Thành phố nào sống lành mạnh nhất?
- 10 tháng 1 2015
Một thành phố lành mạnh có những tiêu chí gì? Đó là sự kết hợp của hàng loạt các yếu tố khác nhau, từ dịch vụ y tế, giao thông công cộng tốt cho tới không gian xanh. Điểm lại danh sách mà báo The Guardian và tạp chí The Economist của Anh xếp hạng các thành phố lành mạnh và các nước trên thế giới, chúng tôi xin được giới thiệu năm thành phố có lịch sử đầu tư vào những yếu tố để cho công dân của họ sống lành mạnh nhất.
SingaporeSingapore là thành phố có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới và cũng là nơi dân có tuổi thọ đứng thứ tư thế giới (84,07 năm), theo CIA World Factbook.
Singapore được xếp hạng trong số những nơi có hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả nhất trên toàn thế giới với 80% người dân sử dụng hệ thống y tế công cộng.
Nhìn chung, Singapore là một trong những thành phố sạch nhất thế giới (có luật nghiêm khắc cấm mọi hành vi từ nhổ nước bọt tới xả rác), và chính phủ đã sử dụng thành công các biện pháp nhằm giảm lưu lượng xe cộ từ lúc thành phố bị quá tải xe vào năm 1970.
Hệ thống giao thông công cộng xe điện của thành phố, SMRT, phục vụ hơn hai triệu lượt hành khách mỗi ngày. Tự xưng tên là Garden City, Singapore có hàng chục công viên, vườn cây và khu đồi trồng cây quanh đảo. Để phục vụ người đi xe đạp, chạy và người đi bộ, thành phố này có Hệ thống Kết nối Công viên gồm hơn 200 km con đường nối các công viên địa phương và không gian xanh.
Nhiều người nước ngoài thuê nhà ở Singapore vì tại đây có luật hạn chế người nước ngoài mua bất động sản, và chính phủ đã đưa ra thêm các biện pháp chẳng hạn như các loại thuế để ngăn bong bóng nhà đất.
Giá thuê trung bình cho một căn hộ hai phòng ngủ gần Orchard Road là khoảng 5.000 đến 6.000 đô la Singapore/tháng (4000-4800 USD/tháng)
Tokyo
Tokyo là thành phố sở hữu hệ thống giao thông công cộng hiệu quả trên thế giới, chuyên chở khoảng ba triệu người hàng ngày trong khu vực đô thị lớn. Lượng khí thải nhà kính của Tokyo thấp hơn so với hầu hết các thành phố châu Á khác. Theo Ngân hàng Thế giới, lượng khí CO2 của Tokyo bình quân trên đầu người là 4,89 tấn, trong khi Bắc Kinh là 10,8 tấn và Singapore là 7,86 tấn. Sau thảm họa sóng thần năm 2011, đã có quan ngại sau sự cố Fukushima từ các nhà máy điện hạt nhân nhưng nhưng chính phủ Nhật tuyên bố mức độ bức xạ tại Tokyo là an toàn.
Tokyo được báo The Guardian xếp hạng năm 2012 là thành phố lành mạnh thứ hai trên thế giới, với tuổi thọ trung bình ở thủ đô Nhật Bản là một trong những nơi cao nhất với 84,19 năm. Điều này có được là do một số yếu tố, bao gồm cả việc đầu tư vào y tế công cộng, gia đình và cộng đồng mạnh mẽ, truyền thống giữ vệ sinh tốt, và chế độ ăn uống lành mạnh gồm cơm, cá tươi và rau quả. Bảo hiểm y tế toàn dân cũng đã được thực hiện vào năm 1961 đã giúp cắt giảm các bệnh ở trẻ em và các bệnh truyền nhiễm.
Thị trường bất động sản và giá của Tokyo được giá trong năm 2013 do các chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe, cũng như việc thành phố được trao quyền đăng cai cho Thế vận hội Mùa hè năm 2020. Người nước ngoài không bị hạn chế mua bất động sản, nhưng hầu hết người nước ngoài thuê nhà để ở thay vì mua.
Giá thuê trung bình cho các căn hộ ba phòng ngủ tại các khu vực như Azabu, Hiroo, Roppongi, Omotesando và Omotesando dao động từ 200.000 đến 450.000 yên/tháng. (1.700-3.800 USD/tháng). Giá trung bình để mua căn hộ chung cư mới ở Tokyo là 686.000 yên/m2 (5.820 USD/m2), trong khi giá mua trung bình của một căn hộ thường hiện nay là 399.700 m2 (3.390 USD/m2).
Perth
Được xếp hạng trong top 10 các thành phố dễ sống nhất của Economist Intelligence Unit (EIU) 2013, Perth là một trong các thành phố lành mạnh nhất của Úc dành cho phụ nữ.
Việc EIU xếp hạng được dựa trên năm tiêu chí: tính ổn định, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và các hoạt động văn hóa và môi trường. Và theo tạp chí Y tế của Úc Phụ nữ, Perth gần đứng đầu danh sách thành phố có tập quán ăn uống lành mạnh, thỏa mãn về cuộc sống và y tế tốt.
Từ năm 1998 tới 2009, số lượng người đi xe đạp ở Perth tăng 450%, và Transperth, hệ thống giao thông thành phố, đã lắp đặt nhà để xe tại nhiều trạm, vì vậy hành khách đạp xe tới ga tàu có thể khóa và để xe của họ tại ga. Khí hậu ấm áp và những bãi biển gần Ấn Độ Dương có nghĩa là người dân được tiếp cận với nhiều hoạt động ngoài trời và chơi thể thao.
Thị trường bất động sản ở Perth, vốn bùng nổ trong những năm gần đây do ngành công nghiệp khai thác mỏ, hiện đang giữ mức ổn định.
Giá trung bình của một căn hộ hai phòng ngủ ở Peppermint Grove là 1.360.000 đô la Úc (1.116.000 USD), trong khi giá thuê trung bình là là 665 đôla Úc/tuần (545 USD)/tuần.
Tại Cottesloe giá căn hộ hai phòng ngủ trung bình là 815,000 đôla Úc và tiền thuê nhà là 690 đôla Úc/tuần. Trong khi tại Hillarys và Freemantle, giá nhà là từ 600.000 đôl-650.000, đôla Úc và giá thuê trung bình là 550-570 đôla Úc/tuần.
Copenhagen
Thủ đô Đan Mạch đứng đầu nhiều danh sách toàn cầu về sức khỏe vì là nơi có văn hóa đi xe đạp và giảm lượng khí thải CO2 nhiều trong thập niên qua. Khí nhà kính giảm 20% kể từ năm 2005, một phần trong kế hoạch của chính phủ biến Copenhagen trở thành thủ đô trung tính carbon đầu tiên trên thế giới vào năm 2025.
Mỗi ngày 50% người dân ở Copenhagen đi làm hoặc đi học bằng xe đạp, và có tới gần 400km làn đường xe đạp trong thành phố với khoảng 36.000 người đi xe đạp tại một số khu chính hàng ngày.
Giá nhà tại Copenhagen tăng đều từ năm 2009, và giá trung bình căn hộ hai phòng ngủ là khoảng 1,3 triệu krone Đan Mạch (218.812 USD).
Giá thuê nhà tương đối khác nhau giữa các khua nhà xây mới so với các tòa nhà được trùng tu hoặc nhà cũ hơn.
Giá thuê trung bình hàng năm cho một căn hộ tại khu nhà cũ 60.000 krone/năm (10.000 USD/năm), trong khi giá thuê một căn tại khu được trùng tu là khoảng 100.000 krone/năm (16.800 USD/năm).
Monaco
Monaco là một công quốc nhỏ ở vùng Riviera của Pháp cách Nice khoảng 15km về phía đông.
Đây là thành phố có diện tích chưa đầy 2 km2 và là quốc gia đông dân nhất trên thế giới và có tuổi thọ cao nhất là 89,6 năm. Monaco cũng là nơi có nhiều triệu phú và tỷ phú nhất trên bình quân đầu người. Người giàu có sống tập trung ở thành phố này có nghĩa là họ có tiền để trả cho dịch vụ y tế hàng đầu. Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng Monaco là nơi có dịch vụ y tế đứng thứ 13 trên thế giới vào năm 2000. Quỹ Monaco của Hoàng tử Albert Đệ nhị đã đưa ra một số sáng kiến xanh bao gồm giảm khí thải nhà kính cũng như qui định quan chức trong các cơ quan chính phủ dùng xe hơi chạy điện.
Monaco được chia thành bốn khu vực: khu cổ Monaco-Ville, khu Monte Carlo hào nhoáng, khu cảng La Condamine và khu mới Fontvieille.
Phần lớn nhà ở Monaco là nhà chung cư với khối căn hộ có phong cách từ Belle Époque đến hiện đại. Đất là hết sức đắt đỏ tại đất nước nhỏ bé này, nơi mà phần lớn người mua là giới có tiền từ Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan và Thụy Sĩ.
Giá bất động sản tại các khu trung tâm trung bình từ 35.000 đến 40.000 euro/m2 (43.532-49.751 USD/m2) trong khi giá tại Odeon Tour khoảng 70.000 euro/m2 (87.000 USD/m2)
Bài gốc tiếng Anh được đăng trên BBC Travel.
Tin liên quan
- Nhịp sống đô thị
- Con người và Tương lai
- Thành phố nào giá cả phải chăng nhất?
- Nơi thân thiện nhất thế giới
- Montreal – thành phố tiệc tùng
- Đồng Văn: 'Himalaya tàng ẩn'
- Pulque: 'Rượu của các vị thần Aztec'
- Những thứ đồ uống 'rất nên thử'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2015/01/150110_living_in_the_worlds_healthiest_cities_vert_tra
Geen opmerkingen:
Een reactie posten