Tin tức / Kinh tế
Danh hiệu gạo ngon nhất sẽ giúp thúc đẩy gạo xuất khẩu của Campuchia
27.11.2014
PHNOM PENH— Trong 3 năm liền, gạo hạng nhất của Campuchia đã được bầu là gạo ngon nhất tại Hội nghị Gạo Thế giới. Danh hiệu này, đoạt cùng với Thái Lan vào một thời điểm mà Campuchia đang trông đợi xuất khẩu gạo như một cách để tăng thu nhập cho nhiều nông gia nghèo khó. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael gửi về bài tường thuật.
Mặc dù Campuchia chiếm một phần không đáng kể trong thị trường gạo thế giới, với sản lượng chỉ ở mức 1% sản lượng toàn cầu vào năm 2012, danh hiệu đạt được cho gạo thơm romduol ắt hẳn sẽ giúp quảng bá cho lượng xuất khẩu.
Tuy quy mô nhỏ và không đạt nhiều hiệu quả, công nghiệp gạo vẫn đóng vai chủ chốt trong nền kinh tế. Đa số người dân Campuchia sống còn một phần nhờ vào việc trồng lúa trên những mảnh ruộng nhỏ.
Sự thiếu hiệu năng có nghĩa là khối lượng lớn thóc chưa được chà xát được gửi qua các nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam nơi bán được với giá cao hơn.
Ông Sok Puthyvuth là chủ tịch Liên đoàn Gạo Campuchia, đại diện cho tất cả những người đóng vai trò trong công nghiệp này.
Ông Puthyvuth nói: “Chúng ta cần hạt giống tốt hơn, cần tiến trình thu hoạch tốt hơn, cần kho chứa tốt hơn, cần tiếp vận tốt hơn, và lượng gạo xuất khẩu của chúng ta cũng cần phải mang nhãn của Campuchia quảng cáo loại gạo ngon trong số đứng đầu thế giới.”
Chỉ tiêu là 1 triệu tấn gạo đã xay xát xuất khẩu trong năm 2015. Tính cho đến giờ này trong năm Campuchia đã xuất khẩu khoảng 500 ngàn tấn – phần lớn qua Liên hiệp châu Âu.
Phó Thủ tướng Keat Chhon nói một nguyên tắc trung tâm là tăng thu nhập cho nông gia vẫn là chủ chốt trong các nỗ lực của chính phủ nhằm cải tiến công nghiệp này.
Ông Chhon cho biết: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng mục đích của chính sách gạo là giảm nghèo, bảo đảm dân chúng vùng nông thôn kiếm được nhiều tiền hơn, và thu hẹp khoảng cách biệt phát triển giữa các vùng nông thôn và thành thị.”
Để góp phần phát triển công nghiệp, Trung Quốc cho vay 300 triệu đôla để cải tiến việc tồn kho.
Tuy nhiên, theo nhà xuất khẩu David Van, vẫn còn những vấn đề kéo dài, trong đó có giá điện cao và thiếu hạt giống có chất lượng. Ông Van cũng muốn quảng bá nhãn hiệu đoạt giải – hiện được bán dưới tên “Gạo thơm Campuchia.” Tên này hơi giống với loại gạo thơm của Thái Lan.
Ông Van nói: “Ta cần phải phân biệt sản phẩm của ta với đối thủ cạnh tranh ngay bên cạnh, nếu không ta sẽ tiếp tục bị tự động so sánh với những gì đối thủ cạnh tranh bên cạnh đang bán. Nếu nói về gạo thơm, thì ta có loại gạo đã đoạt giải gạo ngon nhất thế giới liên tiếp, là gạo romduol. Vì thế có lẽ đã đến lúc ta cần phải thực sự khai triển nhãn hiệu dựa vào loại gạo romduol này.”
Vẫn còn những thách thức: Gạo tồn kho của Thái Lan đã kéo giá gạo xuống khiến cho việc cạnh tranh khó khăn hơn, trong khi những nước như Myanmar cũng muốn gia tăng lượng xuất khẩu.
Nhưng ngay cả nếu như Campuchia không đạt được chỉ tiêu 1 triệu tấn trong năm tới, thì loại gạo đoạt giải của Campuchia vẫn cần phải xuất hiện nhiều hơn trong các bữa ăn trên khắp thế giới, nâng cao thu nhập cho những nhà máy xay, những nhà xuất khẩu và hàng triệu nông dân nghèo khó.
http://www.voatiengviet.com/content/danh-hieu-gao-ngon-nhat-se-giup-thuc-day-gao-xuat-khau-cua-kampuchea/2535827.html
Mặc dù Campuchia chiếm một phần không đáng kể trong thị trường gạo thế giới, với sản lượng chỉ ở mức 1% sản lượng toàn cầu vào năm 2012, danh hiệu đạt được cho gạo thơm romduol ắt hẳn sẽ giúp quảng bá cho lượng xuất khẩu.
Tuy quy mô nhỏ và không đạt nhiều hiệu quả, công nghiệp gạo vẫn đóng vai chủ chốt trong nền kinh tế. Đa số người dân Campuchia sống còn một phần nhờ vào việc trồng lúa trên những mảnh ruộng nhỏ.
Sự thiếu hiệu năng có nghĩa là khối lượng lớn thóc chưa được chà xát được gửi qua các nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam nơi bán được với giá cao hơn.
Ông Sok Puthyvuth là chủ tịch Liên đoàn Gạo Campuchia, đại diện cho tất cả những người đóng vai trò trong công nghiệp này.
Ông Puthyvuth nói: “Chúng ta cần hạt giống tốt hơn, cần tiến trình thu hoạch tốt hơn, cần kho chứa tốt hơn, cần tiếp vận tốt hơn, và lượng gạo xuất khẩu của chúng ta cũng cần phải mang nhãn của Campuchia quảng cáo loại gạo ngon trong số đứng đầu thế giới.”
Chỉ tiêu là 1 triệu tấn gạo đã xay xát xuất khẩu trong năm 2015. Tính cho đến giờ này trong năm Campuchia đã xuất khẩu khoảng 500 ngàn tấn – phần lớn qua Liên hiệp châu Âu.
Phó Thủ tướng Keat Chhon nói một nguyên tắc trung tâm là tăng thu nhập cho nông gia vẫn là chủ chốt trong các nỗ lực của chính phủ nhằm cải tiến công nghiệp này.
Ông Chhon cho biết: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng mục đích của chính sách gạo là giảm nghèo, bảo đảm dân chúng vùng nông thôn kiếm được nhiều tiền hơn, và thu hẹp khoảng cách biệt phát triển giữa các vùng nông thôn và thành thị.”
Để góp phần phát triển công nghiệp, Trung Quốc cho vay 300 triệu đôla để cải tiến việc tồn kho.
Tuy nhiên, theo nhà xuất khẩu David Van, vẫn còn những vấn đề kéo dài, trong đó có giá điện cao và thiếu hạt giống có chất lượng. Ông Van cũng muốn quảng bá nhãn hiệu đoạt giải – hiện được bán dưới tên “Gạo thơm Campuchia.” Tên này hơi giống với loại gạo thơm của Thái Lan.
Ông Van nói: “Ta cần phải phân biệt sản phẩm của ta với đối thủ cạnh tranh ngay bên cạnh, nếu không ta sẽ tiếp tục bị tự động so sánh với những gì đối thủ cạnh tranh bên cạnh đang bán. Nếu nói về gạo thơm, thì ta có loại gạo đã đoạt giải gạo ngon nhất thế giới liên tiếp, là gạo romduol. Vì thế có lẽ đã đến lúc ta cần phải thực sự khai triển nhãn hiệu dựa vào loại gạo romduol này.”
Vẫn còn những thách thức: Gạo tồn kho của Thái Lan đã kéo giá gạo xuống khiến cho việc cạnh tranh khó khăn hơn, trong khi những nước như Myanmar cũng muốn gia tăng lượng xuất khẩu.
Nhưng ngay cả nếu như Campuchia không đạt được chỉ tiêu 1 triệu tấn trong năm tới, thì loại gạo đoạt giải của Campuchia vẫn cần phải xuất hiện nhiều hơn trong các bữa ăn trên khắp thế giới, nâng cao thu nhập cho những nhà máy xay, những nhà xuất khẩu và hàng triệu nông dân nghèo khó.
http://www.voatiengviet.com/content/danh-hieu-gao-ngon-nhat-se-giup-thuc-day-gao-xuat-khau-cua-kampuchea/2535827.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten