donderdag 4 december 2014

Châu Âu triển khai dự án Ariane 6 đầy tham vọng

Không gianKhoa họcPhápChâu ÂuQuốc tế

Châu Âu triển khai dự án Ariane 6 đầy tham vọng

mediaNgân sách dự trù chi cho Ariane 6 lên tới 8 tỷ euro - ESA–D. Ducros, 2014
    Hôm qua 02/12/2014, trong phiên họp cấp bộ trưởng tại Bruxelles, 20 nước thành viên thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và Canada đã chính thức phát động trương trình chế tạo tên lửa đẩy vũ trụ thế hệ mới thay thế loại tên lửa Ariane 5.
    Chương trình này kéo dài 10 năm với dự chi ngân sách 8 tỷ euro. Mục tiêu của dự án Ariane 6 là nhằm chiếm vị trí tiên phong trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thị trường phóng vệ tinh nhân tạo.
    Sau cuộc họp các bộ trưởng phụ trách nghiên cứu không gian của châu Âu hôm qua, ông Jean-Jaques Dordain, Tổng giám đốc Cơ quan vũ trụ châu Âu đã vui mừng đánh giá đây là một thành công lớn của ngành nghiên cứu không gian châu Âu.
    Chuyến bay đầu tiên của Ariane 6 dự kiến vào năm 2020. Quốc vụ khanh phụ trách nghiên cứu khoa học Pháp, bà Genevière Fioraso nhấn mạnh, quyết định « lịch sử » này là "câu trả lời mạnh mẽ trước cuộc cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực chiến lược vì chủ quyền châu Âu vì công nghiệp và vì việc làm".
    Riêng với dự án phát triển Ariane 6, các thành viên cam kết dự trù khoảng 4 tỷ euro. Ngân sách này bao gồm việc xây dựng một giàn phóng tên lửa mới tại Guyane và việc nâng cấp hệ thống tên lửa nhỏ Vega. Nước Pháp đóng góp chính với 52% ngân sách, tiếp theo sau là Đức với 22%.
    Trong ngân sách 8 tỷ euro dự trù trong 10 năm vẫn bao gồm cả việc tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa Ariane 5 hiện có cho tới khi Ariane 6 có thể thay thế hoàn toàn. Tất cả các bộ trưởng thành viên ESA đều tỏ ra hoan hỷ với quyết định mang tính lịch sử này của ngành hàng không vũ trụ châu Âu.
    Cũng nên biết là để đi đến quyết định hôm qua, các nước đã phải mất nhiều tháng đàm phán, đặc biệt là giữa Pháp và Đức.
    Ra đời cách nay 35 năm, tên lửa Ariane đã thay đổi qua nhiều phiên bản khác nhau. Loại tên lửa đẩy Ariane 5 hiện tại đã được triển khai từ năm 1987 và đến năm 1996 bắt đầu cất cánh. Sau thời gian đầu gặp một số khó khăn, Ariane 5 đã hoàn thành tốt sứ mệnh với kết quả đến giờ đã thực hiện 62 lần phóng thành công liên tiếp.
    Ariane 5 đã nhanh chóng giành được hơn 50% thị trường phóng vệ tinh. Tuy nhiên, vị trí thống trị của Ariane 5 đang bị đe dọa bơi hệ thống tên lửa đẩy Falcon của Cơ quan vũ trụ Mỹ SpaceX có giá thành hấp dẫn. Cuộc cạnh tranh trong thị trường phóng vệ tinh ngày càng khốc liệt hơn với sự xuất hiện của một số nước châu Á.
    Ariane 6 có hai phiên bản với hệ thống tháo lắp : Loại nhẹ với hai động cơ đẩy và loại hạng nặng với 4 động cơ, Ariane 6 sẽ đáp ứng được các nhu cầu chuyên biệt phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học, máy thăm dò không gian, cũng như nhu cầu thương mại thông dụng như phóng vệ tinh viễn thông, truyền hình, dự báo thời tiết...
    Sự phát triển của Ariane 6 cũng nhằm đón trước những phát triển của thị trường với việc đưa các vệ tinh có khối lượng lớn hơn lên không gian.
    Tên lửa Ariane 6 trong tương lai có thể tận dụng lại những chi tiết đã thử nghiệm của Ariane 5. Tinh liên tục trong công nghệ này nhằm giảm thiểu rủi ro và giảm chi phí chế tạo tên lửa cũng như giá thành phóng vệ tinh.
    Theo Tổng giám đốc Arianespace, ông Stéphane Israel, giá thành một lần phóng Ariane 6 với 2 vệ tinh cùng lúc sẽ ở trong khoảng 12 triệu đô la Mỹ, trong điều kiện thị trường như hiện nay.
    Cũng trong phiên họp hôm qua, các bộ trưởng phụ trách nghiên cứu không gian đã thông báo châu Âu tiếp tục tham gia vào chương trình khai thác tram không gian quốc tế IS cho đến năm 2020 với gói ngân sách khoảng 800 triệu euro. Các bộ trưởng sẽ gặp lại nhau vào năm 2016 để rà soát các điểm kỹ thuật và tài chính cho chương trình Ariane 6.

    http://vi.rfi.fr/phap/20141203-chau-au-trien-khai-du-an-ariane-6-day-tham-vong/

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten