vrijdag 21 november 2014

Yakuza - băng đảng quyền lực nhất Nhật Bản


Phân tích - Tư liệu

Yakuza - băng đảng quyền lực nhất Nhật Bản

Ra đời cách đây khoảng 400 năm, Yakuza (Nhật Bản) ngày nay đã trở thành một trong những tổ chức tội phạm nguy hiểm và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Yakuza - băng đảng quyền lực nhất Nhật BảnPhóng to
Một băng đảng Yakuza. Ảnh: Anton Kusters
Tầng hai của một tòa nhà nhỏ tại quận Ginza, thành phố Tokyo (Nhật Bản), là nơi tọa lạc của một câu lạc bộ tư nhân. Hàng đêm, dưới ánh đèn neon lập lòe, hàng chục người đàn ông trong bộ vét đen thường xuyên lui tới. Tiếng nhạc xập xình, khói thuốc mù mịt, hòa cùng tiếng ồn phát ra từ hàng trăm quả pachinko (một loại bóng nhỏ làm bằng Crom dùng để chơi trên một loại máy đánh bạc giống như máy pinpall) tạo thành một khung cảnh kì dị.
Vài người đàn ông túm tụm ở một góc thì thào bàn tán chuyện gì đó. Một số khác tỏ vẻ tự đắc trước những người đẹp đang lượn lờ trong căn phòng mù mịt khói thuốc. Người đàn ông lớn tuổi ngồi ở phía cuối căn phòng nom vẻ trịnh trọng. Những thanh niên trẻ vây quanh kính cẩn cúi đầu đáp lại mệnh lệnh và yêu cầu của ông ta bằng những tràng "Hai! Hai!" (Dạ! Dạ!). Hai phụ nữ trẻ, một người mặc một chiếc váy ngắn màu đen và người còn lại mặc trang phục giống như nữ sinh trung học với áo sơ mi trắng và váy xếp ly, ngồi sát hai bên sườn người đàn ông đó. Họ che miệng cười khúc khích mỗi khi những lời cục cằn của ông ta vang lên.
Đột nhiên, một gã thanh niên trẻ tuổi trong bộ vét sáng bóng bước vào phòng và cúi đầu. Những tiếng xì xào bỗng chấm dứt. Tất cả mọi người trong phòng đều hướng ánh mắt về phía gã. Gã tiến lại gần phía người đàn ông lớn tuổi và không dám ngước mắt lên. Không nói một lời, gã kính cẩn trình lên một thứ gì đó được bọc rất kỹ. Thứ đó không lớn, chỉ nhỏ bằng một mảnh kẹo. Gã dùng cả hai tay và đặt nó cẩn thận lên mặt bàn. Người đàn ông lớn tuổi nhìn chằm chằm vào món đồ trên bàn rồi lại quay sang nhìn ngón tay út bị thương trên bàn tay trái của gã.
Không khí trong phòng vô cùng căng thẳng cho đến khi người đàn ông lớn tuổi gật đầu và khuôn mặt có vẻ giãn ra một chút. Ông ta lệnh cho thuộc hạ vứt thứ đồ đó. Tuy không ai mở ra nhưng mọi người trong phòng đều biết đó là một đốt ngón tay út của gã thanh niên trẻ.
Theo luật của Yakuza, mọi thành viên trong tổ chức phạm sai lầm phải tự chặt một đốt ngón tay út. Những đốt tiếp theo của ngón tay đó và những ngón khác trên bàn tay sẽ lần lượt ra đi sau mỗi lần phạm lỗi tiếp theo. Yakuza coi chặt ngón tay là hình thức xin lỗi đối với thủ lĩnh.
Nguồn gốc và truyền thống
Hiện nay, nguồn gốc của Yakuza vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng, Yakuza là hậu duệ của các Kabuki-mono (những kẻ điên cuồng) ở thế kỷ 17. Kabuki-mono là những samurai lập dị. Họ thường đeo những thanh kiếm dài bên sườn, mặc trang phục, để kiểu tóc và hành động kỳ quặc.
Các Kabuki-mono còn mang biệt danh là Hatamoto-Yakko (tôi tớ của tướng quân). Trong suốt thời kỳ Tokugawa, một giai đoạn hòa bình ở Nhật Bản, vai trò của các samurai đã thay đổi và không còn quan trọng như trước. Một số kiếm sĩ trở nên tha hóa, biến chất và trở thành quân du thủ du thực, chuyên cướp phá những nơi mà chúng đi qua.
Tuy nhiên, các Yakuza ngày nay đã bác bỏ giả thuyết này. Họ cho rằng, họ là hậu duệ của các Machi-yokko, những người bảo vệ các ngôi làng khỏi sự đe dọa của các Hatamoyo-Yakko.
Các Yakuza phân chia thành 3 nhóm chính: Tekiya (những người bán hàng rong trên phố), Bakuto (những con bạc) và Guirentai (lưu manh). Tekiya và Bakuto xuất hiện từ thế kỷ 18 trong khi Gurentai ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nhu cầu hàng hóa chợ đen phát triển nhanh chóng.
Theo truyền thống, các Tekiya hoạt động tại các khu chợ trong khi những Bakuto xuất hiện tại các thị trấn và đường lớn. Ngược lại, Gurentai thường dùng các thủ đoạn như đe dọa và tống tiền để đạt được mục đích. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quyền lực của chính phủ Nhật Bản giảm, các Gurentai phát triển mạnh. Chúng đã đẩy tình trạng tội phạm có tổ chức ở đất nước này lên một tầm cao mới về vấn đề bạo lực. Những thanh kiếm truyền thống dần nhường chỗ cho những vũ khí hiện đại.
Yakuza - băng đảng quyền lực nhất Nhật Bản
Trong tiếng địa phương, "ya" nghĩa là 8, "ku" là 9 và "za" là 3.Ảnh: Anton Kusters
Yakuza tự hào là tập hợp những kẻ mà xã hội ruồng bỏ và bản thân cái tên "Yakuza" cũng phản ánh sự nhận thức của những con người sống ngoài vòng pháp luật đó về thái độ của xã hội đối với họ. Trong tiếng địa phương, "ya" nghĩa là 8, "ku" là 9 và "za" là 3. Tổng của 3 số đó là 20, số điểm khiến người chơi thua trong trò hana-fuda (bài hoa).
Hình xăm (thường là hình rồng, phượng, núi non, hoa) là một nét đặc biệt trên người các Yakuza. Đó không phải là một hình xăm bình thường mà là một bức tranh nghệ thuật phủ kín toàn bộ cơ thể, trừ đầu. Để sở hữu những hình xăm cầu kỳ như thế, họ phải trải qua một quá trình đau đớn về thể xác trong hàng trăm giờ. Đây là thử thách đối với khí phách của một đấng nam nhi. Yakuza ở mỗi vùng sở hữu một số dạng hình xăm khác nhau. Chẳng hạn, Yakuza ở thủ đô Tokyo chỉ xăm trên tay và lưng.
Trong con mắt của người phương Tây, phong cách trang phục theo kiểu băng nhóm từ những năm 1950 của Yakuza trông có vẻ khôi hài. Chúng ưa chuộng những bộ đồ bó sát và sáng bóng, những đôi giày mũi nhọn và mái tóc hơi dài vuốt gel - phong cách thời trang đã lỗi thời ở Mỹ. Họ cũng thích các loại xe lớn và sang trọng như Cadillac và Lincoln.
Không giống các nhóm tội phạm có tổ chức khác trên thế giới, Yakuza không thích ẩn mình. Trong thực tế, ở hầu hết các thành phố của Nhật Bản, các câu lạc bộ và trụ sở của Yakuza thường được đánh dấu rõ ràng với các dấu hiệu và biểu tượng đặc trưng.
Yakuza có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với xã hội Nhật Bản và được cho là có mối liên kết chính trị lâu đời và bên chặt với những người theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Không chỉ vậy, quyền lực của Yakuza còn vươn tới các quốc gia khác tại châu Á và Mỹ.
Thứ bậc và sự quản lý
Cũng giống như Mafia, cấu trúc quyền lực của Yakuza trải ra theo hình kim tự tháp với một tộc trưởng đứng đầu và sau đó là các thuộc hạ trung thành với các cấp bậc khác nhau. Hệ thống thứ bậc của Mafia tương đối đơn giản. Capo (ông chủ) điều hành tổ chức dưới sự trợ giúp của các trợ thủ thân cận và cố vấn. Tiếp đến là những thủ lĩnh quản lý một đám thuộc hạ (những kẻ chưa phải là Mafia chính thức) và các đầu mối làm ăn.
Hệ thống của Yakuza cũng tương tự như vậy nhưng phức tạp hơn. Nguyên tắc cơ bản trong một tổ chức Yakuza là mối quan hệ oyabun-kobun. Oyabun nghĩa là "vai trò người cha" và Kobun nghĩa là "vai trò người con". Khi một người bước vào thế giới của Yakuza, anh ta phải chấp nhận mối quan hệ này. Anh ta phải nguyện trung thành và tuân phục lệnh của ông trùm. Các Oyabun, giống như những người cha tốt, có trách nhiệm bảo vệ và chỉ dạy cho người con. Tuy nhiên, người Nhật có câu: "Nếu ông chủ của bạn nói rằng con quạ bay qua màu trắng thì bạn cũng phải đồng ý". Yakuza cũng vậy. một Kobun phải biết trở thành một teppedama (viên đạn) của Oyabun.
Các cấp quản lý trong tổ chức Yakuza phức tạp hơn nhiều so với Mafia. Dưới Kumicho (ông trùm) là Komon saiko (cố vấn cao cấp) và Sohonbucho (các thủ lĩnh). Wakahashira (nhân vật số hai) là những sếp của một khu vực và chịu trách nhiệm quản lý nhiều băng nhóm. Phụ tá cho Wakahashira là Fuku-honbucho, người đứng đầu một vài băng nhóm. Sếp của các địa bàn nhỏ hơn gọi là Shateigashira, thường được phụ tá bởi Shateigashira-hosa. Một bang Yakuza điển hình sẽ có hàng chục Shatei (đàn em) và nhiều Wakashu (sếp nhỏ).
Khi một ai đó gia nhập vào giới Mafia, người này sẽ phải thực hiện một nghi lễ: chích máu và bôi lên bức tranh của một vị thánh. Sau đó, thành viên mới sẽ cầm bức tranh trên tay. Những người khác sẽ châm lửa. Với bức tranh đang bốc cháy trên tay, anh ta sẽ đọc lời thề trung thành với tổ chức.
Trong lễ kết nạp của Yakuza, máu sẽ được thay bằng rượu sake. Oyabun và thành viên mới sẽ ngồi đối diện với nhau. Azularinin (người bảo lãnh) sẽ chuẩn bị rượu. Rượu sake này sẽ được pha với muối và vảy cá, rồi rót ra cốc. Cốc của Oyabun được rót đầy đến miệng, tượng trưng cho địa vị của ông ta; cốc của thành viên mới thì ít hơn rất nhiều. Họ uống một chút rồi đổi cốc, người này uống của người kia. Khi đó, người xin gia nhập đã chứng tỏ được sự tận tụy của mình đối với ông trùm. Kể từ lúc đó, vợ con của anh ta cũng phải tuân theo các nghĩa vụ đối với tổ chức.
Nếu một Yakuza khiến ông chủ của anh ta không hài lòng hoặc thất vọng, anh ta sẽ phải cắt bỏ một đốt ngón tay. Ảnh: Anton Kusters
Nếu một Yakuza khiến ông chủ của anh ta không hài lòng hoặc thất vọng, anh ta sẽ phải cắt bỏ một đốt ngón tay. Ảnh: Anton Kusters
Nếu một Yakuza khiến ông chủ của anh ta không hài lòng hoặc thất vọng, anh ta sẽ phải cắt bỏ một đốt ngón tay. Khi đó, cấp trên trực tiếp sẽ đưa cho anh ta một con dao và một sợi dây để cầm máu và không nhất thiết phải nói bất cứ lời nào. Nguồn gốc của hình phạt này liên quan đến thời của những samurai. Vào thời đó, những kiếm sĩ cần một bàn tay khỏe để cầm chắc thanh kiếm dài. Trên bàn tay, ngón út là ngón tay hữu dụng nhất đối với việc này và tiếp đến lần lượt là các ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ. Với một bàn tay mang thương tật, kiếm sĩ sẽ trở nên phụ thuộc vào sự bảo hộ của chủ nhân. Ngày nay, nghi lễ cắt đốt ngón tay chỉ còn mang tính tượng trưng và là dấu hiệu chỉ ra những Kobun từng phạm lỗi.
Giống như Mafia, trong những năm gần đây, Yakuza buộc phải hạ thấp tiêu chuẩn trong việc thu nhận thành viên mới. Kết quả là một số người cảm thấy rằng tổ chức của họ không còn mạnh mẽ như xưa. Trong quá khứ, những kẻ được tuyển chọn thường xuất thân từ các Bakuto và Tekiya. Nhưng ngày nay, mọi thứ gần như đã thay đổi. Hầu hết các thành viên mới hiện nay đều là những con ma tốc độ luôn mang tư tưởng nổi loạn và sẵn sàng phạm tội để phục vụ cho Oyabun. Chính vì thế, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã đánh đồng Yakuza với những loại tội phạm khác. Đây là một sự xúc phạm đối với những Yakuza coi mình là hậu duệ của các samurai thời xưa.
Kinh doanh 
Thế lực của Yakuza tiếp cận vào nhiều lĩnh vực khác nhau như tống tiền, cờ bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiên, buôn bán ma túy, lừa đảo, mại dâm,...
Các công việc kinh doanh liên quan đến sex là một miếng ngon béo bở đối với Yakuza. Chúng thường xuyên "vận chuyển" các bộ phim và tạp chí khiêu dâm từ Mỹ và châu Âu vào Nhật Bản cũng như tổ chức các đường dây "gái gọi". Những kẻ sống ngoài vòng pháp luật này mua các bé gái từ Trung Quốc, đất nước trọng nam khinh nữ và lưu hành chính sách một con, để phục vụ trong các quán bar, nhà hàng và hộp đêm.
Ngoài Trung Quốc, nguồn gái mại dâm của Yakuza còn đến từ Philippines. Chúng dùng những lời mời gọi hấp dẫn về một công việc với mức lương cao để lừa các cô gái nghèo và nhẹ dạ. Sau khi đến Nhật Bản, những cô gái này sẽ làm những công việc như gái điếm hoặc vũ nữ thoát y. Tuy bị lừa, nhưng họ thường không phản ứng với những kẻ đã lừa họ bởi số tiền mà họ kiếm được tại đây nhiều hơn nhiều lần số tiền mà họ kiếm được ở quê. Mỗi khi gửi tiền về nhà, những cô gái này thường nói rằng họ đang làm nhân viên lễ tân tại Nhật.
Sex tour cũng là một phương hướng kinh doanh béo bở. Yakuza thường xuyên tổ chức các sex tour mà địa điểm tới là các thành phố như Bangkok, Manila và Seoul.
Ngoài ra, Yakuza cũng hứng thú với việc buôn bán súng, mặc dù mặt hàng này bị cấm tại đất nước mặt trời mọc. Nguồn hàng thường đến từ các nước phương Tây và phương thức thanh toán là trao đổi ma túy lấy vũ khí.
Tống tiền cũng là một "hình thức kinh doanh" hái ra tiền. Thông qua "hình thức kinh doanh này", các Yakuza kiếm được hàng triệu USD mỗi năm. Để công việc được trôi chảy, chúng thường thu thập các thông tin bí mật mà công ty hoặc những người đứng đầu muốn giấu, đặc biệt là các hành động vi phạm pháp luật. Sau đó, chúng sẽ liên lạc với quản lý của công ty và đe dọa sẽ tiết lộ những thông tin xấu hổ đó nếu công ty không chịu "bồi thường" một khoản. Như vậy, giám đốc điều hành của công ty thường chấp nhận các yêu sách mà Yakuza yêu cầu.
Tuy nhiên, Nhật Bản là nơi mà sự thẳng thắn đôi khi đồng nghĩa với sự thô lỗ. Chính vì vậy, các Yakuza cũng tốn khá nhiều công sức để các yêu sách của chúng nom vẻ "khả ái" nhất. Một trong những phương thức ưa thích của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật này là lập ra các tờ tạp chí hoặc tổ chức các sự kiện và yêu cầu sự tài trợ hoặc tham gia của các công ty mà chúng đang uy hiếp. Như vậy, chúng có thể "rút" tiền từ các công ty một cách tương đối hợp pháp và lịch sự.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 15:03 - 25/10/2014

Thế giới

Hành trình rửa tay gác kiếm của một Yakuza

Khi Yakuza quyết định rửa tay gác kiếm, họ buộc phải từ bỏ sự giàu sang và đặt cuộc sống vào hiểm nguy. Nhưng với nhiều mafia, cuộc hôn nhân của họ xứng đáng để đánh đổi tất cả.
Hành trình rửa tay gác kiếm của một Yakuza
Vợ của một Yakuza yêu cầu chồng từ bỏ con đường tội phạm để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ảnh: Sanjiv B.
Mariko Suzuki và chồng, Hiroyuki Suzuki, từng là một tay xã hội đen ở Nhật, đã quyết định chia sẻ hành trình gian nan của họ để tìm về lương thiện với tạp chí M Magazine.
"Tôi cô đơn, còn ông ấy mới ra tù nên tôi đoán cả hai chúng tôi đều cần lòng tốt và tình yêu", Mariko Suzuki uống từng ngụm trà xanh trong một văn phòng nhỏ ở ngoại ô Tokyo và hồi tưởng về những ngày đầu bà gặp chồng, một Yakuza.
Mariko cho biết 20 năm trước, bà từ Hàn Quốc trở về và sống ở Nhật 2 năm. Lúc đó, người phụ nữ 33 tuổi này là một tiếp viên quán bar với công việc chính là rót đồ uống và thỉnh thoảng hát những bài hát mà khách yêu cầu. Mariko cho hay bà thường gửi phần lớn lương về quê để giúp cha mẹ và còn lại phần lớn thời gian bà cảm thấy cô đơn.
"Tôi đã rất cô độc trong suốt 2 năm đầu cho đến khi tôi gặp Hiroyuki. Ông ấy là bạn trai đầu tiên của tôi ở Nhật. Tất cả nhân viên nữ, gồm cả tôi, đều biết ông ấy là một Yakuza vì băng nhóm của họ thường đến câu lạc bộ. Nhưng ông dường như khác những kẻ còn lại. Ông ấy có một gương mặt phúc hậu và luôn mỉm cười. Mãi sau này tôi mới nhận ra khuôn mặt đó chỉ xuất hiện ở những nơi công cộng. Trong không gian riêng tư, ông ấy là một người rất bạo lực và nguy hiểm", Mariko kể lại.
Bà lật từng trang của cuốn album ảnh vào thập niên 80. Các bức ảnh hầu hết là những cô tiếp viên quyến rũ đang vui đùa với tội phạm có tổ chức trong quá bar. Nhiều người sẽ chỉ thấy một đám đàn ông mặc vest màu đen nhưng đối với Mariko, nụ cười của một mafia trẻ luôn khiến bà rung động.
Đột nhiên, bà dừng lại ở bức ảnh đám cưới với hình ảnh một cặp vợ chồng đang cười rạng rỡ và hạnh phúc trước ống kính của máy ảnh và "cơn mưa" pháo hoa giấy. "Hồi đó, ngay sau khi tôi quyết định kết hôn với ông ấy, tôi biết tôi sẽ phải phải ly dị người đàn ông này", bà thở dài và bộc bạch.
Nhưng bà đã không làm như thế. Mariko tiếp tục làm vợ của một Yakuza hạng trung. Cuộc sống của dần xuất hiện những mâu thuẫn: giàu có nhưng không có sự yêu thương, được nuông chiều nhưng bị mắc kẹt. Cô gái năm ấy đành giải khuây bằng những món đồ bất chính, như kim cương hay rượu sâm panh nhưng nỗi cô đơn chưa bao giờ chấm dứt.
Cuộc hôn nhân không hạnh phúc là động lực để bà yêu cầu Hiroyuki thay đổi. Nếu bà thất bại, Mariko khẳng định bà sẵn sàng bỏ chồng vì bà không còn sợ những gì ông có thể làm.
Vợ Yakuza yêu cầu chồng bảo vệ hôn nhân
Tuy nhiên, cuộc sống của hai người bước sang một trang mới. Hiroyuki quyết định nghe lời Mariko. Ông từ bỏ mọi tội ác và thay đổi từ một tên tội phạm bạo lực thành một mục sư khi ông tìm thấy niềm tin nơi Chúa. Mariko cho biết bà hoàn toàn ủng hộ sự thay đổi này. Thu nhập của họ giảm từ 40.000$ mỗi tháng xuống còn 1.600$. Những xa xỉ phẩm như kim cương, các biệt thự, đều lần lượt ra đi. Thay vào đó, cuộc hôn nhân của họ cải thiện và Mariko đã tìm thấy hạnh phúc.
Năm 1990, ông từ bỏ mọi thứ: ma túy, rượu, phạm tội và bạo lực. Ông tới trường dòng và học để trở thành một mục sư. Ông tham gia hội "Nhiệm vụ Baraba" trong một nhà thờ dành riêng cho các cựu Yakuza muốn ăn năn hối cải vào đầu năm 1992. Có một luật lệ ngầm ngăn cấm việc rửa tay gác kiếm của Yakuza và Hiroyuki Suzuki đã né tránh thành công để một cuộc sống bình thường. "Tôi đã bị bắn và tôi khẳng định nhiều người muốn tôi chết. Tuy nhiên, tôi vẫn sống cho đến ngày hôm nay", ông bình tĩnh nói.

Một ngày trải nghiệm với thế giới ngầm của Yakuza

"Sự hiếu kỳ của một nữ sinh Mỹ tại Nhật Bản cùng sự hấp dẫn của thế giới tội phạm ngầm ở Tokyo khiến tôi không thể dừng những câu hỏi về Yakuza", nữ sinh Mỹ kể trên Travelerstales.

Người Nhật và nỗi sợ hãi hình xăm của Yakuza

Nhiều người nhắc đến Nhật Bản với truyền thống xăm trổ nhưng người dân tại quốc gia này kỳ thị những người có hình xăm bởi liên hệ chúng với những băng đảng Yazuka khét tiếng.
Vào thời điểm đó, hội Baraba có 8 mục sư đều là các cựu Yakuza từng sở hữu toàn bộ trung tâm thương mại to nhất Tokyo. Trước kia họ có thể gặp nhau ở các câu lạc bộ đêm độc quyền, chi hàng triệu yên vào rượu ngon và gái đẹp, nhưng hiện tại, họ tập trung trong một nhà thờ Funabashi tại thị trấn nhỏ ở Tokyo. Mục sư Suzuki và vợ Suzuki đang ngồi và kể câu chuyện của họ trong chính nhà thờ này.
"Tôi sẽ không ở đây ngày hôm nay nếu không có vợ tôi. Bà ấy đã giúp tôi thay đổi, dạy tôi sự tha thứ. Không chỉ riêng tôi mà tất cả mục sư hội "Nhiệm vụ Baraba" đều nợ người vợ của mình một cuộc sống." Hiroyuki nói với giọng nhiệt tình.
Mariko đón nhận những lời khen đó bằng một nụ cười duyên dáng. "Nếu ông ấy không thay đổi, cuộc hôn nhân của chúng tôi sẽ không tồn tại. Con người chồng tôi hiện nay là kết quả của sự nỗ lực rất để trở thành người chồng chân chính", Mariko khẳng định.
Vượt lên quá khứ đen tối
Hành trình rửa tay gác kiếm của một Yakuza
Những sai lầm khi còn là một Yakuza khiến mục sư Hiroyuki Suzuki mất 4 đốt ngón tay. Ảnh: Business Insider.
Trong thời gian còn là một Yakuza, Hiroyuki buộc phải cắt các đốt ngón tay út bởi 3 sai lầm với tội ngớ ngẩn nhất là ông trả lời điện thoại không chính xác. Hiroyuki ngồi cạnh Mariko trên trường kỷ và bắt đầu câu chuyện: "Khi tôi 18 tuổi, một người phụ nữ gọi tới văn phòng . Tôi đã hỏi có phải cô ta ở Osaka không, trong khi cô ta đến từ Hiroshima. Ông chủ của tôi có nhân tình khắp nước Nhật nên mọi người có thể tưởng tượng những gì xảy ra sau đó.
"Tôi phải cắt đốt đầu tiên ngón út. Lần thứ hai và lần thứ ba tôi đều mắc lỗi do thua nợ khi chơi bạc. Trong lần thứ ba, thay vì cắt nốt đốt cuối cùng của ngón út trái, tôi phải cắt 2 đốt ngón út phải". Sau đó, ông đặt hai bàn tay với 2 ngón út mất đốt cạnh nhau để chứng minh.
Hiện tại, nhiều người không thể biết người đàn ông gầy gò, hoạt bát, tóc hoa râm 50 tuổi kia từng là thành viên băng đảng bạo lực nhất Nhật Bản và là người đã điều hành các sòng bạc bẩn vùng Osaka.
Mariko cho biết công việc trước đây của chồng bà đầy ắp những thứ xấu xa. Ông đã trải qua 2 lần tan vỡ trong hôn nhân. Sau 5 năm chung sống với người vợ hai, Hiroyuki có 2 đứa con nhưng ông không bao giờ hoàn thành nghĩa vụ của một người cha trong việc chăm sóc hay nuôi nấng chúng.
Hiroyuki kể ông đứng đầu 15 tên mafia tay sai, luôn sử dụng thủ đoạn đánh bạc kiếm lời, sở hữu hàng tá nhân tình, hít heroin và có dã tâm độc ác. Những cơn thịnh nộ mù quáng đã bóp méo khuôn mặt thánh thiện mà cô gái Mariko từng siêu lòng. Trong giai đoạn tán tỉnh, Hiroyuki đã lừa dối, bỏ rơi, đánh đập bà nhiều lần, ngay cả khi bà đang mang thai.
Tội ác của Hiroyuki càng thêm xấu vào giai đoạn sau. Ông buôn bán ma túy với số lượng lớn và trở thành con nợ khổng lồ của các ông chủ sòng bạc. Ông đã phải chạy trốn với số tiền 500.000 USD và trở nên điên loạn với bệnh hoang tưởng.
Trong khoảng thời gian đó, Mariko ở nhà một mình và chờ đợi từng cơn thịnh nộ của chồng. Nỗi sợ bao trùm lên cuộc sống của Mariko. Ngay cả khi một Yakuza khác bắt cóc bà làm con tin trong vài ngày, bà không dám thông báo cho chồng vì sợ ông sẽ giết hắn và kết thúc cuộc đời trong tù.

Nhật ký dậy sóng của cựu nhân tình Yakuza

Khi tình cảm và sự giàu sang phai nhạt, tôi nhận thấy mọi nhân tình của Yakuza sẽ luôn gặp những rắc rối và phiền toái vì họ đang ở giữa ranh giới của người tầm thường và mafia.

Quyền lực và tình yêu của nữ tướng trong băng đảng Yakuza

Nhiều phụ nữ từng nắm giữ quyền lực tối cao trong các băng đảng Yakuza của Nhật trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, vì sao một cô gái lại chấp nhận mối quan hệ với phần tử tội phạm?
Hiện tại, Hiroyuki đã là một người đàn ông khác. Mariko cho biết bà yêu và tôn trọng chồng ngay cả khi ông đã từng đánh bà. "Tôi biết rằng đằng sau mỗi nhân vật phản diện vẫn là một tâm hồn tốt và nhạy cảm", bà chia sẻ.
Sau khi một linh mục cảm hóa Hiroyuki, ông trở nên suy sụp trong một thời gian dài và muốn tự tử. Ông quyết định ẩn thân trong nhà thờ của ân nhân. Vị linh mục khuyên ông quay về với Mariko vì cuộc hôn nhân đó rất quan trọng với cuộc đời ông. Vì thế, ông đã rất nghiêm túc đến trước cửa nhà bà với bộ dạng khúm núm để xin bà tha thứ.
Trong khi Mariko thẳng thắn phơi bày từng tội lỗi của chồng, Hiroyuki xếp các quyển kinh thánh lên giá sách một cách rất ý thức. "Sau tất cả tội ác tôi đã gây ra cho Mariko, bà ấy nói với tôi: "Vào đi, chắc anh đang đói lắm". Bà ấy đồng ý tha lỗi cho tôi mà không hề có một lời trách móc", giọng Hiroyuki run rẩy kể lại. Lòng vị tha có lẽ là điều đáng khâm phục nhất ở những người vợ trong hội "Nhiệm vụ Baraba", ông nói.
Với vai trò của một mục sư sám hối, ông phải đối diện với tội lỗi cũ trong xã hội nhưng ở những con người khác. Hiroyuki khẳng định mặc dù ông cố gắng sửa chữa sai lầm nhưng ông chưa bao giờ hết xấu hổ về chúng. "Vâng, đó là sự thật. Tôi đã làm những điều thật sự khủng khiếp. Tôi biết vì sao vợ tôi tha thứ cho tôi? Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ những trận đánh kinh khủng mà tôi đã làm", ông nói với hai hàng nước mắt, bàn tay thiếu đốt nắm chặt tay Mariko.
"Các Yakuza không tin phụ nữ. Họ nghĩ phụ nữ không đủ mạnh mẽ để vượt qua những cuộc thẩm vấn của cảnh sát hoặc kẻ thù. Phụ nữ chỉ có thể là người mẹ, người vợ với vai trò ở nhà chăm sóc gia đình, không can thiệp vào công việc kinh doanh của đàn ông.
"Yakuza giống như các Samurai, sẵn sàng chết vì ông chủ. Lòng dũng cảm là điều quan trọng nhất vì họ tin rằng phụ nữ yếu đuối và không có can đảm. Nhưng bây giờ tôi biết điều gì mới thực sự là sự can đảm", mục sư Suzuki nói và đặt tay nhẹ nhàng lên vai Mariko.
Hiện tại, cặp vợ chồng đang sống một cuộc sống tuân thủ pháp luật ở một vùng ngoại ô yên tĩnh với cô con gái, Anna, 12 tuổi. Nhiều nhà phân tích khẳng định câu chuyện của Mariko gây được tiếng vang lớn tới những người vợ khác có chồng đang trong hành trình rửa tay gác kiếm.
"Tiền thật sự không thể mua được hạnh phúc, nó chỉ giúp chịu đựng đau khổ", là bài học mà nhiều người đã rút ra từ câu chuyện của bà.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 14:56 - 19/11/2014

Thế giới

Quyền lực và tình yêu của nữ tướng trong băng đảng Yakuza

Nhiều phụ nữ từng nắm giữ quyền lực tối cao trong các băng đảng Yakuza của Nhật trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, vì sao một cô gái lại chấp nhận mối quan hệ với phần tử tội phạm?
Ảnh minh họa: AsianWikiPhóng to
Ảnh minh họa: AsianWiki
Lịch sử Nhật Bản ghi nhận một số phụ nữ có sự ảnh hưởng quyền lực trong giới tội phạm. Từ thời phong kiến Edo, đánh bài là hoạt động nền tảng của những người sáng lập Yakuza về sau. Khi đó, phụ nữ đánh bài không phải là chuyện hiếm, một số người thậm chí lãnh đạo cả một nhóm bài bạc chuyên nghiệp. Những tài liệu trước và sau giai đoạn Thế chiến 2 cũng ghi nhận vai trò của nữ chủ các băng đảng cai trị một số vùng tại Yokohama và Tokyo.
Những nữ thủ lĩnh quyền lực
Sau khi phát xít Nhật đầu hàng năm 1945 và Thế chiến 2 kết thúc, băng đảng Kanto Matsuda-gumi thống trị vùng Shinbashi ở trung tâm Toyo. Ông trùm của băng đảng, Giichi Matsuda, nổi tiếng là một người ưa sử dụng bạo lực và có rất nhiều kẻ thù. Sau khi ông Matsuda bị ám sát, người vợ Yoshihiko lên nắm vai trò lãnh đạo "hàng trăm thành viên và kiểm soát hơn 2.000 tên xã hội đen".
Duy trì chính sách của chồng, bà Yoshiko tiếp tục kiểm soát Tokyo với chính sách "bàn tay thép", phát động cuộc chiến với những băng đảng người Đài Loan để giành quyền kiểm soát thị trường chợ đen ở trung tâm thủ đô Nhật Bản. Bà qua đời năm 1956. Ngày nay, các nhà sử học đánh giá Yoshiko là một trong những nữ thủ lĩnh Yakuza quyền lực nhất, chủ yếu vì chính sách cai trị bằng bạo lực. Trong một thế giới mà vai trò người phụ nữ bị xem nhẹ, những nữ thủ lĩnh như bà Yoshiko đã chứng tỏ sự sắt thép, cứng rắn không kém những ông trùm.
Hiện nay, băng Yakuza đông đảo nhất Nhật Bản là Yamaguchi-gumi. Thống kê của cảnh sát quốc gia cho biết thành viên của nhóm hơn 39.000 người. Điều gây chú ý là một người phụ nữ từng nắm vai trò thủ lĩnh của Yamaguchi-gumi, dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Chuyện xảy ra sau khi ông Kazuo Taoka, thủ lĩnh đời thứ 3 của nhóm qua đời vào giữa năm 1981 vì bệnh tim. Người được chỉ định kế nhiệm ông Taoka, Kenichi Yamamoto, lại đang thụ án trong tù. Do vậy, vợ của ông Taoka, bà Fumiko khi đó 62 tuổi, trở thành thủ lĩnh tạm thời của băng đảng cho đến khi các thành viên cấp cao nhất trí bầu thủ lĩnh mới vào năm 1984.
Trước khi trở thành thủ lĩnh, bà Fumiko đã giữ vai trò không chính thức như một cố vấn tin cậy của ông Kazuo. Bà thường đưa ra lời khuyên cho chồng trong phần lớn vấn đề quan trọng, như khi ông Kazuo trở thành người kế nhiệm của thủ lĩnh đời thứ 2. Trong đời các thủ lĩnh kế tiếp, bà Fumiko vẫn duy trì sự ảnh hưởng từ sau bức rèm, tham gia vào những cuộc bàn luận quan trọng.
Nhiều phụ nữ nắm giữ quyền lực trong giới yakuza giai đoạn đầu thế kỉ 20. Ảnh minh họa: Nihonghgogo
Nhiều phụ nữ nắm giữ quyền lực trong giới Yakuza giai đoạn đầu thế kỉ 20. Ảnh minh họa: Nihonghgogo
Thời thế thay đổi khiến cấu trúc Yakuza cũng biến chuyển theo. Các nghiên cứu hiện nay cho biết số lượng nhân vật nữ quyền lực trong thế giới ngầm ở Nhật Bản đã giảm dần, đàn ông chiếm tỷ lệ áp đảo. Một cảnh sát tại Tokyo có thâm niên hơn 40 năm trong ngành, tâm sự vào đầu năm 2014 trước khi về hưu rằng: "Ngày nay vô cùng hiếm phụ nữ lãnh đạo một băng đảng".
Tuy phụ nữ không còn tham gia vào các hoạt động của giới Yakuza, họ vẫn được các thành viên nam giới kính trọng. Người có ảnh hưởng nhất chính là vợ cả của ông trùm, được đàn em gọi là "đại tẩu". Tuy nhiên, vì sao một phụ nữ lại chấp nhận mối quan hệ với người đàn ông mà dân thường nào cũng sợ hãi và xa lánh?

Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản

Trong các gia đình mafia Nhật Bản, hay Yakura, một thành viên sẽ phải tự chặt đốt ngón út trên bàn tay phải trong lần phạm lỗi đầu tiên
Hẹn hò cùng Yakuza
Thông tin về quá trình kết hôn của các thành viên Yakuza vô cùng ít ỏi. Để viết nên quyển sách "Những người vợ của Yakuza", tác giả Shoko Ieda đã dành nhiều tháng theo đuổi phỏng vấn những người trong cuộc. Ieda ghi nhận rất nhiều câu trả lời giống nhau, đại ý rằng: "Tôi rất bất ngờ khi phát hiện người mình thương lại là thành viên Yakuza".
Một giáo sư chuyên ngành tội phạm học, thuộc Viện nghiên cứu khoa học cảnh sát Nhật Bản, phân tích: "Các cô gái thường xuyên đi chơi trong thành phố. Họ gặp gỡ những thanh niên trẻ vốn là thành viên các nhóm Yakuza. Cả hai đã có những khoảng thời gian vui vẻ bên nhau. Những cô gái cũng có hoàn cảnh gia đình không mấy tốt đẹp, hoặc mâu thuẫn với bố, mẹ. Do vậy, khi gặp các chàng trai có trải nghiệm tương tự, các cô lập tức đồng cảm và muốn chia sẻ. Một số người sau này mới biết bạn trai tham gia Yakuza. Nhưng họ cho rằng đây không phải là điều xấu xa, mà có thể thầm nhủ 'Anh ấy cũng thú vị đấy chứ'".
Luật pháp không ngăn cấm các cô gái gặp gỡ và kết hôn với những người trong giới xã hội đen. Chính quyền càng không có lý do cản trở đôi nam nữ yêu nhau, do vậy chưa có nghiên cứu toàn diện tìm hiểu sâu những cặp đôi này đã cảm mến nhau như thế nào. Lời giải thích chỉ có thể xuất phát từ chính những người thân cận với thế giới Yakuza.
Shoko Tendo, con gái một ông trùm yakuza, sau này cũng kết hôn cùng một thành viên xã hội đen. Ảnh: Tumblr
Shoko Tendo, con gái một ông trùm Yakuza, sau này cũng kết hôn cùng một thành viên xã hội đen. Ảnh: Tumblr
Một phụ nữ vốn là con của thủ lĩnh băng đảng Yakuza tỏ ra đồng cảm với số phận các cô gái kết hôn cùng thành viên trong nhóm. Theo cô, phần lớn người vợ có quá khứ hoặc thời tuổi trẻ đầy biến động. Họ không lớn lên trong một gia đình đầm ấm hay môi trường nề nếp.
Người phụ nữ chỉ ra hai con đường phổ biến nhất mà đàn em của bố cô đã gặp vợ tương lai. "Cánh đàn ông rất hay khoe khoang tiền của để gây ấn tượng với những nữ tiếp viên trong quán bar hoặc quán nhậu khuya. Thường chỉ những thành viên cấp cao mới có đủ tiền để phung phí và làm hoa mắt các cô gái".
Con đường thứ hai, theo người phụ nữ, thể hiện tính chất tình cảm gắn bó rõ rệt và sâu đậm hơn. "Cô gái và thành viên trong băng nhóm vốn đã biết nhau từ khi còn trẻ. Họ có thể cùng là thành viên trong những nhóm chuyên đua xe tốc độ. Sau khi trưởng thành hơn, các chàng trai quyết định gia nhập Yakuza".

Yakuza - băng đảng quyền lực nhất Nhật Bản

Ra đời cách đây khoảng 400 năm, Yakuza (Nhật Bản) ngày nay đã trở thành một trong những tổ chức tội phạm nguy hiểm và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 09:35 - 31/10/2014

Phân tích - Tư liệu

Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản

Trong các gia đình mafia Nhật Bản, hay Yakura, một thành viên sẽ phải tự chặt đốt ngón út trên bàn tay phải trong lần phạm lỗi đầu tiên
Nguồn gốc của Yakuza
Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật BảnPhóng to
Một gia đình trong hàng ngũ mafia Nhật Bản. Ảnh: Blogspot
Yakuza hình thành từ rất lâu trong quá khứ và song hành cùng lịch sử Nhật Bản suốt hàng trăm năm qua. Người ta chưa thể xác định chính xác nguồn gốc của Yakuza nhưng giả thuyết cho rằng họ là hậu duệ của những samurai tàn ác được coi là hợp lý nhất. Giả thuyết ấy cũng giúp người ta giải thích những tập tục kỳ dị mà các tổ chức xã hội đen khét tiếng của Nhật Bản đang áp dụng.
Trong quá khứ, samurai tàn ác còn có tên gọi khác là “những binh sĩ hắc ám”. Chúng là những kẻ đánh mất tinh thần cao quý của võ sĩ đạo, sử dụng võ thuật để kiếm tiền bất chính. Trong thế kỷ 17, những samurai tàn ác thường để kiểu tóc kỳ dị cùng việc đeo thanh kiếm dài ngang lưng. Chúng là tay sai đắc lực của những kẻ cai trị tàn ác, chuyên dùng vũ lực để đàn áp dân chúng hoặc ám sát đối thủ.

Mafia Mexico: Những kẻ khát máu nhất hành tinh

Không chỉ nổi danh bởi các hoạt động buôn bán ma túy xuyên quốc gia, mafia Mexico còn gieo rắc nỗi kinh hoàng bởi những vụ giết người hàng loạt, xảy ra gần như mỗi ngày.
Dưới thời vua Tokugawa (1543 – 1616), quan phủ không trọng dụng samurai nên họ mất có kế sinh nhai và trở thành đội quân cướp phá khổng lồ, gieo rắc nỗi kinh hoàng ở những vùng đất họ hoành hành. Giới học giả đoán họ chính là lực lượng tiền thân của Yakuza sau này.
Quy mô và tầm ảnh hưởng của Yakuza
Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản
Hình xăm từng là một trong những đặc quyền của mafia Nhật Bản. Ảnh: Daily Beast
Yakuza nhúng bàn tay tội lỗi vào mọi mặt trong đời sống, xã hội Nhật Bản. Ban đầu, chúng không quan tâm tới chính trị nhưng từ đầu thế kỷ 20, các băng nhóm đã bắt đầu can thiệp vào chính trường, góp phần gây ra hàng loạt biến cố chính trị ở Nhật Bản. Đây cũng là lực lượng góp phần đẩy nước Nhật tham gia Thế chiến II.
Ngày nay, thế lực của Yakuza đã giảm mạnh nhưng chúng vẫn đứng sau các hoạt động tội phạm từ tống tiền bảo kê sòng bạc, buôn lậu, mại dâm, bất động sản, giải trí và thể thao. Ban đầu các băng nhóm Yakuza không dính líu tới ma túy nhưng thời gian gần đây chúng lại tích cực tham gia.

Mafia Nga: Băng đảng của những 'lái buôn thần chết'

Mặt hàng chủ lực của Mafia Nga là vũ khí. Chúng sẵn sàng bán vũ khí giết người số lượng lớn cho mọi khách hàng mà không mảy may quan tâm tới mục đích của kẻ mua.
Ở Nhật Bản, Yakuza là tổ chức xã hội đen hoạt động công khai. Họ sử dụng những ký hiệu riêng để đánh dấu các cửa hàng. Một ông trùm Yakuza có quyền sở hữu các công tuy làm ăn hợp pháp và dùng chúng để kinh doanh. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, vốn đang đứng thứ 3 các nền kinh tế lớn nhất hành tinh.
Ngoài Nhật Bản, Yakuza còn tiếp tục mở rộng địa bàn để gây ảnh hưởng ở các quốc gia láng giềng như Hàn Quốc trước khi gieo rắc nỗi kinh hoàng ở châu Âu và Mỹ. Tính tới thời điểm hiện tại, có lẽ mafia Nhật Bản là tổ chức tội phạm đông đảo nhất thế giới.
Nguồn gốc của những tập tục kỳ dị
Dù Yakuza là tổ chức tội phạm khét tiếng với khoảng 100.000 thành viên nhưng việc gia nhập các băng đảng là thách thức lớn. Để trở thành thành viên của một trong rất nhiều gia đình Yakuza, các ứng viên cần phải thể hiện bản lĩnh của thông qua việc chấp nhận những hình xăm che kín phần lớn cơ thể. Đây là thử thách quyết định mà mọi ứng viên phải vượt qua.
Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản
Bàn tay mất ngón của một thành viên Yakuza. Ảnh: Daily Beast
Các băng nhóm tội phạm tổ chức theo hình thức gia đình, trong đó ông trùm là cha. Mọi thành viên phải tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của ông trùm và trung thành với gia đình trong suốt cuộc đời. Luật lệ đó giúp các tổ chức tội phạm bền chặt hơn. Nếu một trong các thành viên thiệt mạng, những người còn sống có trách nhiệm giúp đỡ gia đình của họ.
Tuy nhiên, mỗi thành viên sẽ phải trả giá bằng máu, thịt khi phạm sai lầm. Trong lần mắc lỗi đầu tiên, người phạm lỗi sẽ phải tự chặt một đốt ngón tay út trên bàn tay thuận. Họ sẽ phải tiếp tục chặt các đốt ngón tay còn lại nếu tiếp tục mắc sai lầm. Hình phạt này ra đời trong quá khứ, khi vũ khí chủ yếu của Yakuza là kiếm. Việc chặt đốt ngón tay út gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cầm vũ khí của các thành viên, khiến người mắc lỗi phải dựa nhiều hơn vào gia đình tội phạm. Ngày nay, hình phạt ấy chỉ còn mang tính biểu tượng.

10 băng đảng trong tù khét tiếng nhất nước Mỹ

Bên cạnh các hoạt động phi pháp ngoài xã hội, các băng đảng xã hội đen ở Mỹ còn luồn lách vào các nhà tù liên bang để cung cấp ma túy và gái mại dâm cho các tù nhân.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 06:51 - 26/10/2014

Thế giới

Người Nhật và nỗi sợ hãi hình xăm của Yakuza

Nhiều người nhắc đến Nhật Bản với truyền thống xăm trổ nhưng người dân tại quốc gia này kỳ thị những người có hình xăm bởi liên hệ chúng với những băng đảng Yazuka khét tiếng.
Nghệ thuật xăm mình Tebori của các Yakuza. Ảnh: Tebori PicturesPhóng to
Nghệ thuật xăm Tebori của các Yakuza. Ảnh: Tebori Pictures
Mặc dù khu vực châu Á - Thái Bình Dương không phải là nơi khởi nguồn của nghệ thuật xăm nhưng loại hình nghệ thuật này của Nhật Bản đã phát triển và đạt đỉnh cao. Từ thế kỷ VI, những kẻ phạm tội ở đất nước mặt trời mọc bị đánh dấu bằng việc khắc chữ hoặc hình ảnh. Theo thời gian, công việc xăm trổ của Nhật Bản đã phát triển và dần trở thành một môn nghệ thuật đích thực vào nửa sau của thế kỷ XVIII, theo Japan Daily Press.
Tuy nhiên, những người xăm các loại hình đó thường là Yakuza hoặc tội phạm thế giới ngầm. Các Yakuza hành nghề từ buôn bán ma túy, mại dâm, cờ bạc, cho vay nặng lãi cá nhân hoặc tống tiền chính trị nên chúng xăm để thị uy với dân thường. Hành động này khiến người dân bình thường ở Nhật nghĩ những người có hình xăm là Yakuza mà Yakuza nghĩa là tội phạm. Ngoài ra, người địa phương nhận diện những hình xăm kín người theo cách xăm truyền thống với tên gọi Tebori.

Khoảnh khắc chạm trán Yakuza trên tàu điện ngầm

Công dân Mỹ kể lại khoảnh khắc anh chứng kiến và can thiệp vào việc một thành viên của tổ chức tội phạm Yakuza thanh toán đối thủ ở sân ga, trước sự thờ ơ của người dân.
Trong nhiều năm qua, Toru Hashimoto, thị trưởng thành phố Osaka, miền nam Nhật Bản, đã gây bão trên các phương tiện thông tin đại chúng với quan điểm về những người xăm trổ trên cơ thể. Hashimoto khởi xướng chiến dịch gây nhiều tranh cãi khi ông yêu cầu các nhân viên văn phòng trong thành phố có hình xăm phải điền đầy đủ thông tin về hình xăm, gồm xăm hình gì và ở đâu trên cơ thể. Hành động này làm dấy lên dư luận phản đối vì xâm phạm quyền riêng tư.
Mặc dù nhiều người yêu thích xăm trổ ở phương Tây thường nhắc đến sự nổi tiếng của Nhật Bản với những hình xăm đẹp do những nghệ sĩ tài năng nhất thể hiện nhưng một bộ phận xã hội Nhật Bản vẫn khó chấp nhận và nhận xét tiêu cực. Một số khu vực sẽ cấm những người có hình xăm, thậm chí đó chỉ là một hình xăm nhỏ trên mắt cá tay, cổ tay, dưới bắp tay và nách.
Ngoài ra, một số phòng tập thể hình, bể bơi, suối nước nóng... sẽ đề dòng chữ "irezumi" với nghĩa cấm những người xăm mình. Các nhân viên bảo vệ thường được đào tạo để phát hiện từ những hình xăm lớn, dễ nhìn thấy như trên cổ, cánh tay đến các hình xăm nhỏ ẩn hiện sau lớp quần áo.

Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản

Trong các gia đình mafia Nhật Bản, hay Yakura, một thành viên sẽ phải tự chặt đốt ngón út trên bàn tay phải trong lần phạm lỗi đầu tiên
n
Tại các nơi mà mọi người phải cởi bỏ y phục, những người có hình xăm sẽ không có quyền vào và sử dụng các dịch vụ như người bình thường. Ảnh: JDP.
Nhiều nhà phân tích khẳng định thị trưởng Hashimoto dựa vào tư duy đó để đưa ra chiến dịch của ông. Trước đó, một doanh nhân cho biết ông rất ngạc nhiên khi ông thoáng nhìn thấy hình xăm ở ngực của nhân viên tại tòa thị chính trong quá trình hoàn thành thủ tục cho doanh nghiệp. Ông quyết định gửi đơn khiếu nại tới thị trưởng.
Hashimoto cho biết mục tiêu của chiến dịch là củng cố lòng tin của người dân địa phương với chính phủ Nhật Bản. Công dân có thể phản ánh với các cơ quan chức năng nếu họ phát hiện bất kỳ nhân viên nào, từ lãnh đạo cấp cao đến công nhân lao động, có hình xăm. Giới chức khẳng định nếu các nhân viên từ chối điền đầy đủ thông tin khảo sát thì lãnh đạo công ty có quyền giảm lương hoặc đuổi việc. Thậm chí, ông tuyên bố họ có thể tìm công việc khác nếu thực sự muốn sở hữu một hình xăm.
Horiyoshi III là nghệ nhân xăm mình nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông là tác giả của những hình xăm toàn thân mà phải mất nhiều năm để hoàn thành. Horiyoshi không phải là tên thật của ông mà là một nghệ danh. Nếu ai đó thắc mắc trên thân thể ông có chỗ nào không có hình xăm, ông sẵn sàng giơ cao hai lòng bàn chân và nói: "Chỉ có chỗ này". Tên thật của ông là Yoshihito Nakano, vì trong tiếng Nhật, "hori" có nghĩa là chạm khắc nên ông ghép hai từ "hori" và "yoshi" thành Horiyoshi, hiểu theo nghĩa là nhà chạm khắc Yoshi.

Bên trong phòng xăm nghệ thuật ở Trung Quốc

Người họa sĩ xăm mình không sử dụng cọ vẽ mà dùng kim và phải rất cẩn thận bởi theo họ, hình xăm cũng giống như ký ức, rất khó xóa và khó phai mờ.
Horiyoshi III
Horiyoshi III là một trong những nghệ nhân xăm mình nổi tiếng còn sống ở Nhật Bản. Ảnh: JDP
Thân hình xăm nhiều màu sắc của Horiyoshi có nét độc đáo là trên đỉnh đầu ông, dưới mái tóc mỏng có một hình xăm màu đỏ chữ "Đức Phật" bằng tiếng Phạn. Cổ ông xăm hình một con nhện lớn cuốn quanh. Toàn bộ tấm lưng là hình một Geisha với bộ mặt sơn trắng. Một con cá chép lớn màu đỏ đang bơi trong dòng nước trong xanh chiếm gần nửa phần bụng ông. Ông cho biết ý tưởng của hình xăm khởi nguồn khi ông nhìn thấy một người đàn ông trong buồng tắm hơi Nhật Bản năm ông 8 tuổi. Horiyoshi tâm sự hình xăm này mê hoặc ông suốt cả cuộc đời.
Ông cho biết khác các loại máy xăm bình thường, Tebori đòi hỏi sự ổn định của bàn tay người thợ để có thể làm chủ những chiếc kim tay loại lớn. Vì thế, chất lượng màu sắc cũng như độ phai của hình xăm phụ thuộc phần lớn vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ xăm. Horiyoshi III công khai thừa nhận ông từng dính líu tới thế giới ngầm nhưng ông đã từ bỏ để vào làm nghệ thuật.
Ông hy vọng công việc của ông có thể thay đổi định kiến của người Nhật với những hình xăm và gạt bỏ mọi sự phân biệt đối xử với những người xăm trổ trong một ngày không xa.

Nhật ký dậy sóng của cựu nhân tình Yakuza

Khi tình cảm và sự giàu sang phai nhạt, tôi nhận thấy mọi nhân tình của Yakuza sẽ luôn gặp những rắc rối và phiền toái vì họ đang ở giữa ranh giới của người tầm thường và mafia.

Yakuza - băng đảng quyền lực nhất Nhật Bản

Ra đời cách đây khoảng 400 năm, Yakuza (Nhật Bản) ngày nay đã trở thành một trong những tổ chức tội phạm nguy hiểm và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 07:15 - 11/11/2014

Thế giới

Một ngày trải nghiệm với thế giới ngầm của Yakuza

"Sự hiếu kỳ của một nữ sinh Mỹ tại Nhật Bản cùng sự hấp dẫn của thế giới tội phạm ngầm ở Tokyo khiến tôi không thể dừng những câu hỏi về Yakuza", nữ sinh Mỹ kể trên Travelerstales.
Bắt đầu trải nghiệm
Dàn vệ sĩ mặc áo đen bảo vệ Yakuza. Ảnh: Japanfocus.
Dàn vệ sĩ mặc áo đen bảo vệ Yakuza. Ảnh: Japanfocus.
Tôi, Anne Van, từng là một nữ sinh viên cao đẳng bù đầu với việc học trong suốt 8 tháng ở Nhật Bản và chưa bao giờ nghĩ ngày này sẽ đến. Hôm đó, tôi đứng trước Jumbo Tron, một màn hình quảng cáo phía trước nhà ga Shinjuku, để đợi anh chàng Ichiyo vì anh ta hứa cho tôi tham gia một cuộc phiêu lưu vào thế giới ngầm Tokyo. Tiếng Nhật của tôi đủ tốt để trò cho chuyện vì thế tôi thực sự cảm thấy hứng khởi với những điều sắp tới.
Tôi nhìn thấy một đoạn quảng cáo thương mại của tập đoàn nước uống hàng đầu Nhật Bản, Suntory, xuất hiện trên màn hình với cái nhìn chằm chằm của diễn viên Dustin Hoffman. Mũi ông ta nhìn to hơn so với bình thường khi ông nâng ly trước mặt và nói: “Thời gian của Suntory”. Tôi cảm nhận những lời nói vang vọng giữa các tòa nhà chọc trời khiến khu Shinjuku thêm ồn ào. "Mũi to", Ichiyo nói, đồng thời tay đập vào vai tôi. Chúng tôi cười nói và đi vào lối chính dẫn đến Kabuki-cho, một trong những điểm vui chơi yêu thích của Ichiyo.
Mặc dù Ichiyo sở hữu khổ người nhỏ nhắn và cách cư xử sách vở mà anh cho rằng mọi kẻ xấu xa đều phải sợ nhưng tôi vẫn tự nhủ việc phải tự bảo vệ bản thân. Nhiều người nói khu vực này là lãnh thổ của Yakuza và cảnh sát hầu như không thể hành luật ở đây. Tôi đã nghe những tin đồn rằng bất kỳ ai cũng có thể bị bắn đột ngột dưới làn đạn, giống những cuộc tranh cướp lãnh thổ của các băng đảng tại quê hương tôi, Los Angeles, Mỹ.

Khoảnh khắc chạm trán Yakuza trên tàu điện ngầm

Công dân Mỹ kể lại khoảnh khắc anh chứng kiến và can thiệp vào việc một thành viên của tổ chức tội phạm Yakuza thanh toán đối thủ ở sân ga, trước sự thờ ơ của người dân.
Ichiyo dừng trước một tòa nhà màu hồng nhạt với dòng quảng cáo khổng lồ màu tím Boom Boom Palace của cửa hàng đồ chơi người lớn. Tôi có thể thấy tất cả các loại hình khiêu dâm với hàng loạt ma-nơ-canh mặc trang phục theo phong cách thời trang nhất thông qua một cửa sổ. Tôi chắc chắn chúng không phải kiểu phiêu lưu mà tôi muốn trải nghiệm. “Ichiyo, nếu anh muốn đi mua sắm thì tôi sẽ đợi ở đây”, tôi nói với giọng lo lắng nhưng anh trả lời rằng chúng tôi sẽ gặp bạn bè của anh ấy trong một văn phòng phía sau cửa hàng.
Tôi nghe nói những kiểu địa điểm thế này thường chứa chấp những thành phần bất hảo trong một căn phòng nhỏ. Tuy nhiên, tôi buộc phải thay đổi suy nghĩ khi tôi vô tình ngửi thấy hương thơm của dâu tây và nho. Nơi này không giống một văn phòng tiềm ẩn đầy sự đe dọa mà giống một cửa hàng bánh kẹo. Sau đó, tôi nhìn các đồ chơi tình dục trên các kệ hàng. Các kệ nhét đầy những hộp kẹo quần lót màu sắc có thể ăn được.
Tâm trí của tôi như đang tham dự một cuộc chạy đua với những điều Ichoyo nói: “Bạn tôi có vệ sĩ nên cậu hãy để hai tay lên phía trước”. Tôi cảm thấy như tôi đang tham gia diễn một cảnh quay bạo lực với những hành động mạnh mẽ trong một bộ phim của Quentin Tarantino (đạo diễn nổi tiếng với thể loại phim bạo lực). Tôi giữ tay gần thắt lưng khi chúng tôi đi trên con đường ngoằn ngoèo đến phía sau cửa hàng. Một người đàn ông mặc đồ đen đứng trước cửa, ra dấu và cho phép chúng tôi vào. Một bộ phận người Nhật thích tiếng Anh và thường biến tấu nó bằng những hành động hài hước nhưng hai vệ sĩ sumo đang đứng ở hai bên cửa ra vào lại khiến tôi không vui chút nào.

Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản

Trong các gia đình mafia Nhật Bản, hay Yakura, một thành viên sẽ phải tự chặt đốt ngón út trên bàn tay phải trong lần phạm lỗi đầu tiên
Ichiyo nói bằng tiếng Nhật với một người đàn ông: “Nakashima, đây là Anne, bạn của tôi và cô ấy đến từ Mỹ”. Người đàn ông đó là một Yakuza. Mái tóc bóng mượt của ông ta làm nổi bật đôi xương gò má và một hình xăm rồng kéo dài từ dưới cánh tay lên trên cổ. Hầu hết Yakuza mà tôi thấy trong các bộ phim đều mặc vest màu đen, bất kể nhiệt độ là bao nhiêu. Ngoài ra, họ thường mất một vài ngón tay do ông trùm trừng phạt. Nhưng sau khi đếm, tôi thấy số ngón tay của Nakashima còn nguyên vẹn. Tôi chỉ ngạc nhiên vì Ichiyo với diện mạo thư sinh lại quen nhiều nhóm bạn bè khác nhau như thế.
Tôi cúi đầu xuống gần đầu gối. Trước đó, bạn bè Nhật Bản đã khuyên tôi không nên sai sót trong việc cúi chào một người lớn tuổi hơn mình ở quốc gia này. Khi tôi cúi xuống càng thấp thì tôi càng thể hiện lòng tôn kính. Nakashima nhìn chằm chằm vào ngực tôi sau đó đến khuôn mặt. “Rất vui được gặp cô. Ichiyo nói với tôi cô quan tâm đến các góc cạnh khác nhau của nước Nhật", ông ta nói. Tôi cảm thấy bớt lo lắng hơn và quyết định trả lời bằng tiếng Nhật: “Vâng, ở mức vừa phải thôi”. Dường như Nakashima có thể đọc suy nghĩ của tôi nên ông cười và khuyên tôi không phải lo lắng. Ông cho biết anh là quản lý cửa hàng và chịu trách nhiệm sản xuất phim khiêu dâm.
Tôi hy vọng ông ta sẽ không đề nghị hợp tác với tôi để làm một bộ phim. May mắn thay, tôi đang mặc một bộ quần áo bình thường của sinh viên với quần jean và áo sơ mi in mờ tên trường UCLA. Ngoại hình của tôi lúc này thật sự không hấp dẫn. Nếu tôi không hiểu con người của Ichiyo, có lẽ tôi đã nghĩ anh ta sắp đặt đưa tôi đến đây.
“Thật sự, tôi muốn mời cô xem bộ phim tôi đang thực hiện. Tôi muốn mang nó đến Mỹ", Nakashima bộc bạch. Chúng tôi theo Nakashima xuống một hành lang nhỏ chứa đầy mùi cay nồng của mồ hôi để đến một khu vực khác của cửa hàng. Ông mở cửa một căn phòng thay đồ. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế đầy vết bẩn và cố gắng giữ mọi thứ trong dạ dày không trào lên. Một dòng suy nghĩ xoẹt ngang qua đầu, việc đầu tiên tôi sẽ làm khi về nhà là đốt bộ quần áo mà tôi đang mặc.

Hoa hậu Nhật rớt nước mắt kể chuyện dính líu đến Yakuza

Cô gái Nhật đầu tiên đăng quang Hoa hậu Quốc tế đã trải qua thời gian dài chịu đựng những trò quấy rối và đe dọa từ một công ty giải trí quan hệ mật thiết với Yakuza.
Nakashima búng tay và một màn chiếu xuất hiện. Trên màn hình, hình ảnh một Yakuza bị thương với dáng đi loạng choạng đang cố gắng bước qua đường. Một tên mafia khác chạy vào một loạt con hẻm nhỏ cho đến khi hắn dồn người đàn ông bị thương vào chân tường. Qua những cảnh quay ban đầu, tôi nhận ra đây là một bộ phim nghệ thuật với cốt truyện về hành trình một Yakuza rửa tay gác kiếm vì hắn không muốn sát hại thêm bất kỳ ai. Tôi khẳng định với thời lượng chiếu khá ngắn, một tiếng hai phút, bộ phim đã thành công trong việc truyền tải ý nghĩa nhân văn của nó.
“Cô nghĩ thế nào? Nó sẽ thế nào khi chiếu ở Mỹ?”, Nakashima bật đèn lên và hỏi tôi. Tôi thực sự thích và đánh giá cao chất lượng của bộ phim và nên tôi quyết định trả lời thật lòng khi anh ta hỏi. Người Mỹ hiện rất quan tâm đến các Yakuza vì họ khá giống mafia ở đất nước tôi. Sự khác biệt lớn nhất là Yakuza có một lịch sử lâu dài hơn.
“Vâng, chúng tôi có truyền thống lịch sử dài. Một số người nghĩ chúng tôi bắt đầu từ các Samurai, những người phải tự lo cho bản thân khi tướng quân của họ mất quyền lực. Những người khác nói chúng tôi như Robin Hood của đất nước cô, người có khả năng bảo vệ người dân và những kẻ yếu. Nếu là tôi, tôi sẽ chọn Robin Hood”, Nakashima mỉm cười và chia sẻ.
Tôi quay sang phía Ichiyo và nhìn thấy thái độ nghiêm túc của anh: “Tôi tán thành ý kiến của anh. Nhật Bản cần Yakuza. Họ giữ cho chính phủ của chúng tôi đi đúng đường”. Nhờ sự nhạy cảm của một người hiếu kỳ, tôi cảm thấy Ichiyo đang nỗ lực bảo vệ mafia và anh phải tìm đến sự giúp đỡ của Nakashima. Nhưng tôi không muốn biết hoặc tham gia vào công việc làm ăn giữa hai người”.
Bữa trưa với một Yakuza
Một ngày trải nghiệm với thế giới ngầm của Yakuza
Nữ sinh Mỹ ăn trưa cùng Yakuza. Ảnh minh họa: Traverstales.
Sau đó Ichiyo mời tôi đi ăn trưa và Nakashima ngỏ ý muốn đi cùng. “Tuyệt! Bây giờ tôi đi bộ ở nơi công cộng với một Yakazu và những vệ sĩ của ông ta. Mọi người sẽ nghĩ tôi là một gái điếm và đang làm việc cho hắn”, tôi tự nhủ. Trước đó, tôi đã bị cáo buộc như thế một vài lần và cảnh sát đã chặn và tra hỏi tôi mỗi khi tôi đi chơi với nhóm bạn nam người Nhật Bản. Họ nghĩ rằng một phụ nữ da trắng đi một đám đàn ông Nhật chỉ có thể cô ta là gái làm tiền. Tuy nhiên, tôi không thể từ chối lời đề nghị của Nakashima, vì vậy tôi ngoan ngoãn đi theo sau những người đàn ông này.
Ichiyo và tôi ngồi ghế sau của một chiếc Mercedes Sedan màu đen bóng với mùi khói thuốc lá nồng nặc. Hai vệ sĩ nhanh chóng kẹp chúng tôi ở giữa. Chiếc xe tăng tốc từ Kabuki-cho hướng tới khu Shinjuku. Tôi cảm thấy khó thở bởi mùi khói thuốc và sự khó chịu của loại nước hoa nam rẻ tiền. Vì thế, tôi rất cảm kích tài xế cho dừng xe trước một quán cà phê với tên gọi “The Dollar Monkey”. Tôi hy vọng địa điểm yêu thích của Nakashima là để ăn cơm trưa chứ không phải dùng món trùng với tên cửa hàng. Tôi từng nghe nhiều cửa hàng có khỉ sống trong thực đơn, đặt biệt ở Trung Quốc. Sau đó, tôi thở phào nhẹ nhõm khi chúng tôi ngửi thấy mùi bánh mì mới ra lò và nhìn thấy thực đơn gồm các loại sandwich và mì xào.

Quyền lực và tình yêu của nữ tướng trong băng đảng Yakuza

Nhiều phụ nữ từng nắm giữ quyền lực tối cao trong các băng đảng Yakuza của Nhật trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, vì sao một cô gái lại chấp nhận mối quan hệ với phần tử tội phạm?
Tôi như một người nổi tiếng đang đi bộ với đám tùy tùng. Các vệ sĩ vội vàng kéo chiếc ghế ưa thích của Nakashima trong góc, rồi dùng một chiếc khăn trải bàn màu vàng phủi bụi trên chiếc ghế. Sau đó, một nhân viên phục vụ quay lại bếp để cảnh báo các đầu bếp. Tôi có thể hiểu lý do tại sao Ichiyo có thể giao du với một Yakuza. Sự chú ý của mọi người khiến anh ấy cảm thấy tầm quan trọng của bản thân.
“Tôi có thể hỏi ông vào tổ chức này lâu chưa, được không?”, tôi bắt đầu hỏi vì sự cuốn hút của thế giới ngầm Nhật Bản khiến tôi không thể cưỡng lại. Những hiểu biết ít ỏi của tôi về một mafia dường như chưa đủ để thỏa mãn bản tính hiếu kỳ. Các vệ sĩ nghiêng người về phía trước, vai của họ tạo thành một hàng rào bảo vệ xung quanh Nakashima sau khi họ nghe thấy câu hỏi của tôi. “Nếu cô không phải là một phụ nữ xinh đẹp, cô có thể đã bị giết vì câu hỏi đó”, ông ta nói với giọng lạnh lùng. Mồ hôi chảy xuống phía sau cổ tôi. Tuy nhiên, Yakuza cười phá lên một cách sảng khoái: “Tôi đùa đấy. Tôi tham gia khi tôi vừa rời trường trung học. Họ tuyển tôi từ một băng đảng đường phố mà tôi đã từng là đại ca. Trước đó, tôi có cái nhìn tích cực về Yakuza và tôi nghĩ đó là một vinh dự”.
Sau đó, tôi tò mò về việc Nakashima uống một tách vảy cá với ông chủ hay hỏi về truyền thống cắt ngón tay út. Đôi lông mày của Ichiyo nhíu lại và tỏ ra giận dữ vì tôi làm phiền Nakashima dùng bữa trưa. “Không sao. Tôi thích việc cô quan tâm đến thế giới của tôi”, người đàn ông đó đáp lại sự phản ứng của Ichiyo. Ông giải thích khi một ai đó xúc phạm ông trùm hoặc phá vỡ luật Yakuza, họ phải thể hiện sự hối lỗi bằng cách cắt đứt khớp đầu ngón tay út. Nếu người này tiếp tục mắc lỗi, ông ta sẽ phải cắt phần tiếp theo, chuyển sang các ngón khác cho đến khi hết tội. Nhưng ông khẳng định hình thức này thường không cần thiết. Tôi hiểu ý của ông vì nếu một tên nào đó phải chặt thêm khớp ngón tay, đồng nghĩa hắn sẽ bị giết trước khi chuyển sang ngón kế.

Yakuza và những lần đất bằng dậy sóng

Hai thanh niên đi xe máy nhanh chóng tiếp cận chiếc Toyota Century đậu ven đường. "Đoàng! Đoàng! Đoàng!". Ba tiếng súng liên tiếp vang lên. Người dân trên phố hoảng sợ và bỏ chay.
Tôi biết tôi không nên hỏi một câu hỏi khác nhưng Nakashima dường như là một cuốn từ điển tốt. “Yakuza có bán phụ nữ nước ngoài không?”, tôi hỏi tiếp. Sự khó chịu và lạnh lùng toát ra từ mặt Ichiyo và các vệ sĩ hướng về phía tôi. Tuy nhiên, ông vẫy tay ra lệnh lùi lại và hỏi: “Ý cô muốn nói chúng tôi bắt các nô lệ tình dục?”. Tôi cảm thấy bối rối và bắt đầu xin lỗi về sự tò mò của mình. Đôi chân bồn chồn của Ichiyo đá chân tôi dưới gầm và nói tôi và anh nên đi về. Nakashima đã ngăn cản vì tôi chưa ăn xong. Tôi đành cầm món bánh rau, cắn 3 miếng lớn để xong phần của mình.
Yakuza đi ra khỏi ghế và các vệ sĩ cũng đồng loạt đứng dậy. “Cảm ơn cô đã xem bộ phim của tôi. Nếu cô cần bất kỳ sự giúp đỡ nào khi còn đang ở Tokyo, cô biết nơi để tìm tôi rồi đó”, người đàn ông thân thiện nói với tôi. Các vệ sĩ đứng thành một lá chắn xung quanh ông ta cho đến khi ông bước lên xe. Sau đó, tôi vô tình nhìn thấy một nụ cười tò mò thoáng qua khuôn mặt của Nakashima.
“Tôi nghĩ những câu hỏi của cô đáng giá một phần tư của một triệu USD”, Ichiyo chỉ dám quay sang nói với tôi sau khi chiếc xe của Yakuza biến mất hoàn toàn.

Bên trong băng đảng xã hội đen Hàn Quốc

Các băng đảng xã hội đen Hàn Quốc chủ yếu kinh doanh hộp đêm, quán bar, hành nghề bảo kê và không hề tồn tại "nghĩa khí trượng phu" mà dân gian thường ấn tượng.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 19:00 - 17/11/2014

Phân tích - Tư liệu

Yakuza và những lần đất bằng dậy sóng

Hai thanh niên đi xe máy nhanh chóng tiếp cận chiếc Toyota Century đậu ven đường. "Đoàng! Đoàng! Đoàng!". Ba tiếng súng liên tiếp vang lên. Người dân trên phố hoảng sợ và bỏ chay.
Yakuza và những lần đất bằng dậy sóngPhóng to
Các băng đảng Yakuza thường gây ra những cuộc hỗn chiến lớn nhằm tranh giành địa bàn. Ảnh: Anton Kusters
10 giờ sáng là thời gian bận rộn trong ngày của người Nhật. Trên một khu phố chính tại thủ đô Tokyo, hàng trăm người nhanh chân rảo bước và mang theo những suy tư về cuộc sống và công việc. Từ đâu đó, tiếng động cơ xe máy gào rú vang khắp con đường. Hai thanh niên cưỡi chiếc xe phân khối lớn xuất hiện. Không ai nhìn thấy rõ mặt họ bởi những chiếc mũ bảo hiểm đã che hết mặt. Tuy nhiên, thông qua trang phục và hành động, nhiều người trên phố thầm nghĩ rằng, hai gã thanh niên không phải là những người tốt.
Chiếc xe máy nhanh chóng tiếp cận một chiếc Toyota Century đang đậu ven đường. "Đoàng! Đoàng! Đoàng!". 3 tiếng súng liên tiếp vang lên. Những người dân trên phố hoảng sợ và nhanh chóng tìm nơi ẩn nấp. Tiếng gầm rú của động cơ một lần nữa lại vang lên. Hai thanh niên nhanh chóng biến mất.

Yakuza - băng đảng quyền lực nhất Nhật Bản

Ra đời cách đây khoảng 400 năm, Yakuza (Nhật Bản) ngày nay đã trở thành một trong những tổ chức tội phạm nguy hiểm và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
Các hoạt động bạo lực của Yakuza
Vào thời kỳ hoàng kim, số lượng Yakuza tại Nhật Bản phát triển lên tới 184.100 người. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ, cùng với sự đổi thay của xã hội, thế lực này đang dần thay đổi cách thức tồn tại, từ công khai chuyển sang hoạt động ngầm. Số lượng Yakuza ngày càng giảm. Theo số liệu của Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản (NPA), số lượng thành viên Yakuza rút xuống chỉ còn 70.300 người vào cuối năm 2011.
Các hoạt động bạo lực cũng giảm. Cuối những năm 1980, Yakuza chịu trách nhiệm về 30% các vụ giết người tại Nhật Bản. Tới nay, theo thống kê, 15% trong tổng số các vụ giết người tại đất nước mặt trời mọc là do những kẻ sống ngoài vòng pháp luật này thực hiện. Nạn nhân chủ yếu của các băng đảng là dân thường.
Số lượng thành viên cũng như số lượng các vụ giết người do Yakuza thực hiện ngày càng giảm, nhưng không có nghĩa là thế lực ngầm này đang dần trở nên "thuần" hơn. Yakuza là thủ phạm gây ra những vụ bắn giết bằng súng, loại tội phạm hiếm gặp ở Nhật. NPA cho biết, 45 vụ đấu súng xảy ra tại Nhật vào năm 2011, nhiều hơn 10 vụ so với năm trước.
Shoko Tendo, con gái của một cựu thủ lĩnh của băng đảng xã hội đen, nhận định: "Ngày càng ít người trở thành Yakuza nhưng những ai tham gia vào thế giới này cũng sẽ trở nên rất tinh quái, rất đáng sợ và cực kỳ nguy hiểm".

Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản

Trong các gia đình mafia Nhật Bản, hay Yakura, một thành viên sẽ phải tự chặt đốt ngón út trên bàn tay phải trong lần phạm lỗi đầu tiên
Các cuộc thanh trừng và trả đũa đẫm máu
Miếng mồi thơm ngon của các Yakuza là những công việc liên quan đến tống tiền, cờ bạc, buôn bán ma túy, lừa đảo, mại dâm,... Ảnh: Anton Kusters
Yakuza là băng đảng khét tiếng ở Nhật. Ảnh minh họa: Anton Kusters
Miếng mồi thơm ngon của các Yakuza là những công việc liên quan đến tống tiền, cờ bạc, buôn bán ma túy, lừa đảo, mại dâm,... Giám đốc điều hành của một công ty xây dựng tại Nhật Bản cho biết: "Yakuza thò tay vào tất cả các lĩnh lực của ngành công nghiệp. Làm việc với chúng là một phần của công việc. Ở đây, chúng là những nhà làm luật. Chúng luôn yêu cầu chúng tôi chi tiền để mọi thứ được thuận lợi. Tuy nhiên, nội bộ Yakuza nhiều lúc cũng choảng nhau chí tử".
Vào những năm 1980, giới Yakuza chao đảo bởi cuộc chiến tranh giành quyền lực kéo dài nhiều năm giữa hai băng đảng Yamaguchi-gumi và Ichiwa-kai. Sự kiện bắt đầu sau cái chết của Kazuo Taoka, ông trùm đời thứ 3, và Kenichi Yamamoto, người thừa kế chính thức. Góa phụ Taoka cùng các trưởng lão đã giao quyền điều hành băng đảng cho Masahisa Takenaka. Bất mãn với quyết định này, Hiroshi Yamamoto đã cùng với 18 phụ tá và khoảng 3.000 thành viên khác tách ra khỏi Yamaguchi-gumi và thành lập Ichiwa-kai.
Ngày 26/1/1985, Yamamoto điều một nhóm người tới nhà bạn gái của Takenaka ở thành phố Suita. Trong khi chờ thang máy, Takenaka và một số thuộc hạ bị bắn chết, mở màn cho cuộc chiến Yama - Ichi kéo dài trong nhiều năm.
220 trận đấu súng đã xảy ra. 36 tay xã hội đen thiệt mạng và nhiều kẻ khác bị thương. Thời gian đó, báo chí thường xuyên quan tâm và đăng tải thông tin về thương vong của cả hai bên.
Cuối cùng, băng Yamaguchi-gumi chiến thắng nhưng cũng đã phải trả một cái giá quá đắt. Với sự giúp đỡ của Inagawa-kai, một băng đảng trung lập tại Tokyo, Yamaguchi-gumi và Ichiwa-kai đã thỏa thuận một hiệp ước hòa bình. Theo đó, những kẻ từng theo Yamamoto được phép tái gia nhập băng đảng cũ.
Sau trận chiến Yama - Ichi, các cuộc thanh trừng khác trong thế giới Yakuza vẫn liên tiếp xảy ra nhưng với quy mô nhỏ hơn, ít thương vong hơn nhưng không kém phần táo tợn và nguy hiểm.
Tháng 2/2007, một cuộc thanh trừng táo tợn đã xảy ra ngay giữa đường phố Tokyo. Một thành viên cấp cao thuộc băng đảng Sumiyoshi-kai và thuộc hạ bị ám sát ngay trong xe khi đang dạo phố. Nhiều người cho rằng, vụ ám sát liên quan tới băng đảng Yamaguchi-gumi sau khi Sumiyoshi-kai là những hành động trả đũa. Các vụ bạo lực liên tiếp xảy ra. Hai bên đều gánh chịu nhiều tổn thất. Sau một thời gian cố gắng giải quyết, phía Yamaguichi-gumi đã xin lỗi và đề nghị một thỏa thuận ngừng bắn.
Gần đây nhất, vào năm ngoái, 5 băng đảng Yakuza đã lên kế hoạch tiến hành một cuộc chiến tại tỉnh Fukuoka, một khu vực tập hợp nhiều nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất Nhật Bản. Những gã côn đồ thỉnh thoảng lại quăng lựu đạn vào các trụ sở của "kẻ thù". Những đợt tấn công đó, nhiều lần vô tình gây hại đến những người dân vô tội.

Thời sa ngã và hành trình hoàn lương của con gái trùm Yakuza

Bề ngoài Shoko Tendo không khác mọi phụ nữ sành điệu ở Tokyo, cho đến khi cô cởi chiếc áo và để lộ những hình xăm kín cơ thể, dấu hiệu chứng tỏ mối quan hệ mật thiết với Yakuza.
Những cuộc tấn công vào dân thường
Dấu tích của một vụ tấn công của Yakuza. Ảnh: Shoma Fujiwaki
Dấu tích của một vụ tấn công của Yakuza. Ảnh: Shoma Fujiwaki
Nhiều người Nhật cho rằng, hào quang trong quá khứ của Yakuza đang dần biến mất. Họ không còn là những người hào hiệp xưa kia mà chỉ là một thế lực chống lại xã hội. Nhiều đạo luật mới ra đời nhằm quản lý và hạn chế sức mạnh của những kẻ xã hội đen này.
Tuy nhiên, Tendo cho hay: "Yakuza bị dồn vào chân tường và trở nên mất nhân tính. Tất cả những việc họ từng làm để kiếm sống bỗng trở thành bất hợp pháp. Họ sẵn sàng tấn công bất cứ ai dám phản đối."
Năm 1992, đạo diễn Juzo Itami bị những kẻ ngoài vòng pháp luật tấn công vì "dám" thực hiện bộ phim "Mimbo no Onna", trong đó miêu tả sự tàn bạo của Yakuza khi tống tiền doanh nghiệp.
Năm 2010, sau khi bị người dân địa phương tẩy chay, băng đảng Kudokai đã trả đũa bằng cách mua một biệt thự gần một trường mẫu giáo để làm văn phòng. Sau khi cư dân kéo đến phản đối trước cổng biệt thự, nhà của một vị quan chức bị bắn phá trong một cuộc tấn công vào ban đêm.
Các doanh nghiệp cũng là những nạn nhân phổ biến nhất của Yakuza. Tháng 3/2011, một quả lựu đạn phát nổ trong nhà để xe của chủ tịch công ty Kyushu Electric Power. Tháng 12/2011, giám đốc một công ty xây dựng tại thành phố Kitakyushu bị hai tay súng bắn chết ngay sau khi bước khỏi chiếc xe. Một số người trong công ty từ chối trả lời báo chí vì sợ Yakuza trả đũa.
Sau hàng loạt những hành động ngang ngược của Yakuza, người dân Nhật Bản cho rằng, giới chức cần phải thắt chặt hơn nữa các biện pháp đẩy lùi các băng đảng xã hội đen. Nhiều hoạt động nhằm tẩy chay thế lực này đã diễn ra cùng với sự ủng hộ của nhà nước và đã đạt được các thành tích nhất định. Tuy nhiên, các luật sư và các nhà hoạt động chống tội phạm cho rằng Nhật Bản vẫn còn lưỡng lự trong việc đưa ra những biện pháp nhằm loại trừ hoàn toàn băng đảng của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật.

Quyền lực và tình yêu của nữ tướng trong băng đảng Yakuza

Nhiều phụ nữ từng nắm giữ quyền lực tối cao trong các băng đảng Yakuza của Nhật trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, vì sao một cô gái lại chấp nhận mối quan hệ với phần tử tội phạm?
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 12:00 - 02/11/2014

Geen opmerkingen:

Een reactie posten