Việt Nam tham gia Liên minh thuế quan Âu-Á
Tổng thống Nga Putin (phải) và Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam hội kiến tại Sotchi, 25/11/2014.REUTERS/Alexei Druzhinin/RIA Novosti/Kremlin
Hôm nay, 25/11/2014, sau cuộc hội kiến với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Sotchi, Tổng thống Nga Vladimir Poutine tuyên bố Liên minh thuế quan Âu-Á đang hình thành sẽ bao gồm Việt Nam. Hiện tại, nhiều hợp đồng lớn giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí và nông phẩm, đã được ký kết.
Vùng trao đổi mậu dịch tự do giữa một số quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, được thành lập vào năm 2010, với tên gọi chính thức « Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan ». Liên minh này cho phép hàng hóa xuất nhập khẩu giữa ba quốc gia không phải chịu thuế hải quan. Cuối tháng 5/2014, trên nền tảng của ba quốc gia nói trên, một Liên minh kinh tế, thuế quan Âu-Á được hình thành nhằm kết nạp thêm nhiều nước khác. Tổng thống Nga cho biết « các đàm phán đã bước vào giai đoạn hoàn tất và Việt Nam có thể trở thành nước đầu tiên tham gia ».
Nhiều hợp đồng kinh tế Nga-Việt đã được ký kết. Tổng thống Nga ghi nhận, Matxcơva và Hà Nội đã đạt thỏa thuận về việc gia tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào thị trường Nga. Theo các nhà quan sát, việc Nga mở cửa thị trường nông sản cho Việt Nam là nhằm để bù đắp lượng hàng hóa thiếu hụt mà nước này phải gánh chịu, do việc Matxcơva thiết lập lệnh cấm vận đối với phần lớn các sản phẩm thực phẩm nhập từ các nước Liên Hiệp Châu Âu hồi tháng 8, để trả đũa các trừng phạt của Châu Âu, sau các can thiệp của Nga vào Ukraina.
Bên cạnh đó, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cũng vừa tuyên bố đã ký một hợp đồng với công ty dầu khí hàng đầu Việt Nam Petro Vietnam, để tiến hành khai thác chung một số khu mỏ tại vùng Orenbourg và huyện tự trị Iamalo-Nenets (thuộc miền tây bắc Siberi). Một hợp đồng khác trong lĩnh vực này cũng đã được hoàn tất, theo đó công ty Gazprom Neft, một chi nhánh của Gazprom, sẽ cung cấp dầu mỏ Nga mang nhãn hiệu VSTO cho Việt Nam.
Theo Tổng thống Nga, « các trao đổi thương mại song phương có thể đạt 10 tỷ đô la trong trong ít năm tới », tổng cộng 17 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 20 tỷ đô la hiện đang được xây dựng.
Trong chuyến công du Nga, lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh « từ lâu Nga đã luôn là một đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam » và Việt Nam hy vọng đưa các quan hệ giữa hai nước « lên một tầm cao mới ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141125-viet-nam-tham-gia-lien-minh-thue-quan-au-a/
Nhiều hợp đồng kinh tế Nga-Việt đã được ký kết. Tổng thống Nga ghi nhận, Matxcơva và Hà Nội đã đạt thỏa thuận về việc gia tăng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào thị trường Nga. Theo các nhà quan sát, việc Nga mở cửa thị trường nông sản cho Việt Nam là nhằm để bù đắp lượng hàng hóa thiếu hụt mà nước này phải gánh chịu, do việc Matxcơva thiết lập lệnh cấm vận đối với phần lớn các sản phẩm thực phẩm nhập từ các nước Liên Hiệp Châu Âu hồi tháng 8, để trả đũa các trừng phạt của Châu Âu, sau các can thiệp của Nga vào Ukraina.
Bên cạnh đó, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cũng vừa tuyên bố đã ký một hợp đồng với công ty dầu khí hàng đầu Việt Nam Petro Vietnam, để tiến hành khai thác chung một số khu mỏ tại vùng Orenbourg và huyện tự trị Iamalo-Nenets (thuộc miền tây bắc Siberi). Một hợp đồng khác trong lĩnh vực này cũng đã được hoàn tất, theo đó công ty Gazprom Neft, một chi nhánh của Gazprom, sẽ cung cấp dầu mỏ Nga mang nhãn hiệu VSTO cho Việt Nam.
Theo Tổng thống Nga, « các trao đổi thương mại song phương có thể đạt 10 tỷ đô la trong trong ít năm tới », tổng cộng 17 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 20 tỷ đô la hiện đang được xây dựng.
Trong chuyến công du Nga, lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh « từ lâu Nga đã luôn là một đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam » và Việt Nam hy vọng đưa các quan hệ giữa hai nước « lên một tầm cao mới ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141125-viet-nam-tham-gia-lien-minh-thue-quan-au-a/
Thành lập Liên hiệp Âu – Á, giấc mơ của Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (G) và các đồng nhiệm Belarus Alexander Lukashenko (T), Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, gặp các nhà báo sau cuộc họp của Hội đồng kinh tế Âu-Á cấp cao, Kremlin, Matxcơva, 24/12/2013REUTERS/Alexei Nikolskyi/RIA Novosti/Kremlin
Khi tiếp các đồng nhiệm Belarus và Kazakhstan, ngày hôm qua, 24/12/2013, tại Matxcơva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tán dương những ưu việt của Liên hiệp Âu – Á
bao gồm Nga và nhiều nước cộng hòa thời Liên Xô cũ : « Chúng ta thành lập Liên hiệp Âu-Á nhằm củng cố các nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển hài hòa và sự xích lại gần nhau giữa các nền kinh tế…nhằm hiện đại hóa và cải thiện khả năng cạnh tranh ». Vẫn theo ông Putin, việc có nhiều nước tham gia Liên hiệp không chỉ phục vụ lợi ích kinh tế của các thành viên mà của cả khu vực.
bao gồm Nga và nhiều nước cộng hòa thời Liên Xô cũ : « Chúng ta thành lập Liên hiệp Âu-Á nhằm củng cố các nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển hài hòa và sự xích lại gần nhau giữa các nền kinh tế…nhằm hiện đại hóa và cải thiện khả năng cạnh tranh ». Vẫn theo ông Putin, việc có nhiều nước tham gia Liên hiệp không chỉ phục vụ lợi ích kinh tế của các thành viên mà của cả khu vực.
Việc lôi kéo các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ xích lại gần Liên bang Nga là một hằng số trong tầm nhìn chiến lược của ông Putin, người mà vào năm 2005, đã tuyên bố rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991 là « một thảm họa địa chính trị nghiêm trọng nhất trong thế kỷ 20 ».
Khi nắm giữ chức Thủ tướng vào năm 1999, truớc khi được bầu làm Tổng thống năm 2000, ông Putin công khai hoài niệm về một thời kỳ ổn định kinh tế và chính trị, trái ngược với những năm tháng hỗn loạn phát triển tư bản chủ nghĩa tại nước Nga của Tổng thống Boris Eltsin.
Trong những ngày đầu tiên khi quay trở lại điện Kremlin, vào tháng 05/2012, ông Putin đã ký một nghị định coi việc phát triển các quan hệ với những nước cộng hòa trong Liên Xô cũ, thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập – CEI – là một ưu tiên trong nhiệm kỳ của ông.
Tổng thống Putin khẳng định là ông không muốn làm sống lại Liên bang Xô Viết và thừa nhận rằng những « ý tưởng lỗi thời » đã bị chôn vùi. Ngược lại, trên nhật báo Izvestia, nguyên thủ Nga nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng một « liên hiệp vững mạnh, siêu quốc gia, có khả năng để trở thành một trong những cực trong thế giới đương đại », bao gồm các quốc gia ở Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương, theo ý tưởng mô hình Liên Hiệp Châu Âu.
Theo chuyên gia Alexei Makarkine, thuộc trung tâm các công nghệ chính trị tại Matxcơva, được AFP trích dẫn, « nước Nga muốn chống lại Liên Hiệp Châu Âu. Chúng ta muốn giữ vùng ảnh hưởng của chúng ta và không để cho những nước gần chúng ta gia nhập Liên Hiệp Châu Âu ».
Để thực hiện dự án này, Matxcơva đã thành lập Liên minh thuế quan, đi vào hoạt động từ năm 2010, bao gồm Nga, Belarus và Kazakhstan, với 165 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội là 1700 tỷ euro. Đến năm 2011, chính quyền Nga tuyên bố quyết tâm biến đổi, phát triển Liên minh thuế quan thành Liên hiệp Âu – Á, vào năm 2015.
Các chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Chatham House, năm 2012, đã nhận định : « Rõ ràng là Nga coi Liên minh thuế quan là một phương tiện chủ chốt để kiến tạo lại không gian hậu Xô Viết », chống lại Liên Hiệp Châu Âu.
Trong cuộc chạy đua với Liên Hiệp Châu Âu để lôi kéo các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, chính quyền của Tổng thống Putin đã không ngần ngại sử dụng các biện pháp kinh tế nặng ký đi kèm với những đe dọa.
Tháng Chín vừa qua, Nga đã giành được một thắng lợi, khi thuyết phục được Arménia từ bỏ ký hiệp định liên kết với Châu Âu và cam kết gia nhập Liên minh thuế quan. Kizghistan, quốc gia nghèo Trung Á cũng hứa hẹn tương tự. Các nước khác như Azerbaidjan, Gruzia, Moldavi, Ouzbekistan, Turmenistan và Tadjikistan còn lưỡng lự.
Nhưng trong dự án Liên hiệp Âu-Á này, đối tượng chính mà Nga cần phải thuyết phục bằng mọi giá là Ukraina, vốn được coi là « vựa lúa mì » của Liên Xô cũ. Quốc gia 46 triệu dân này, với tiềm năng công nghiệp lớn, có đưòng biên giới chung với Liên Hiệp Châu Âu.
Chuyên gia Alexei Malachenko, đại diện trung tâm Carnegie tại Nga, nhận định : « Không có Ukraina, Liên hiệp kinh tế Âu-Á sẽ không đầy đủ » và sự có mặt của Ukraina sẽ làm thay đổi tầm vóc của Liên hiệp.
Dưới sức ép của Nga, cuối tháng 11 vừa qua, Ukraina đã không ký hiệp định liên kết với Châu Âu. Sau chuyến công du Nga của Tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch, ngày 17/12 vừa qua, Matxcơva đã cung ứng cho Kiev 15 tỷ đô la, trong số này 3 tỷ được giải ngân ngay, giảm giá khi đốt bán cho Ukraina.
Tuy nhiên, khả năng lôi kéo của Nga cũng có giới hạn. Sự thúc ép, dọa dẫm không phải là phương pháp hiệu quả để thúc đẩy các nước thuộc Liên Xô cũ tham gia Liên hiệp Âu-Á. Mặt khác, nhiều nước Trung Á đã tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc để giảm bớt phụ thuộc vào Nga.
Giới chuyên gia cho rằng cuộc tấn công của Nga nhằm mở rộng nhóm các nước liên minh gây nhiều tốn kém, có hại cho nền kinh tế và làm cho thế giới mất cảm tình với nước Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131225-thanh-lap-lien-hiep-au-%E2%80%93-a-giac-mo-cua-putin/
Khi nắm giữ chức Thủ tướng vào năm 1999, truớc khi được bầu làm Tổng thống năm 2000, ông Putin công khai hoài niệm về một thời kỳ ổn định kinh tế và chính trị, trái ngược với những năm tháng hỗn loạn phát triển tư bản chủ nghĩa tại nước Nga của Tổng thống Boris Eltsin.
Trong những ngày đầu tiên khi quay trở lại điện Kremlin, vào tháng 05/2012, ông Putin đã ký một nghị định coi việc phát triển các quan hệ với những nước cộng hòa trong Liên Xô cũ, thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập – CEI – là một ưu tiên trong nhiệm kỳ của ông.
Tổng thống Putin khẳng định là ông không muốn làm sống lại Liên bang Xô Viết và thừa nhận rằng những « ý tưởng lỗi thời » đã bị chôn vùi. Ngược lại, trên nhật báo Izvestia, nguyên thủ Nga nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng một « liên hiệp vững mạnh, siêu quốc gia, có khả năng để trở thành một trong những cực trong thế giới đương đại », bao gồm các quốc gia ở Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương, theo ý tưởng mô hình Liên Hiệp Châu Âu.
Theo chuyên gia Alexei Makarkine, thuộc trung tâm các công nghệ chính trị tại Matxcơva, được AFP trích dẫn, « nước Nga muốn chống lại Liên Hiệp Châu Âu. Chúng ta muốn giữ vùng ảnh hưởng của chúng ta và không để cho những nước gần chúng ta gia nhập Liên Hiệp Châu Âu ».
Để thực hiện dự án này, Matxcơva đã thành lập Liên minh thuế quan, đi vào hoạt động từ năm 2010, bao gồm Nga, Belarus và Kazakhstan, với 165 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội là 1700 tỷ euro. Đến năm 2011, chính quyền Nga tuyên bố quyết tâm biến đổi, phát triển Liên minh thuế quan thành Liên hiệp Âu – Á, vào năm 2015.
Các chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Chatham House, năm 2012, đã nhận định : « Rõ ràng là Nga coi Liên minh thuế quan là một phương tiện chủ chốt để kiến tạo lại không gian hậu Xô Viết », chống lại Liên Hiệp Châu Âu.
Trong cuộc chạy đua với Liên Hiệp Châu Âu để lôi kéo các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, chính quyền của Tổng thống Putin đã không ngần ngại sử dụng các biện pháp kinh tế nặng ký đi kèm với những đe dọa.
Tháng Chín vừa qua, Nga đã giành được một thắng lợi, khi thuyết phục được Arménia từ bỏ ký hiệp định liên kết với Châu Âu và cam kết gia nhập Liên minh thuế quan. Kizghistan, quốc gia nghèo Trung Á cũng hứa hẹn tương tự. Các nước khác như Azerbaidjan, Gruzia, Moldavi, Ouzbekistan, Turmenistan và Tadjikistan còn lưỡng lự.
Nhưng trong dự án Liên hiệp Âu-Á này, đối tượng chính mà Nga cần phải thuyết phục bằng mọi giá là Ukraina, vốn được coi là « vựa lúa mì » của Liên Xô cũ. Quốc gia 46 triệu dân này, với tiềm năng công nghiệp lớn, có đưòng biên giới chung với Liên Hiệp Châu Âu.
Chuyên gia Alexei Malachenko, đại diện trung tâm Carnegie tại Nga, nhận định : « Không có Ukraina, Liên hiệp kinh tế Âu-Á sẽ không đầy đủ » và sự có mặt của Ukraina sẽ làm thay đổi tầm vóc của Liên hiệp.
Dưới sức ép của Nga, cuối tháng 11 vừa qua, Ukraina đã không ký hiệp định liên kết với Châu Âu. Sau chuyến công du Nga của Tổng thống Ukraina Viktor Ianoukovitch, ngày 17/12 vừa qua, Matxcơva đã cung ứng cho Kiev 15 tỷ đô la, trong số này 3 tỷ được giải ngân ngay, giảm giá khi đốt bán cho Ukraina.
Tuy nhiên, khả năng lôi kéo của Nga cũng có giới hạn. Sự thúc ép, dọa dẫm không phải là phương pháp hiệu quả để thúc đẩy các nước thuộc Liên Xô cũ tham gia Liên hiệp Âu-Á. Mặt khác, nhiều nước Trung Á đã tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc để giảm bớt phụ thuộc vào Nga.
Giới chuyên gia cho rằng cuộc tấn công của Nga nhằm mở rộng nhóm các nước liên minh gây nhiều tốn kém, có hại cho nền kinh tế và làm cho thế giới mất cảm tình với nước Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131225-thanh-lap-lien-hiep-au-%E2%80%93-a-giac-mo-cua-putin/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten