dinsdag 23 december 2014

Phát hiện bất ngờ về cây thuốc quý trong vườn nhà giúp người phụ nữ tự trị bệnh ung thư : cây trinh nữ hoàng cung

Ngày 14 Tháng 9, 2014 | 09:10 AM
Những nhân chứng sống tiết lộ kinh nghiệm dùng lá cây trinh nữ hoàng cung trị bệnh nan y (4):

Phát hiện bất ngờ về cây thuốc quý trong vườn nhà giúp người phụ nữ tự trị bệnh ung thư

GiadinhNet - Bà Bùi Thị Các (65 tuổi) trú tại xã Sơn Vi (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) từng mắc hai căn bệnh nguy hiểm là ung thư vú và u nang buồng trứng.

Phát hiện bất ngờ về cây thuốc quý trong vườn nhà giúp người phụ nữ tự trị bệnh ung thư 1
Bà Các bên vườn thuốc quý nhiều năm nhân giống.

Học theo kinh nghiệm của những người trong làng, bà đã tự chữa khỏi bệnh bằng bài thuốc đơn giản từ cây trinh nữ hoàng cung. Bà cho biết: “Trước đây, tôi chỉ xem đây là cây dược liệu quý, không ngờ rằng chính nó đã “cứu” mình hai lần”.
Tuyệt vọng vì bệnh nan y
Bà Bùi Thị Các là người trú cùng xã với ông Đỗ Văn Phúc (Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Vi Sơn), người tự chữa khỏi bệnh u xơ tiền liệt tuyến bằng cây trinh nữ hoàng cung mà báo GĐ&XH Cuối tuần đã thông tin từ số 32. Nhờ mối liên hệ này, chúng tôi mới biết tới trường hợp của bà. Được biết, bà Các chỉ uống nước lá cây trinh nữ hoàng cung mà đẩy lùi được hai căn bệnh nguy hiểm là ung thư vú và u nang buồng trứng. Bà cũng là một trong những người đầu tiên trong xã sở hữu được cây thuốc quý trong vườn. Kể từ đó cho đến nay, loài thảo dược này trở thành vị thuốc không thể thiếu đối với gia đình bà.
Chúng tôi được ông Phúc dẫn tới nhà bà Các đúng lúc bà đang miệt mài chăm bón những cây thuốc quý trong vườn. Bà vui vẻ kể về cái “duyên” với cây trinh nữ hoàng cung: “Khoảng chục năm trước, bà thông gia đi chơi Đà Lạt về xin được một giống thảo dược liền cho tôi vài cây để nhân giống trong vườn. Nghe đâu đây là cây thuốc rất quý do một thầy lang nổi tiếng trong đó cho. Vợ chồng tôi đã phải rất cẩn thận, tỉ mỉ chăm bón để cây sống được. Khi ấy, chúng tôi chỉ biết đây là cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh, trong đó có bệnh đau lưng, đau khớp mà hai vợ chồng đều mắc. Nhưng vì lúc đó, cây thuốc quá ít cho nên chúng tôi không uống liên tục được, chỉ thỉnh thoảng lấy vài lá đun nước uống”.
Năm 2005, bà Các phát hiện ngực mình nổi cục cứng khác thường. Ban đầu, bà chủ quan không đi khám. Mãi đến khi cảm thấy cục cứng này bắt đầu gây đau nhức, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, bà mới đến bệnh viện và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Không muốn xạ trị, bà Các quyết định tìm đến thuốc Nam để chữa bệnh. Bà tìm lên Tam Nông (Phú Thọ) để theo chữa một thầy thuốc có tiếng. Hàng ngày, bà phải kiên trì đi về mấy chục cây số để đắp thuốc lên vùng có khối u. Tuy nhiên đắp hết 10 ngày thuốc mà vẫn không thấy bệnh tình thuyên giảm, bà đành ngừng điều trị trong tuyệt vọng. Buồn bã trở về nhà, bà Các được gia đình động viên lên viện xạ trị.
Những tưởng chỉ còn cách đối mặt với những hóa chất đáng sợ nhưng chính trong thời gian chuẩn bị tâm lý, bà Các lại phát hiện ra tác dụng kỳ diệu của cây thuốc mình đang sở hữu. “Chẳng là khi đó, một người phụ nữ trong làng mang về cây trinh nữ hoàng cung để chữa ung thư cổ tử cung. Trước đó, tôi từng nghe về tác dụng điều trị ung bướu của loài cây này qua đài phát thanh nhưng chưa được “mục sở thị” bao giờ. Tôi nhìn lá cây, ngờ ngợ với cây thuốc quý nhà mình đang trồng liền về ngắt một lá mang đi hỏi khắp nơi. Thì ra đó là cây trinh nữ hoàng cung thật. Mừng như bắt được vàng, tôi bắt đầu tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh từ loại cây này để tự chữa bệnh cho mình”, bà nhớ lại.
Phát hiện bất ngờ về cây thuốc quý trong vườn nhà giúp người phụ nữ tự trị bệnh ung thư 2
Bà Các chia sẻ về tác dụng kì diệu của cây trinh nữ hoàng cung

Bí quyết dùng cây trinh nữ hoàng cung hiệu quả
Bằng kinh nghiệm sử dụng nhiều năm, bà Các cũng đặc biệt lưu ý mọi người về việc nhận biết đúng cây thuốc. “Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều loại cây giống trinh nữ hoàng cung như cây hoa loa kèn, cây náng.... Đã có trường hợp nhầm dẫn đến say thuốc, gây nguy hiểm đến sức khỏe nên tuyệt đối không thể chủ quan. Mặt khác, mặc dù là chữa bệnh theo kinh nghiệm thì khi dùng trinh nữ hoàng cung, người bệnh cũng phải tìm hiểu thật kỹ cách sử dụng”, bà Các cho biết.
Sau khi phát hiện trong nhà có cây thuốc quý, bà Các bắt đầu hành trình tự chữa bệnh cho mình. Chồng bà là ông Kiều Công Lý cũng bắt đầu tìm hiểu về trinh nữ hoàng cung để chữa bệnh cho vợ. Ông bà đọc nhiều tài liệu về loài cây này cũng như kinh nghiệm của những người đã từng điều trị. Tuy nhiên xung quanh cách sử dụng trinh nữ hoàng cung lại có rất nhiều ý kiến khác nhau.

“Ai mách thế nào tôi cũng thử qua, từ uống nước lá khô, lá tươi, đến ăn trực tiếp lá tươi... Nhưng qua nhiều cách sử dụng, tôi thấy phương pháp phù hợp với mình nhất là uống nước lá tươi. Sau mấy năm nhân giống cây trinh nữ trong vườn, tôi đã có nguồn thuốc để chữa bệnh mà không lo bị thiếu như trước. Hàng ngày, tôi đều lấy 3 lá trinh nữ hoàng cung (nếu lá nhỏ thì phải 5 lá) để pha với nước uống. Cách pha thì không khác gì pha nước chè. Ở giai đoạn 10 ngày đầu tiên, tôi pha nước ở dạng đặc hơn một chút để có tác dụng chữa bệnh, ngày uống khoảng từ 3 - 4 cốc. Những ngày tiếp theo, tỷ lệ pha loãng hơn một chút, cho thêm nước vào uống và dùng như nước uống hàng ngày. Tôi cứ uống liên tục như vậy trong vòng một tháng”, bà cho biết. Một tháng đầu tiên sau khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung, bà Các cảm thấy khối u ở ngực bắt đầu ngừng phát triển, không còn đau nhức nữa. Nhận thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, bà tiếp tục sử dụng bài thuốc đơn giản này với mong muốn trị dứt hẳn bệnh.
Tuy nhiên khi căn bệnh ở ngực chưa khỏi hẳn, bà Các lại phát hiện ra mình bị u nang buồng trứng giai đoạn đầu. Lo lắng cho sức khỏe, bà bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng sau đó được sự động viên của gia đình, bà lấy lại tinh thần và tiếp tục chữa bệnh. Bà vẫn kiên trì sử dụng cây trinh nữ hoàng cung. Bà cho biết: “Có thời gian tôi nóng ruột quá, mong tìm cách gì chữa cho mau mau khỏi chứ bệnh tật đầy người mệt mỏi lắm. Có người mách tôi ăn trực tiếp 3 lá trinh nữ hoàng cung hàng ngày để có tác dụng mạnh. Tôi cũng sử dụng cách này một thời gian nhưng sau đó lại quay lại cách pha nước uống vì cảm thấy hiệu quả cũng như nhau”.
Sau một thời gian kiên trì uống lá cây trinh nữ hoàng cung, hai căn bệnh của bà Các đều đã bị “đẩy lùi”. Các triệu chứng của ung thư vú, u nang buồng trứng dần tiêu tan, hạch trên cổ bà cũng biến mất từ lúc nào. “Tôi không đi khám lại nhưng nhận thấy những triệu chứng bệnh không còn nên tôi hoàn toàn tin tưởng mình đã khỏe mạnh trở lại. Qua tìm hiểu, tôi cũng tin rằng trinh nữ là vị thuốc quý, có tác dụng với các bệnh u bướu như bệnh của tôi”, bà Các cho biết. Chia sẻ với chúng tôi về loại cây này, bà Các cho biết thêm, đây là cây thuốc quý tuy nhiên khi sử dụng phải biết cách chứ không nên sử dụng một cách tùy tiện. Cây trinh nữ hoàng cung chứa một lượng kháng sinh liều cao. Do đó trước khi dùng,, người bệnh nhất định phải ăn no. Đã có không ít các trường hợp, người bệnh dùng cây trinh nữ  hoàng cung trong tình trạng đói dẫn đến việc “say” thuốc, gây nguy hiểm sức khỏe. 
Hiện tại, mặc dù các triệu chứng bệnh đã ngừng “thăm hỏi” mấy năm nhưng bà Các vẫn duy trì thói quen uống nước cây trinh nữ hoàng cung thay cho nước uống hàng ngày để phòng bệnh. Bà chỉ uống nước pha loãng và cứ uống một tháng lại nghỉ một tháng. Từ việc chữa khỏi bệnh cho mình, bà Các bắt đầu nhân giống cây trinh nữ ra nhiều hơn. Bà đang sở hữu vườn thuốc quý tươi tốt mà rất nhiều người tìm tới hỏi mua cũng như học hỏi kinh nghiệm chữa bệnh.    
Kim Thanh
(Còn nữa)

http://giadinh.net.vn/song-khoe/phat-hien-bat-ngo-ve-cay-thuoc-quy-trong-vuon-nha-giup-nguoi-phu-nu-tu-tri-benh-ung-thu-20140912024318275.htm


Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh ung thư


Năm 1984, Ghosal ở Ấn Độ đã phân lập và xác định từ cán hoa TNHC một Glucosealkaloid có tên là Latisolin.
Năm 1986, ông công bố tách được từ TNHC một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư.


Trinh nữ hoàng cung




Cây Trinh Nữ Hoàng Cung tên khoa học: Crinum latifolium L., thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae, cùng họ với Cây Náng. Cây Hành tây, Cây tỏi lõi.
Cây Đại Tướng Quân, Thập Bát Học Sĩ, Tây Nam Vân Châu Lan, Tỏi Thái Lan (theo sách biên khảo của Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi)
Hình dáng:
Trinh Nữ Hoàng Cung là một loại cỏ, thân đường kính 10-15cm, rộng 3-8 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả lá mỏng có thể dài 80-100cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đáy bẹ lá nơi sát đất có màu tím.
Hoa mọc thành tán từ 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 20-60c. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng một cách dễ dàng .







Thành phần hóa học:
Năm 1984, Ghosal ở Ấn Độ đã phân lập và xác định từ cán hoa TNHC một Glucosealkaloid có tên là Latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất Aglycon. Ghosal và Shibnath còn phân lập được từ thân hành lúc cây đang ra hoa hai chất pratorimin và pratosin là chất alkaloid pỷrrolophennanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như Pratorimin, Ambelin và Lycorin.
Năm 1986, ông công bố tách được từ TNHC một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư.
Năm 1989, Ghosal còn chiết được từ dịch ép của cán hoa TNHC thêm hai alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là epilycorin và epipancrassidin.
Một số nhà khoa học Nhật Bản như Kobayashi Shigenru, Tomoda và Masashi củng tìm thấy một số alkaloid khác từ cây TNHC.
Theo dược sĩ Đỗ Tất Lợi, tên Trinh Nữ Hoàng Cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung nhưng không được vua chiếu cố vì harem quá dư thừa (Cung Oán Ngâm Khúc), nên mắc một số bệnh riêng của những cung phi sống cùng hoàn cảnh không được vua ghé xe dê. Lý do đó tôi đảo lộn tên lại là cây Cung Nữ Hoàn Trinh(?) .
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Sophia, Bulgaria thì sở dĩ cây có tên lạ đó là vì trước đây quan ngự y trong hoàng cung thường lấy lá cây TNHC để chửa ung thư vú, ung thư tử cung cho các phi tần mỹ nữ và chửa ung thư nhiếp hộ tuyến cho các quan thái giám (eunuch).
Có sách gọi nhiếp hộ tuyến (prostate) là tuyến tiền liệt, trước năm 1975 tôi chưa bao giờ nghe tên đó. Nhiếp hộ tuyến là tuyến tích trữ tinh trùng, ở loài vật nó gọi là lưu tinh nang, là một tuyến cơ vòng bao quanh niếu đạo, nằm dưới bàng quang.
Đối với nam giới, thường trên 40, ai củng có thể bị phình nhiếp hộ tuyến (prostate enlargement), đó là “lành tính” nếu PSA không lên cao ( benign), nếu cao thì là “ác tính” có thể thành ung thư nhiếp hộ tuyến (malign, prostate cancer). Chỉ số trung bình là 4.0, nhưng nếu trên 2.5 thì nên theo dõi thật sát. Các thuốc thông dụng để kiểm soát lượng PSA là Hytrin, Vésicare, Avodart…
Vì NHT phình lên to, bóp chặt niếu đạo nên sinh ra *** gắt và áp lực đè lên bọng *** khiến mắc tiểu tiện thường xuyên, tuy không đi được nhiều, rất là bất tiện.
Nếu không chửa trị nó sẽ biến thành ung thư, một căn bệnh nan y giết 40,000 người hằng năm chỉ riêng ở Mỹ. Tại Việt Nam, theo giáo sư Trần Đức Thọ, Viện trưởng Viện Lảo khoa, Nội tiết và Tiểu đường bệnh viện Bạch Mai, thì năm 1990 có tới 59,1% nam giới trên 50 tuổi mắc chứng bệnh này, so với 76,9% cụ ông từ 75 đến 79. Còn các nước khác tôi chưa có thống kê.
Sau 14 năm nghiện cứu cây TNHC, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, thuộc Công ty nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm CRINA, đã thành công trong việc chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC. Hiện nay công trình nghiên cứu này đã được Bộ Y tế nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt. Tỷ lệ bệnh nhân giảm phì đại khối u đạt 90%, trong đó 33,3% tuyến trở về bình thường sau 2 tháng điều trị, và đặc biệt là không gây phản ứng phụ (side effect).
Để có cơ sở nghiên cứu khoa học vững chắc, Tiến Sĩ Ngọc Trâm đã phối hợp với Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi cùng các nhà khoa học ở các Viện Nghiên Cứu khác như giáo sư Fuchs, giáo sư Simeon Popov, giáo sư Zvetkova thuộc viện Sinh hóa học (Biochemistry) nghiên cứu quy trình chiết xuất các hoạt chất chống ung thư và bệnh AIDS, xác định thành phần hóa học, cấu trúc hóa học và quy trình tối ưu là cách chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC như chất Crinafolidine, Crinafoline, Pratorimine…là các chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư (antitumor).

Sau khi thử thành công trên chuột bạch. Viên nang cứng CRINA được thí nghiệm lâm sàng trên người, đã thu được những kết quả tuyệt vời.

Bên cạnh các điều trị khả quan, viên CRINA-TNHC còn chứng tỏ ưu thế vượt trội của nó so với các loại Tây Y cùng có tác dụng như Tedenan của Pháp, được chế từ vỏ cây mận gai Phi châu Pygeum africanum, hay Permixon của Mỹ, điều chế từ quả cây Senua repen.

Giá của CRINA- TNHC chỉ bằng 50% giá cả của các thuốc kể trên.

Hiện nay, TNHC capsule đã có mặt tại vườn cây Scala, đường McArthur, Santa Ana. Tác giả viết bài này củng đã thí nghiệm TNHC viên, kết quả rất khả quan, từ đi tiểu cả chục lần mỗi đêm xuống còn 2,3 lần coi như bình thường ở những người cao niên.
Liều lượng:
Theo Ts Ngọc Trâm, liều sử dụng là 3 lá một ngày, dùng 7 ngày, nghỉ 7 ngày, uống liên tục trong vòng 21 ngày. Mỗi đợt điều trị là 63 ngày.

Sách của Đỗ Tất Lợi thì bảo ngày uống nước sắc của 3 lá TNHC hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2 cm , sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó lại uống tiếp 7 ngày, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ng ày nữa, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống. Tổng cộng cũng 63 ngày.

Có thể dùng cả ba dạng thuốc: Trà Trinh Nữ Hoàng Cung, trà thuốc bổ thận, hay loại trà phối hợp cả hai thứ.




Notes :
Việt Nam có nhiều cây giống cây Trinh nữ hoàng cung như cây huệ biển và cây Náng hoa trắng… lá khô, màu sắc và hình dáng của chúng có mùi vị tựa như cây Trinh nữ hoàng cung rất khó phân biệt bằng mắt thường. Chính vì thế, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm từ cây Trinh nữ hoàng cung đã được xác định rõ nguồn gốc, vùng nguyên liệu; nhất là quy trình sản xuất, thu hái dược liệu tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Suckhoe68.com ( nguồn : sưu tầm )

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=223255

Geen opmerkingen:

Een reactie posten