình tiết với báo chí Ý. Sarkis Rani, 36 tuổi,người Syria cho biết được đường dây buôn người trả công 25.000 đôla. Tàu khởi hành từ Thổ Nhĩ Kỳ, đi ngang qua Hy Lạp với hơn 800 người xếp lớp như thú vật mà không bị kiểm soát. Sự tuyệt vọng của nạn nhân chiến tranh đã bị lạm dụng tối đa.
Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng cho biết thêm chi tiết.
RFI : Từ Giáng Sinh đến nay, hàng ngàn thuyền nhân khởi hành từ các hải cảng của Hy Lạp hay Thổ Nhĩ Kỳ bằng thương thuyền hay tàu chở súc vật phế thải xâm nhập vào lãnh hải của Ý. Xin anh cho biết cụ thể chuyện gì đang xẩy ra trên vùng biển Địa Trung Hải trong thời gian gần đây ?
Huê Đăng : Đúng như vậy, trong những ngày qua các mạng truyền thông ở Ý đã đăng tít lớn về hiện tượng thuyền nhân đang ồ ạt tiến vào lãnh hải của Ý trên các con tàu hàng hải cũ. Đây là một hiện tượng mới, so với cách thức vượt biển trước đây của các thuyền nhân, chủ yếu đến từ Bắc Phi, vốn xưa chỉ dùng những chiếc ghe chài đánh cá hay các thuyền ca nô trên đó có khoảng vài trăm thuyền nhân, thì bây giờ hiện tượng này đã “nâng cấp” lên thành hàng ngàn thuyền nhân được nhồi nhét trên những chiếc thương thuyền hàng hải cũ.
Khi những chiếc thương thuyền này sắp sửa vào lãnh hải của Ý thì đội quân lái tàu đã nhanh chóng bỏ thương thuyền, gài tay lái tự động, bỏ mặt thương thuyền cùng với hàng ngàn nhân mạng lững lờ từ từ trôi vào hải phận của Ý. Đây là một phương thức mới của các tổ chức vượt biển: họ không còn dùng những chiếc ghe chài hay ca-nô nhỏ để đưa thuyền nhân nhập cư bất hợp pháp vào nước Ý, mà họ trực tiếp thu mua thẳng những thương thuyền hàng hải cũ rồi dùng nó như phương tiện đưa mỗi lần hàng ngàn thuyền nhân vượt biển vào nước Ý.
RFI : Thế thì trước hiện tượng làn sóng di dân nhập cư tăng vọt như trên, chính phủ Ý đã và đang đối phó như thế nào ?
Huê Đăng : Như ta đã biết là trước đây chính phủ Ý đã có chương trình nhân đạo cứu vớt thuyền nhân mang trên là “Mare Nostrum”. Chương trình này kéo dài một năm bắt đầu từ tháng Mười 2013 và đã chấm dứt hồi tháng Mười 2014 vừa qua, và theo tin của Bộ Quốc phòng Ý thì trong thời gian đó Ý đã cứu vớt được hơn 160.000 thuyền nhân.
Hiện nay, đã có chương trình “Triton” thay thế, đây là một chương trình cứu vớt thuyền nhân của chính Liên Hiệp Châu Âu (chứ không phải của riêng Ý như trường hợp “Mare Nostrum” trước đây), và do cơ quan Frontex, một tổ chức của UE đặc trách về vấn đề nhập cư đến từ các quốc gia ngoài Châu Âu. Nhưng vì lý do địa lý, trên thực tế hiện nay các hoạt động cứu hộ ngay trên mặt biển phần lớn vẫn do các lực lượng hải quân và biên phòng Ý đứng ra trực tiếp đảm nhận.
RFI : Ngoài lý do địa lý như anh nói, cũng có thể hiểu đây là chính sách nhân đạo của nhà nước Ý, dù rằng vấn đề này cũng đã gây không ít tranh cãi chính trị với các lực lượng đảng phái bài ngoại và căng thẳng với các chính phủ Châu Âu khác ?
Huê Đăng : Tạm chưa hãy nói đến nhân đạo. Cụ thể là hiện tượng thuyền nhân đổ bộ ồ ạt lên các đảo cực Nam nước Ý là một điều gần như là “tự nhiên” bởi vị trí địa lý thiên nhiên của Ý đã biến vùng cực Nam của quốc gia này thành điểm tiếp cận gần nhất của làn sóng thuyền nhân đến từ các vùng Nam Địa Trung Hải để tràn vào lục địa Châu Âu. Dù muốn dù không, chính phủ Ý cũng không thể nào làm ngơ trước cảnh hàng ngàn thuyền nhân trôi theo sóng nước đổ vào các vùng đảo cực Nam nước Ý.
Ngoài ra, cũng nên nhớ là ở Ý còn có Tòa thánh Vatican, và chắc chắn là các lực lượng chính trị đảng phái của Ý, nhất là các lực lượng ít nhiều mang màu sắc Công giáo, cũng không thể làm ngơ trước những tuyên bố nhân đạo của Tòa Thánh. Đó là những mặt … mà ta có thể gọi là “tích cực” nhân đạo của Ý trước hiện tượng thuyền nhân … Nhưng trên thực tế, không phải chỉ có những mặc tích cực, mà còn có những … điều mà ta có thể gọi là “động cơ tiêu cực” đến từ phía nước Ý.
RFI : Đông cơ tiêu cực ? Xin anh giải thích rõ hơn vấn đề ?
Huê Đăng : Chuyện các người nhập cư bất hợp pháp vào nước Ý để rồi biến thành một đội quân lao động “chui”, tức là lao động không chính thức, phần lớn nằm ở các vùng nông nghiệp ở miền Nam nước Ý là chuyện mà từ mấy năm nay báo chí Ý vẫn phanh phui ra. Đó là những lao động giá rẻ, không hề được hưởng quyền lợi bảo vệ lao động, đó là những lao động lúc nào cũng có thể bị o ép bức hiếp mà không thể nào đứng lên tố cáo bất kỳ ai vì chính vị thế nhập cư bất hợp pháp của họ đã đặt họ ra ngoài vòng pháp luật.
Thậm chí chính vì vị thế bất hợp pháp này, rất đông những người nhập cư bất hợp pháp là đối tượng để các băng đảng Mafia xã hội đen lôi cuốn vào các hoạt động bất chánh vì họ không có lựa chọn. Nhìn chung mà nói, có thể nói là chính những thuyền nhân này đã đang trở thành một lực lương lao động rẻ tiền, không được bảo vệ, dễ bị ức hiếp bóc lột của một số chủ nhân ông bất lương hay của băng đảng Mafia.
Từ đó có thể thấy là chính những băng đảng xã hội đen Mafia của Ý là những nhóm đứng ra liên kết với những băng đảng xã hội đen của các quốc gia phía Bắc Phi hay các vùng Nam Địa Trung Hải để tổ chức các tuyến buôn người, các mạng nô lệ thời hậu hiện đại. Nhưng đó cũng chỉ mới là những mặt tiêu cực của các băng đảng xã hội đen Mafia, hay của các chủ nhân ông vô nhân đạo của các nông trại. Ngoài ra, còn cả những lực lượng chính trị, ngoài miệng thì lớn tiếng đã kích bài ngoại nhưng bên trong lại chính là những bộ phận đã sống cộng sinh một cách đắc lợi trước hiện tượng nhập cư bất hợp pháp …
RFI : Cụ thể, hiện tượng cộng sinh nói trên là như thế nào ?
Huê Đăng : Trong những tháng gần đây ở Ý đã nổ ra xì-căn-đan mà báo chí Ý gán tên là “Mafia capitale”, tức là hiện tượng Mafia đã thâm nhập lũng đoạn các lực lượng chính trị, các cơ chế nhà nước ở Thủ đô Roma. Đó là hiện tượng tham nhũng hối lộ của các nhóm băng đảng xã hội đen cấu kết với một số quan chức trong guồng máy hành chánh nhà nước ở thủ đô để cùng nhau chia chác các khoảng tài trợ mà chính phủ Ý dành để đối phó vấn đề nhập cư bất hợp pháp và để hỗ trợ những người tị nạn.
Cụ thể là chính phủ Ý đã có những khoảng tài chính để xây dựng các cơ sở hậu cần để tiếp đón bảo quản những người nhập cư bất hợp pháp, và chính các băng đảng Mafia đã thâm nhập vào cơ chế nhà nước để có thể trúng thầu gần như toàn bộ các công trình xây cất và các hoạt động hỗ trợ người tị nạn. Từ đó, những người nhập cư bất hợp pháp, những thuyền nhân, nhưng người tị nạn đã trở thành một nguồn lợi lớn để khai thác tài chính một cách bất hợp pháp.
Nguồn khai thác này to lớn đến độ mà theo tiết lộ của báo chí về các thông tin nghe lén điện thoại của cảnh sát để làm bằng cớ truy tố các băng đảng, chính các tay thủ lãnh của băng đảng Mafia đã khoe nhau rằng … “kinh doanh người nhập cư bất hợp pháp đang có những thu hoạch tài chính to lớn gấp bao nhiêu lần so với các hoạt động buôn lậu ma túy trước đây.”
RFI : Từ Giáng Sinh đến nay, hàng ngàn thuyền nhân khởi hành từ các hải cảng của Hy Lạp hay Thổ Nhĩ Kỳ bằng thương thuyền hay tàu chở súc vật phế thải xâm nhập vào lãnh hải của Ý. Xin anh cho biết cụ thể chuyện gì đang xẩy ra trên vùng biển Địa Trung Hải trong thời gian gần đây ?
Huê Đăng : Đúng như vậy, trong những ngày qua các mạng truyền thông ở Ý đã đăng tít lớn về hiện tượng thuyền nhân đang ồ ạt tiến vào lãnh hải của Ý trên các con tàu hàng hải cũ. Đây là một hiện tượng mới, so với cách thức vượt biển trước đây của các thuyền nhân, chủ yếu đến từ Bắc Phi, vốn xưa chỉ dùng những chiếc ghe chài đánh cá hay các thuyền ca nô trên đó có khoảng vài trăm thuyền nhân, thì bây giờ hiện tượng này đã “nâng cấp” lên thành hàng ngàn thuyền nhân được nhồi nhét trên những chiếc thương thuyền hàng hải cũ.
Khi những chiếc thương thuyền này sắp sửa vào lãnh hải của Ý thì đội quân lái tàu đã nhanh chóng bỏ thương thuyền, gài tay lái tự động, bỏ mặt thương thuyền cùng với hàng ngàn nhân mạng lững lờ từ từ trôi vào hải phận của Ý. Đây là một phương thức mới của các tổ chức vượt biển: họ không còn dùng những chiếc ghe chài hay ca-nô nhỏ để đưa thuyền nhân nhập cư bất hợp pháp vào nước Ý, mà họ trực tiếp thu mua thẳng những thương thuyền hàng hải cũ rồi dùng nó như phương tiện đưa mỗi lần hàng ngàn thuyền nhân vượt biển vào nước Ý.
RFI : Thế thì trước hiện tượng làn sóng di dân nhập cư tăng vọt như trên, chính phủ Ý đã và đang đối phó như thế nào ?
Huê Đăng : Như ta đã biết là trước đây chính phủ Ý đã có chương trình nhân đạo cứu vớt thuyền nhân mang trên là “Mare Nostrum”. Chương trình này kéo dài một năm bắt đầu từ tháng Mười 2013 và đã chấm dứt hồi tháng Mười 2014 vừa qua, và theo tin của Bộ Quốc phòng Ý thì trong thời gian đó Ý đã cứu vớt được hơn 160.000 thuyền nhân.
Hiện nay, đã có chương trình “Triton” thay thế, đây là một chương trình cứu vớt thuyền nhân của chính Liên Hiệp Châu Âu (chứ không phải của riêng Ý như trường hợp “Mare Nostrum” trước đây), và do cơ quan Frontex, một tổ chức của UE đặc trách về vấn đề nhập cư đến từ các quốc gia ngoài Châu Âu. Nhưng vì lý do địa lý, trên thực tế hiện nay các hoạt động cứu hộ ngay trên mặt biển phần lớn vẫn do các lực lượng hải quân và biên phòng Ý đứng ra trực tiếp đảm nhận.
RFI : Ngoài lý do địa lý như anh nói, cũng có thể hiểu đây là chính sách nhân đạo của nhà nước Ý, dù rằng vấn đề này cũng đã gây không ít tranh cãi chính trị với các lực lượng đảng phái bài ngoại và căng thẳng với các chính phủ Châu Âu khác ?
Huê Đăng : Tạm chưa hãy nói đến nhân đạo. Cụ thể là hiện tượng thuyền nhân đổ bộ ồ ạt lên các đảo cực Nam nước Ý là một điều gần như là “tự nhiên” bởi vị trí địa lý thiên nhiên của Ý đã biến vùng cực Nam của quốc gia này thành điểm tiếp cận gần nhất của làn sóng thuyền nhân đến từ các vùng Nam Địa Trung Hải để tràn vào lục địa Châu Âu. Dù muốn dù không, chính phủ Ý cũng không thể nào làm ngơ trước cảnh hàng ngàn thuyền nhân trôi theo sóng nước đổ vào các vùng đảo cực Nam nước Ý.
Ngoài ra, cũng nên nhớ là ở Ý còn có Tòa thánh Vatican, và chắc chắn là các lực lượng chính trị đảng phái của Ý, nhất là các lực lượng ít nhiều mang màu sắc Công giáo, cũng không thể làm ngơ trước những tuyên bố nhân đạo của Tòa Thánh. Đó là những mặt … mà ta có thể gọi là “tích cực” nhân đạo của Ý trước hiện tượng thuyền nhân … Nhưng trên thực tế, không phải chỉ có những mặc tích cực, mà còn có những … điều mà ta có thể gọi là “động cơ tiêu cực” đến từ phía nước Ý.
RFI : Đông cơ tiêu cực ? Xin anh giải thích rõ hơn vấn đề ?
Huê Đăng : Chuyện các người nhập cư bất hợp pháp vào nước Ý để rồi biến thành một đội quân lao động “chui”, tức là lao động không chính thức, phần lớn nằm ở các vùng nông nghiệp ở miền Nam nước Ý là chuyện mà từ mấy năm nay báo chí Ý vẫn phanh phui ra. Đó là những lao động giá rẻ, không hề được hưởng quyền lợi bảo vệ lao động, đó là những lao động lúc nào cũng có thể bị o ép bức hiếp mà không thể nào đứng lên tố cáo bất kỳ ai vì chính vị thế nhập cư bất hợp pháp của họ đã đặt họ ra ngoài vòng pháp luật.
Thậm chí chính vì vị thế bất hợp pháp này, rất đông những người nhập cư bất hợp pháp là đối tượng để các băng đảng Mafia xã hội đen lôi cuốn vào các hoạt động bất chánh vì họ không có lựa chọn. Nhìn chung mà nói, có thể nói là chính những thuyền nhân này đã đang trở thành một lực lương lao động rẻ tiền, không được bảo vệ, dễ bị ức hiếp bóc lột của một số chủ nhân ông bất lương hay của băng đảng Mafia.
Từ đó có thể thấy là chính những băng đảng xã hội đen Mafia của Ý là những nhóm đứng ra liên kết với những băng đảng xã hội đen của các quốc gia phía Bắc Phi hay các vùng Nam Địa Trung Hải để tổ chức các tuyến buôn người, các mạng nô lệ thời hậu hiện đại. Nhưng đó cũng chỉ mới là những mặt tiêu cực của các băng đảng xã hội đen Mafia, hay của các chủ nhân ông vô nhân đạo của các nông trại. Ngoài ra, còn cả những lực lượng chính trị, ngoài miệng thì lớn tiếng đã kích bài ngoại nhưng bên trong lại chính là những bộ phận đã sống cộng sinh một cách đắc lợi trước hiện tượng nhập cư bất hợp pháp …
RFI : Cụ thể, hiện tượng cộng sinh nói trên là như thế nào ?
Huê Đăng : Trong những tháng gần đây ở Ý đã nổ ra xì-căn-đan mà báo chí Ý gán tên là “Mafia capitale”, tức là hiện tượng Mafia đã thâm nhập lũng đoạn các lực lượng chính trị, các cơ chế nhà nước ở Thủ đô Roma. Đó là hiện tượng tham nhũng hối lộ của các nhóm băng đảng xã hội đen cấu kết với một số quan chức trong guồng máy hành chánh nhà nước ở thủ đô để cùng nhau chia chác các khoảng tài trợ mà chính phủ Ý dành để đối phó vấn đề nhập cư bất hợp pháp và để hỗ trợ những người tị nạn.
Cụ thể là chính phủ Ý đã có những khoảng tài chính để xây dựng các cơ sở hậu cần để tiếp đón bảo quản những người nhập cư bất hợp pháp, và chính các băng đảng Mafia đã thâm nhập vào cơ chế nhà nước để có thể trúng thầu gần như toàn bộ các công trình xây cất và các hoạt động hỗ trợ người tị nạn. Từ đó, những người nhập cư bất hợp pháp, những thuyền nhân, nhưng người tị nạn đã trở thành một nguồn lợi lớn để khai thác tài chính một cách bất hợp pháp.
Nguồn khai thác này to lớn đến độ mà theo tiết lộ của báo chí về các thông tin nghe lén điện thoại của cảnh sát để làm bằng cớ truy tố các băng đảng, chính các tay thủ lãnh của băng đảng Mafia đã khoe nhau rằng … “kinh doanh người nhập cư bất hợp pháp đang có những thu hoạch tài chính to lớn gấp bao nhiêu lần so với các hoạt động buôn lậu ma túy trước đây.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150105-thuyen-nhan-y-nan-buon-nguoi-kieu-moi/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten