zondag 18 januari 2015

Pháp-Nhật gia tăng hợp tác chế tạo thiết bị quốc phòng

PhápNhật BảnQuốc phòngChâu Á

Pháp-Nhật gia tăng hợp tác chế tạo thiết bị quốc phòng

mediaThủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Pháp François Hollande hội kiến tại điện Elysée, Paris, ngày 05/05/2014. ce lundi 5 mai 2014.REUTERS/Philippe Wojazer
    Hôm nay 07/01/2014, AFP dẫn nhật báo kinh tế Nhật Bản Nikkei, theo đó Pháp và Nhật sẽ ký kết một thỏa thuận hợp tác phát triển các phương tiện quân sự, và minh bạch thông tin song phương về chính sách xuất khẩu của mỗi quốc gia trong lĩnh vực này.
    Theo Nikkei, một thỏa thuận sẽ được ký kết, dự kiến trong tháng 3/2015, sau « cuộc gặp của nhóm 2+2 tại Tokyo », tức giữa các bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước. Thỏa thuận này sẽ cho phép Pháp và Nhật « hợp tác trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quân sự, trong khuôn khổ các dự án hợp tác cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực máy bay không người lái », cũng như các robot hoạt động trong môi trường nhiễm phóng xạ.
    Paris và Tokyo cũng thống nhất thành lập một ủy ban phụ trách thông tin song phương về chính sách xuất khẩu các phương tiện quốc phòng, nhằm tránh các hiểu lầm. Nhật Bản từng bày tỏ thái độ không ủng hộ việc Pháp bán cho Trung Quốc các trang bị có thể được sử dụng vào mục tiêu quân sự.
    Vẫn theo tờ báo Nhật, « Một thỏa thuận như vậy sẽ buộc hay bên phải có một sự kiểm soát chặt chẽ đối với các vũ khí, nhằm tránh để chúng bị chuyển đến các quốc gia đang xung đột. (…) cũng như việc sử dụng chúng vào các mục tiêu khác với dự kiến ban đầu ».
    Cuối năm 2012, Nhật Bản quyết định từ bỏ chính sách cấm xuất khẩu vũ khí, mà quốc gia này theo đuổi kể từ năm 1967. Từ giờ trở đi, Tokyo có thể tham gia các chương trình hợp tác phát triển vũ khí với các đồng minh. Nhiều thỏa thuận trong lĩnh vực này đã được ký với Hoa Kỳ, Anh và Úc.
    Hồi tháng 5/2014, Thủ tướng Nhật Shizo Abe và Tổng thống Pháp François Hollande đã có cuộc hội kiến tại Paris về chủ đề hợp tác quốc phòng. Thỏa thuận dự kiến sắp được ký kết nằm trong lộ trình này.

    http://vi.rfi.fr/chau-a/20150107-phap-nhat-gia-tang-hop-tac-che-tao-thiet-bi-quoc-phong/

    Châu ÁNhật BảnPhápQuốc tếTrung QuốcQuân sự

    Nhật quan ngại vì Pháp bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc

    media(Nguồn DCNS - Pháp)
      Trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính quyền Tokyo bày tỏ quan ngại trước việc Paris cung cấp cho Bắc Kinh thiết bị cho phép trực thăng đáp xuống các tuần duyên hạm.
      Trả lời báo chí vào sáng nay 18/03/2013, chánh văn phòng thủ tướng Nhật Yoshihide Suga cho biết như trên. Nhật Bản lo ngại Pháp giúp Trung Quốc hiện đại hóa hệ thống đáp trực thăng trên tàu vào lúc Bắc Kinh thường xuyên điều tàu tuần duyên đến vùng biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
      Còn theo lời một viên chức thuộc bộ Ngoại giao Nhật Bản thì đại sứ Nhật tại Paris đã chuyển công hàm phản đối đến chính quyền Pháp. Theo tiết lộ của nhật báo Pháp Le Marin, tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp đã cung cấp 11 tấm thép có lỗ lớn, giúp trực thăng hạ cánh trên tàu trong trường hợp thời tiết xấu. Hai tuần duyên hạm đời mới của Trung Quốc đã sử dụng các trang thiết bị kể trên.
      Thông tín viên Frédéric Charles, từ Tokyo, cho biết thêm chi tiết :
      « Nhật Bản vừa được thông báo là Trung Quốc sẽ sử dụng trang thiết bị giúp trực thăng hạ cánh trên tàu tuần duyên trong trường hợp thời tiết xấu. Trong bối cảnh tàu tuần duyên Trung Quốc hiện thường xuyên xâm phạm lãnh hải Nhật Bản chung quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo quan điểm của Tokyo, Trung Quốc đang hiện đại hóa hệ thống đáp trực thăng trên tàu nhờ trang thiết bị mua được của Pháp và đó sẽ là một mối đe dọa mới đối với lính tuần duyên Nhật Bản.
      Gần đây, tàu chiến Trung Quốc đã chiếu radar dẫn tên lửa vào một chiếc tàu của Nhật Bản tại khu vực có tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nước. Theo nguồn tin được tờ báo Pháp Le Marin trích dẫn, Paris đã cung cấp 11 tấm thép có lỗ, để cho phép trực thăng móc vào dễ dàng, khi hạ cánh xuống sàn tàu.
      Trước mắt, Tokyo khẳng định quan hệ với Paris vẫn tốt đẹp và sẽ không bị ảnh hưởng vì hợp đồng bán trang thiết bị quân sự giữa Pháp với Trung Quốc. Loại trang thiết bị nói trên không nằm trong danh sách các loại vũ khí mà Liên Hiệp Châu Âu cấm cung cấp cho Trung Quốc. Danh sách cấm vận đó có hiệu lực từ năm 1989 sau biến cố Thiên An Môn ».

      http://vi.rfi.fr/chau-a/20130318-nhat-quan-ngai-vi-phap-ban-thiet-bi-quan-su-cho-trung-quoc/

      Geen opmerkingen:

      Een reactie posten