"Ukraina": Nga gây căng thẳng trên không để ép phương Tây?
Tiêm kích MIG-31 của Nga trong một đợt tập trận. Ảnh do không lực Na Uy cung cấp.REUTERS/Norwegian NATO QRA
Không lực Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO hiện đang được đặt trong tình trạng báo động sau một loạt hành động khiêu khích « bất thường » và « trên bình diện rộng » của không quân Nga, đặc biệt trong hai ngày 28 và 29/10/2014.
Tình hình căng thẳng leo thang trên không được giới quan sát gắn liền với một động thái cứng rắn mới của Mátxcơva, cho biết sẽ công nhận kết quả bầu cử các cuộc bầu cử do phe ly khai thân Nga tổ chức tại miền Đông Ukraina.
Tình hình căng thẳng leo thang trên không được giới quan sát gắn liền với một động thái cứng rắn mới của Mátxcơva, cho biết sẽ công nhận kết quả bầu cử các cuộc bầu cử do phe ly khai thân Nga tổ chức tại miền Đông Ukraina.
Trong một bản thông cáo công bố tối hôm qua, 29/12/2014, khối NATO - chịu trách nhiệm phòng thủ Châu Âu – xác nhận liên tiếp trong hai ngày, họ phải cho chiến đấu cơ cất cánh từ bốn địa điểm khác nhau để sẵn sàng ngăn chặn 4 phi đội máy bay quân sự Nga gồm tổng cộng 19 chiếc, « thao tác » trên không phận Biển Baltic, Biển Bắc, Biển Đen và Đại Tây Dương.
Chiến dịch « nghênh chiến » lớn nhất diễn ra vào hôm qua (29/10/2014), huy động không lực của ba quốc gia NATO (Na Uy, Anh Quốc, Bồ Đào Nha), sau khi phát hiện một phi đội Nga gồm 4 oanh tạc cơ chiến lược TU 95 và 4 máy bay tiếp liệu IL-78 bay trên Đại Tây Dương, vẫn trong không phận quốc tế nhưng gần sát không phận các nước Châu Âu.
Oanh tạc cơ chiến lược TU-95 và tiêm kích MIG-31
Theo Liên minh Bắc đại Tây Dương, phi cơ Nga không hề thông báo kế hoạch bay, không tiếp xúc với các cơ quan kiểm soát không lưu dân sự, đồng thời còn cúp hệ thống liên lạc vô tuyến điện. Đó là những hành vi có thể gây nguy hiểm cho các chuyến bay dân sự.
Nhìn chung NATO đã ghi nhận tính chất « khác thường » và « quy mô lớn » của các hoạt động khiêu khích kể trên. Theo Trung Tá Jay Jenzen, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự NATO, đặt tại thành phố Mons, nước Bỉ, oanh tạc cơ TU-95 của Nga hiếm khi bay gần không phận Tây Âu như vậy, cũng như loại chiến đấu cơ MIG-31 trong hai sự cố khác nhau trên Biển Baltic.
Trong thông báo của mình, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương không nói gì đến cuộc khủng hoảng Ukraina, đang gây căng thẳng giữa Nga và Phương Tây, nhưng giới quan sát đã gắn liền với tình hình Ukraina loạt hành động có thể gọi là khiêu khích và thị uy trên không của Nga.
Một quan chức quốc phòng Mỹ, xin ẩn danh, đã xem các phi vụ của không quân Nga như là những hành động biểu dương lực lượng của chính phủ Putin. Theo nhân vật này, đây là những hành vi « đáng quan ngại » vì đi theo một « hướng sai lạc », không làm dịu tình hình ở Ukraina, cũng như không giúp cải thiện quan hệ giữa NATO và Nga.
Trùng hợp giữa khủng hoảng Ukraina và khiêu khích trên không
Giới phân tích ghi nhận sự trùng hợp về thời điểm giữa các hoạt động khiêu khích trên không rộ lên trong hai ngày 28 và 29/10/2014 của không lực Nga, với lời khẳng định của Mátxcơva hôm 28/10 là sẽ công nhận kết quả các cuộc bầu cử « tổng thống » và « quốc hội » mà phe ly khai thân Nga sẽ tổ chức tại miền Đông Ukraina vào chủ nhật 02/11/2014 tới đây.
Tuyên bố của Nga là một sự thách thức mới đối với chính quyền Kiev và Phương Tây vốn đã lên án các cuộc bầu cử đó. Chiến lược thị uy bằng không lực, tạo ra không khí thời Chiến tranh lạnh đã được Mátxcơva áp dụng từ khi bùng lên cuộc khủng hoảng Ukraina, khiến Nga bị phương Tây trừng phạt.
Thông báo của NATO hôm 29/10/2014 đã ghi nhận hơn 100 vụ ngăn chặn máy bay quân sự của Nga từ đầu năm đến nay, đặc biệt là từ tháng Ba, khi vấn đề Ukraina nổi cộm lên. Tính ra, trong năm 2014, số lần phi cơ quân sự Nga khiến cho không lực NATO phải báo động đã tăng lên gấp ba lần so với năm 2013.
Bên cạnh đó, hoạt động của phi cơ quân sự Nga, theo lời tân Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg, còn có một mục tiêu thuần túy quân sự : « Trắc nghiệm năng lực phòng thủ của NATO ».
http://vi.rfi.fr/141030-nga-ca//
Chiến dịch « nghênh chiến » lớn nhất diễn ra vào hôm qua (29/10/2014), huy động không lực của ba quốc gia NATO (Na Uy, Anh Quốc, Bồ Đào Nha), sau khi phát hiện một phi đội Nga gồm 4 oanh tạc cơ chiến lược TU 95 và 4 máy bay tiếp liệu IL-78 bay trên Đại Tây Dương, vẫn trong không phận quốc tế nhưng gần sát không phận các nước Châu Âu.
Oanh tạc cơ chiến lược TU-95 và tiêm kích MIG-31
Theo Liên minh Bắc đại Tây Dương, phi cơ Nga không hề thông báo kế hoạch bay, không tiếp xúc với các cơ quan kiểm soát không lưu dân sự, đồng thời còn cúp hệ thống liên lạc vô tuyến điện. Đó là những hành vi có thể gây nguy hiểm cho các chuyến bay dân sự.
Nhìn chung NATO đã ghi nhận tính chất « khác thường » và « quy mô lớn » của các hoạt động khiêu khích kể trên. Theo Trung Tá Jay Jenzen, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự NATO, đặt tại thành phố Mons, nước Bỉ, oanh tạc cơ TU-95 của Nga hiếm khi bay gần không phận Tây Âu như vậy, cũng như loại chiến đấu cơ MIG-31 trong hai sự cố khác nhau trên Biển Baltic.
Trong thông báo của mình, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương không nói gì đến cuộc khủng hoảng Ukraina, đang gây căng thẳng giữa Nga và Phương Tây, nhưng giới quan sát đã gắn liền với tình hình Ukraina loạt hành động có thể gọi là khiêu khích và thị uy trên không của Nga.
Một quan chức quốc phòng Mỹ, xin ẩn danh, đã xem các phi vụ của không quân Nga như là những hành động biểu dương lực lượng của chính phủ Putin. Theo nhân vật này, đây là những hành vi « đáng quan ngại » vì đi theo một « hướng sai lạc », không làm dịu tình hình ở Ukraina, cũng như không giúp cải thiện quan hệ giữa NATO và Nga.
Trùng hợp giữa khủng hoảng Ukraina và khiêu khích trên không
Giới phân tích ghi nhận sự trùng hợp về thời điểm giữa các hoạt động khiêu khích trên không rộ lên trong hai ngày 28 và 29/10/2014 của không lực Nga, với lời khẳng định của Mátxcơva hôm 28/10 là sẽ công nhận kết quả các cuộc bầu cử « tổng thống » và « quốc hội » mà phe ly khai thân Nga sẽ tổ chức tại miền Đông Ukraina vào chủ nhật 02/11/2014 tới đây.
Tuyên bố của Nga là một sự thách thức mới đối với chính quyền Kiev và Phương Tây vốn đã lên án các cuộc bầu cử đó. Chiến lược thị uy bằng không lực, tạo ra không khí thời Chiến tranh lạnh đã được Mátxcơva áp dụng từ khi bùng lên cuộc khủng hoảng Ukraina, khiến Nga bị phương Tây trừng phạt.
Thông báo của NATO hôm 29/10/2014 đã ghi nhận hơn 100 vụ ngăn chặn máy bay quân sự của Nga từ đầu năm đến nay, đặc biệt là từ tháng Ba, khi vấn đề Ukraina nổi cộm lên. Tính ra, trong năm 2014, số lần phi cơ quân sự Nga khiến cho không lực NATO phải báo động đã tăng lên gấp ba lần so với năm 2013.
Bên cạnh đó, hoạt động của phi cơ quân sự Nga, theo lời tân Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg, còn có một mục tiêu thuần túy quân sự : « Trắc nghiệm năng lực phòng thủ của NATO ».
http://vi.rfi.fr/141030-nga-ca//
Geen opmerkingen:
Een reactie posten