Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất từ 24 năm qua
Một công trường xây dựng ở Liên Vân Cảng, Giang Tô. Ảnh ngày 12/01/2015.Reuters
Tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc trong năm 2014 tăng 7,3 %. Đây là mức thấp nhất từ phong trào dân chủ Mùa xuân Bắc Kinh. Tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục bị chựng lại trong năm 2015. Trên đây là nhận định của 15 chuyên gia kinh tế được AFP tham khảo ý kiến.
Bản tin ngày 18/01/2015 của AFP tập hợp phân tích của 15 chuyên gia kinh tế và tất cả cùng nhận xét : tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2014 là mức thấp nhất tính từ năm 1990 tới nay. GDP của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới tăng 7,7 % trong tài khóa 2013 nhưng bước sang năm 2014 tỷ lệ đó rơi xuống còn có 7,3 % và sẽ chỉ đạt 7 % trong năm nay.
Hai điểm tựa của con tàu kinh tế là địa ốc và xuất khẩu vẫn đình trệ. Tiêu thụ nội địa chưa thực sự cất cánh để tạo đà cho tăng trưởng. Nợ công và nợ của tư nhân vẫn còn là một ẩn số, hệ thống ngân hàng và tài chính không chính thức gây lo ngại. Giới quan sát ghi nhận : kinh tế Trung Quốc không sụp đổ như những kịch bản bi quan nhất thường hay nói tới nhưng rõ ràng là nền kinh tế thứ hai toàn cầu đang bị chựng lại.
Bản tin của AFP được đưa ra hai ngày trước khi Bắc Kinh chính thức công bố các số liệu thống kê về tăng trưởng của năm 2014. Chính quyền Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng trưởng 7,5 % cho năm ngoái và như vậy đây là lần đầu tiên từ năm 1998, tức sau khủng hoảng tài chính Á châu, các nhà cầm quyền Bắc Kinh không đặt mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra.
Tuy nhiên theo lời một chuyên gia của ngân hàng Nhật Bản Mizuho, tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc không đáng quan ngại nếu như nền kinh tế nước này phát triển trên cơ sở lành mạnh hơn, có khả năng tạo thêm công việc làm cho người dân và thu hẹp hố bất bình đẳng trong xã hội.
Về phía tập đoàn ngân hàng của Úc và New Zealand, ANZ chờ đợi, 2015 là năm mà Trung Quốc sẽ tiến hành một số biện pháp cải tổ sâu rộng, để xóa bỏ bớt những yếu tố gây trở ngại cho tăng trưởng, tự do hóa hệ thống tài chính. Trong mắt của nhà nghiên cứu Wendy Chen, làm việc cho ngân hàng Nhật, Nomura, các biện pháp cải tổ đó, về lâu về dài, sẽ đem lại « tăng trưởng lành mạnh và lâu bền » cho Trung Quốc, nhưng trong ngắn hạn thì sẽ làm tổn hại đến thành tích tăng trưởng của nước đông dân nhất địa cầu này.
Văn phòng tư vấn IHS Ecnomics lưu ý : nợ của Trung Quốc có thể là đã lên tới mức tương đương với 240 % GDP và đang trở thành một vấn đề cần được giải quyết cấp bách. Do vậy nhiều người chờ đợi Bắc Kinh ít có khả năng mở thêm van tín dụng. IHS kết luật : năm nay chính quyền Trung Quốc sẽ ưu tiên cho vế cải tổ nhiều hơn là tập trung vào các kế hoạch kích thích kinh tế.
http://vi.rfi.fr/kinh-te/20150118-kinh-te-trung-quoc-tang-truong-thap-nhat-tu-24-nam-qua/
Hai điểm tựa của con tàu kinh tế là địa ốc và xuất khẩu vẫn đình trệ. Tiêu thụ nội địa chưa thực sự cất cánh để tạo đà cho tăng trưởng. Nợ công và nợ của tư nhân vẫn còn là một ẩn số, hệ thống ngân hàng và tài chính không chính thức gây lo ngại. Giới quan sát ghi nhận : kinh tế Trung Quốc không sụp đổ như những kịch bản bi quan nhất thường hay nói tới nhưng rõ ràng là nền kinh tế thứ hai toàn cầu đang bị chựng lại.
Bản tin của AFP được đưa ra hai ngày trước khi Bắc Kinh chính thức công bố các số liệu thống kê về tăng trưởng của năm 2014. Chính quyền Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng trưởng 7,5 % cho năm ngoái và như vậy đây là lần đầu tiên từ năm 1998, tức sau khủng hoảng tài chính Á châu, các nhà cầm quyền Bắc Kinh không đặt mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra.
Tuy nhiên theo lời một chuyên gia của ngân hàng Nhật Bản Mizuho, tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc không đáng quan ngại nếu như nền kinh tế nước này phát triển trên cơ sở lành mạnh hơn, có khả năng tạo thêm công việc làm cho người dân và thu hẹp hố bất bình đẳng trong xã hội.
Về phía tập đoàn ngân hàng của Úc và New Zealand, ANZ chờ đợi, 2015 là năm mà Trung Quốc sẽ tiến hành một số biện pháp cải tổ sâu rộng, để xóa bỏ bớt những yếu tố gây trở ngại cho tăng trưởng, tự do hóa hệ thống tài chính. Trong mắt của nhà nghiên cứu Wendy Chen, làm việc cho ngân hàng Nhật, Nomura, các biện pháp cải tổ đó, về lâu về dài, sẽ đem lại « tăng trưởng lành mạnh và lâu bền » cho Trung Quốc, nhưng trong ngắn hạn thì sẽ làm tổn hại đến thành tích tăng trưởng của nước đông dân nhất địa cầu này.
Văn phòng tư vấn IHS Ecnomics lưu ý : nợ của Trung Quốc có thể là đã lên tới mức tương đương với 240 % GDP và đang trở thành một vấn đề cần được giải quyết cấp bách. Do vậy nhiều người chờ đợi Bắc Kinh ít có khả năng mở thêm van tín dụng. IHS kết luật : năm nay chính quyền Trung Quốc sẽ ưu tiên cho vế cải tổ nhiều hơn là tập trung vào các kế hoạch kích thích kinh tế.
http://vi.rfi.fr/kinh-te/20150118-kinh-te-trung-quoc-tang-truong-thap-nhat-tu-24-nam-qua/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten