Vụ kiện Biển Đông : Việt Nam bác bỏ toàn bộ luận điểm của Trung Quốc
Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông
Trong một động thái sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Việt Nam hôm qua 11/12/2014 cho biết là đã chính thức lên tiếng về vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông do Philippines khởi xướng trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (ITLOS). Dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng Hà Nội được cho là đã phản bác tất cả các luận điểm của Bắc Kinh về vụ kiện này.
Phía Việt Nam chưa tiết lộ gì nhiều về văn kiện gởi đến tòa án, nhưng nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra hôm nay tiết lộ rằng Việt Nam đã gửi một bản báo cáo đó vào thứ sáu 05/12/2014, trong đó nêu lên ba điểm phản bác rõ rệt các lập trường về vụ kiện Trọng tài Biển Đông mà Trung Quốc công bố ngày 07/12.
Điểm đầu tiên, là Việt Nam công nhận thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý đơn kiện của Philippines, đối lập trực tiếp với quan điểm của Trung Quốc theo đó Tòa án Trọng tài không có quyền thụ lý hồ sơ Biển Đông.
Điểm thứ hai là Việt Nam yêu cầu Tòa án, khi xem xét đơn kiện Trung Quốc của Philippines, nên "quan tâm thích đáng" đến quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại các vùng Hoàng Sa, Trường Sa, và trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Điểm cuối cùng, là Việt Nam phản bác toàn bộ Đường chín đoạn - cơ sở các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, cho đấy là một điều không có cơ sở pháp lý.
Theo giới quan sát, khi chính thức tuyên bố lập trường trên vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Việt Nam vừa tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình, vừa tấn công vào các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.
Không trực tiếp kiện nhưng sẽ tham gia vụ kiện
Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, đã nêu bật một ý nghĩa quan trọng trong động thái của Việt Nam : đó là mở đường tham gia vụ kiện của Philippines dù không trực tiếp đứng ra kiện Trung Quốc.
"Khi bày tỏ mối quan tâm của mình trong trường hợp này, Việt Nam không tham gia cùng Philippines vào vụ kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố của Việt Nam sẽ được các thẩm phán của Toà án ghi nhận trong vụ xét xử kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines. Điều này sẽ có tác dụng nâng cao – tuy chỉ là một chút – tầm quan trọng của vụ kiện.
Nói một cách khác, cho dù vụ kiện chỉ là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng việc phân xử của các thẩm phán sẽ phải tính tới các lợi ích của các bên khác có thể bị phán quyết ảnh hưởng.
Rất có thể là với việc gửi bản tuyên bố về các quyền tới Tòa án Trọng tài, Việt Nam sẽ được mời đến trình bày các quyền và lợi ích của mình. Có thể nói, Việt Nam tiến hành kiện tụng "qua cửa hậu".
Đây cũng là ý kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ. Đối với giáo sư Long, việc Việt Nam công bố lập trưởng trên vụ kiện là một động thái cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc kiện Trung Quốc trong tương lai, nhất là "trong bối cảnh Việt Nam là nước bị thiệt hại nhất vì “đường lưỡi bò” (mà vụ kiện của Philippines chủ yếu là về đòi hỏi phi lý và phi pháp này của Trung Quốc), cũng như những hành động xâm chiếm khác của Trung Quốc."
Theo giáo sư Long : "Nếu Việt Nam đã không lên tiếng khẳng định quyền lợi tại Biển Đông khi Trung Quốc đưa ra công bố chính thức về vụ kiện của Philippines, cũng như trước thời hạn hết được nộp ý kiến, thì Việt Nam đã bỏ đi một cơ hội rất lớn để bảo vệ quyền lợi của chính mình."
Tóm lại, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc hiện nay, Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc ủng hộ Manila một cách cụ thể, và đã không ngần ngại đương cự lại Bắc Kinh.
Giới phân tích đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao. Câu trả lời có thể sẽ được thấy vào bước đầu tại một Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc với các nước lưu vực sông Mêkông, sẽ mở ra vào tuần tới tại Bangkok, với sự tham gia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141212-vu-kien-bien-dong-viet-nam-bac-bo-toan-bo-luan-diem-cua-trung-quoc/
Điểm đầu tiên, là Việt Nam công nhận thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý đơn kiện của Philippines, đối lập trực tiếp với quan điểm của Trung Quốc theo đó Tòa án Trọng tài không có quyền thụ lý hồ sơ Biển Đông.
Điểm thứ hai là Việt Nam yêu cầu Tòa án, khi xem xét đơn kiện Trung Quốc của Philippines, nên "quan tâm thích đáng" đến quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại các vùng Hoàng Sa, Trường Sa, và trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Điểm cuối cùng, là Việt Nam phản bác toàn bộ Đường chín đoạn - cơ sở các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, cho đấy là một điều không có cơ sở pháp lý.
Theo giới quan sát, khi chính thức tuyên bố lập trường trên vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Việt Nam vừa tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình, vừa tấn công vào các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.
Không trực tiếp kiện nhưng sẽ tham gia vụ kiện
Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, đã nêu bật một ý nghĩa quan trọng trong động thái của Việt Nam : đó là mở đường tham gia vụ kiện của Philippines dù không trực tiếp đứng ra kiện Trung Quốc.
"Khi bày tỏ mối quan tâm của mình trong trường hợp này, Việt Nam không tham gia cùng Philippines vào vụ kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố của Việt Nam sẽ được các thẩm phán của Toà án ghi nhận trong vụ xét xử kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines. Điều này sẽ có tác dụng nâng cao – tuy chỉ là một chút – tầm quan trọng của vụ kiện.
Nói một cách khác, cho dù vụ kiện chỉ là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng việc phân xử của các thẩm phán sẽ phải tính tới các lợi ích của các bên khác có thể bị phán quyết ảnh hưởng.
Rất có thể là với việc gửi bản tuyên bố về các quyền tới Tòa án Trọng tài, Việt Nam sẽ được mời đến trình bày các quyền và lợi ích của mình. Có thể nói, Việt Nam tiến hành kiện tụng "qua cửa hậu".
Đây cũng là ý kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ. Đối với giáo sư Long, việc Việt Nam công bố lập trưởng trên vụ kiện là một động thái cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc kiện Trung Quốc trong tương lai, nhất là "trong bối cảnh Việt Nam là nước bị thiệt hại nhất vì “đường lưỡi bò” (mà vụ kiện của Philippines chủ yếu là về đòi hỏi phi lý và phi pháp này của Trung Quốc), cũng như những hành động xâm chiếm khác của Trung Quốc."
Theo giáo sư Long : "Nếu Việt Nam đã không lên tiếng khẳng định quyền lợi tại Biển Đông khi Trung Quốc đưa ra công bố chính thức về vụ kiện của Philippines, cũng như trước thời hạn hết được nộp ý kiến, thì Việt Nam đã bỏ đi một cơ hội rất lớn để bảo vệ quyền lợi của chính mình."
Tóm lại, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc hiện nay, Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc ủng hộ Manila một cách cụ thể, và đã không ngần ngại đương cự lại Bắc Kinh.
Giới phân tích đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao. Câu trả lời có thể sẽ được thấy vào bước đầu tại một Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc với các nước lưu vực sông Mêkông, sẽ mở ra vào tuần tới tại Bangkok, với sự tham gia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141212-vu-kien-bien-dong-viet-nam-bac-bo-toan-bo-luan-diem-cua-trung-quoc/
Bộ Ngoại giao Mỹ : Đường chín đoạn ở Biển Đông phi lý và phi pháp
Biển Đông vẫn căng thẳng do mưu đồ độc chiến Biển Đông của Trung Quốc.Reuters
Vào lúc tranh cãi Manila-Bắc Kinh về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông bùng lên gay gắt trở lại, Washington lần đầu tiên chính thức nhập cuộc. Một văn kiện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 05/12/2014 phân tích cặn kẽ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trong bản đồ 9 đoạn và nêu bật các tính chất mơ hồ, phi lý và phi pháp của các đòi hỏi.
Trong bản nghiên cứu số 143 về các Ranh giới trên biển (Limits in the Seas) mang tựa đề : Trung Quốc Yêu sách trên biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) - China Maritime Claims in the South China Sea, Vụ Đại dương và các vấn đề Khoa học và Môi trường Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tập trung phân tích « các đòi hỏi chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt là yêu sách của "đường gián đoạn" bao quanh các hòn đảo và vùng nước tại Biển Đông ».
Ngay trong phần mở đầu, tài liệu dài 24 trang, kèm theo rất nhiều bản đồ dẫn chứng, đã nhắc lại sự kiện Bắc Kinh gởi công hàm cùng tấm bản đồ 9 đường gián đoạn đến Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009 để khẳng định chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông, một sự khẳng định đã bị các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines phản đối, cho rằng tấm bản đồ đó không có cơ sở pháp lý dựa theo luật biển Liên Hiệp Quốc.
Bản đồ rất mơ hồ
Điểm đáng chú ý được bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận là vào năm 2011, Trung Quốc đã gởi thêm một công hàm khác đến Liên Hiệp Quốc, nhắc lại các yêu sách của họ đã được ghi trong công hàm năm 2009, và bổ sung thêm hàng chữ : « Chủ quyền của Trung Quốc, cùng với các quyền liên quan và quyền tài phán tại Biển Đông được chứng tỏ bằng vô số bằng chứng lịch sử và pháp lý ».
Vấn đề được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu bật là : « Trung Quốc đã không làm rõ bằng luật lệ, tuyên cáo, hoặc văn kiện chính thức nào khác các cơ sở hay bản chất pháp lý của các yêu sách liên quan đến tấm bản đồ với đường gián đoạn ». Trong tình hình đó, nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra nhiều diễn giải khác nhau về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, để xem diễn giải nào phù hợp với luật pháp quốc tế về biển.
Bản báo cáo của Mỹ đã xem xét ba cách giải thích khác nhau về đường gián đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông : (1) Ranh giới xác định chủ quyền trên các hòn đảo, (2) Biên giới trên biển của một quốc gia - mà ở đây là Trung Quốc ; (3) Ranh giới xác định chủ quyền lịch sử.
Các đường gián đoạn lung tung và không nhất quán
Nhận định đầu tiên của bản báo cáo này là các đường gián đoạn đã được vẽ rất lung tung, không nhất quán. Trang 5 bản báo cáo ghi nhận : « Công việc mô tả các đường đứt đoạn của Trung Quốc về mặt địa lý rất phức tạp do mâu thuẫn giữa bản đồ năm 2009 và những tấm bản đồ khác cũng của Trung Quốc, chẳng hạn như bản đồ năm 1947, thậm chí cả các bản đồ đương đại (xuất bản năm 2013-2014) vì các bản đồ này cho thấy những đường gián đoạn có kích cỡ khác nhau và ở những vị trí khác nhau ».
Nhận xét khác là các đường gián đoạn – phân thành 9 vạch - lại gần bờ biển các nước bao quanh Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia hay Malaysia, hơn là gần các hòn đảo, chưa nói đến việc rất xa bờ biển Trung Quốc. Một ví dụ : Vạch số 1 chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 36 hải lý ! Kỷ lục là vạch số 4, chỉ cách đảo Borneo của Malaysia 24 hải lý mà thôi.
Trong phần phân tích, các tác giả bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đã thử tim hiểu xem phải chăng các đường gián đoạn của Trung Quốc được dùng để xác định ranh giới các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền, hay là biên giới quốc gia của Trung Quốc. Trong hai giả thuyết này, các đường ranh đó hoàn toàn không phù hợp với luật lệ quốc tế hiện hành.
Không có cơ sở pháp lý nào cho việc đòi chủ quyền lịch sử
Riêng trong trường hợp thứ ba là dùng đường đứt đoạn để xác định chủ quyền lịch sử, thì bản báo cáo xác định là yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với luật quốc tế.
Theo bản báo cáo, khi đòi hỏi chủ quyền lịch sử, một quốc gia phải công bố rộng rãi yêu sách đó để quốc tế biết đến. Điều này thường được thực hiện qua các thông báo chính thức. Thế nhưng các tấm bản đồ 9 đường gián đoạn khác nhau của Trung Quốc lại không chính xác hoặc không nhất quán, do đó không đáp ứng được điều kiện này.
Ngoài ra, theo báo cáo, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông cũng không đáp ứng ba yêu cầu căn bản : (1) Thẩm quyền không được hành xử một cách công khai, thực thụ và được mọi người biết đến ; (2) Thẩm quyền không được hành xử một cách liên tục ; (3) Thẩm quyền không có sự chấp thuận của các nước ngoài.
Lúc nào Trung Quốc cũng nói đến chủ quyền lịch sử không thể chối cãi của họ ở Biển Đông. Ngày 07/12/2014 chẳng hạn, theo tin Tân Hoa Xã, trong bản Tuyên bố lập trường về việc bác bỏ vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh đã tái khẳng định rằng :
« Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Đông (quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và các vùng biển lân cận. Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông có từ hơn 2.000 năm trước đây. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên, khám phá và khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, và là bước đầu tiên thực hiện quyền chủ quyền trên các đảo này.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Nhật Bản đã chiếm cứ bất hợp pháp một số quần đảo trên Biển Đông trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Vào cuối của Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc đã lại tiếp tục hành xử chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông... »
Đối với Bộ Ngoại giao Mỹ, lý luận của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông không đứng vững. Bản báo cáo kết luận : « Trừ phi Trung Quốc làm rõ rằng yêu sách chủ quyền gói trong các đường gián đoạn chỉ nhắm vào các đảo nằm bên trong và các vùng hải phận được tạo ra từ những thực thể địa dư theo quy định của luật biển quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nếu không thì yêu sách chủ quyền thể hiện qua các đường gián đoạn không phù hợp với pháp luật quốc tế về biển ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141209-luoi-bo/
Ngay trong phần mở đầu, tài liệu dài 24 trang, kèm theo rất nhiều bản đồ dẫn chứng, đã nhắc lại sự kiện Bắc Kinh gởi công hàm cùng tấm bản đồ 9 đường gián đoạn đến Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009 để khẳng định chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông, một sự khẳng định đã bị các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines phản đối, cho rằng tấm bản đồ đó không có cơ sở pháp lý dựa theo luật biển Liên Hiệp Quốc.
Bản đồ rất mơ hồ
Điểm đáng chú ý được bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận là vào năm 2011, Trung Quốc đã gởi thêm một công hàm khác đến Liên Hiệp Quốc, nhắc lại các yêu sách của họ đã được ghi trong công hàm năm 2009, và bổ sung thêm hàng chữ : « Chủ quyền của Trung Quốc, cùng với các quyền liên quan và quyền tài phán tại Biển Đông được chứng tỏ bằng vô số bằng chứng lịch sử và pháp lý ».
Vấn đề được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu bật là : « Trung Quốc đã không làm rõ bằng luật lệ, tuyên cáo, hoặc văn kiện chính thức nào khác các cơ sở hay bản chất pháp lý của các yêu sách liên quan đến tấm bản đồ với đường gián đoạn ». Trong tình hình đó, nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra nhiều diễn giải khác nhau về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, để xem diễn giải nào phù hợp với luật pháp quốc tế về biển.
Bản báo cáo của Mỹ đã xem xét ba cách giải thích khác nhau về đường gián đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông : (1) Ranh giới xác định chủ quyền trên các hòn đảo, (2) Biên giới trên biển của một quốc gia - mà ở đây là Trung Quốc ; (3) Ranh giới xác định chủ quyền lịch sử.
Các đường gián đoạn lung tung và không nhất quán
Nhận định đầu tiên của bản báo cáo này là các đường gián đoạn đã được vẽ rất lung tung, không nhất quán. Trang 5 bản báo cáo ghi nhận : « Công việc mô tả các đường đứt đoạn của Trung Quốc về mặt địa lý rất phức tạp do mâu thuẫn giữa bản đồ năm 2009 và những tấm bản đồ khác cũng của Trung Quốc, chẳng hạn như bản đồ năm 1947, thậm chí cả các bản đồ đương đại (xuất bản năm 2013-2014) vì các bản đồ này cho thấy những đường gián đoạn có kích cỡ khác nhau và ở những vị trí khác nhau ».
Nhận xét khác là các đường gián đoạn – phân thành 9 vạch - lại gần bờ biển các nước bao quanh Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia hay Malaysia, hơn là gần các hòn đảo, chưa nói đến việc rất xa bờ biển Trung Quốc. Một ví dụ : Vạch số 1 chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 36 hải lý ! Kỷ lục là vạch số 4, chỉ cách đảo Borneo của Malaysia 24 hải lý mà thôi.
Trong phần phân tích, các tác giả bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đã thử tim hiểu xem phải chăng các đường gián đoạn của Trung Quốc được dùng để xác định ranh giới các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền, hay là biên giới quốc gia của Trung Quốc. Trong hai giả thuyết này, các đường ranh đó hoàn toàn không phù hợp với luật lệ quốc tế hiện hành.
Không có cơ sở pháp lý nào cho việc đòi chủ quyền lịch sử
Riêng trong trường hợp thứ ba là dùng đường đứt đoạn để xác định chủ quyền lịch sử, thì bản báo cáo xác định là yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với luật quốc tế.
Theo bản báo cáo, khi đòi hỏi chủ quyền lịch sử, một quốc gia phải công bố rộng rãi yêu sách đó để quốc tế biết đến. Điều này thường được thực hiện qua các thông báo chính thức. Thế nhưng các tấm bản đồ 9 đường gián đoạn khác nhau của Trung Quốc lại không chính xác hoặc không nhất quán, do đó không đáp ứng được điều kiện này.
Ngoài ra, theo báo cáo, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông cũng không đáp ứng ba yêu cầu căn bản : (1) Thẩm quyền không được hành xử một cách công khai, thực thụ và được mọi người biết đến ; (2) Thẩm quyền không được hành xử một cách liên tục ; (3) Thẩm quyền không có sự chấp thuận của các nước ngoài.
Lúc nào Trung Quốc cũng nói đến chủ quyền lịch sử không thể chối cãi của họ ở Biển Đông. Ngày 07/12/2014 chẳng hạn, theo tin Tân Hoa Xã, trong bản Tuyên bố lập trường về việc bác bỏ vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh đã tái khẳng định rằng :
« Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Đông (quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và các vùng biển lân cận. Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông có từ hơn 2.000 năm trước đây. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên, khám phá và khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, và là bước đầu tiên thực hiện quyền chủ quyền trên các đảo này.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Nhật Bản đã chiếm cứ bất hợp pháp một số quần đảo trên Biển Đông trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Vào cuối của Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc đã lại tiếp tục hành xử chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông... »
Đối với Bộ Ngoại giao Mỹ, lý luận của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông không đứng vững. Bản báo cáo kết luận : « Trừ phi Trung Quốc làm rõ rằng yêu sách chủ quyền gói trong các đường gián đoạn chỉ nhắm vào các đảo nằm bên trong và các vùng hải phận được tạo ra từ những thực thể địa dư theo quy định của luật biển quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nếu không thì yêu sách chủ quyền thể hiện qua các đường gián đoạn không phù hợp với pháp luật quốc tế về biển ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141209-luoi-bo/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten