Monday, October 20, 2014 1:49:19 PM
ÐÀ LẠT (NV) - Dự báo nhu cầu thiếu chính xác, vị trí xây dựng xa trường học là những nguyên nhân khiến các khu ký túc xá sinh viên xây ngàn tỷ tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam trở nên lãng phí.
Tại Ðà Lạt, qua 5 năm triển khai, bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ với tổng mức đầu tư hơn 1,082 tỷ đồng, dự án khu ký túc xá (KTX) sinh viên tập trung có quy mô 17 khối nhà cao tầng, có thể đáp ứng chỗ ở cho 14,000 sinh viên (SV), thế nhưng chẳng có SV đến ở.
Theo Dân Trí, tháng 8, 2014, Sở Xây Dựng tỉnh Lâm Ðồng, chủ dự án đã gởi thông báo tới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề về việc tiếp nhận SV vào thuê ở. Mức giá thuê chỉ từ 32,000- 46,000 đồng/SV/tháng. Tuy nhiên, đến nay mới có khoảng 20 SV tới hỏi, nhưng sau khi xem xong chỉ có 1 em đăng ký ở.
Khu KTX này ở đường Nguyễn Hoàng, cách trung tâm thành phố Ðà Lạt hơn 7 km. Mỗi phòng rộng khoảng 47m2, dành cho 6-8 SV, có phòng vệ sinh, nơi nấu nướng, giặt giũ... Tuy nhiên, tường rào bao quanh chưa có, đường đất nên mùa mưa lầy lội, mùa nắng bụi mù...
Ông Tạ Quang Vũ, hiệu trưởng trường Cao Ðẳng Sư Phạm Ðà Lạt, nói: “KTX tuy thiết kế hiện đại nhưng lại quá xa các trường học, lại chưa tuyến đường xe buýt nên rất khó thu hút SV dù giá phòng rẻ.”
Trong khi đó tại thành phố Ðà Lạt, giá thuê phòng trọ phổ biến 500,000- 700,000 đồng/phòng/tháng, chưa tính tiền điện nước. Mức giá này đắt gấp 20 lần giá thuê phòng tại KTX trên, nhưng SV vẫn thuê vì gần trường, gần phố chợ, xung quanh có nhiều dịch vụ giải trí và được tự do nấu nướng, tự do ra vào... không bị ai quản lý.
Khi lập dự án xây dựng khu KTX năm 2009, tại Ðà Lạt có 8 cơ sở đào tạo với 42,408 SV. Chủ đầu tư dự báo đến năm 2015 sẽ tăng lên hơn 66,000 SV. Thực tế, hiện nay số lượng SV tại Ðà Lạt không tăng, thậm chí giảm nhiều so với năm 2009.
Tương tự, hai KTX chỉ cách nhau vài trăm mét tại Nha Trang được xây dựng bề thế là KTX sinh viên Nha Trang với 4 khối nhà 5 tầng, với tổng kinh phí đầu tư 142 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, và KTX trường Cao Ðẳng Y Tế Khánh Hòa, do Sở Y Tế tỉnh làm chủ đầu tư với kinh phí 77 tỷ đồng, tại xã Vĩnh Ngọc, phía Bắc Nha Trang.
Ðã gần một năm nay, nhưng KTX sinh viên Nha Trang chỉ có khoảng 15% người ở. Hiện KTX này đang bị rác thải, cỏ dại... “tấn công,” nền gạch xung quanh KTX bị bong tróc, hư hại.
Không chỉ KTX sinh viên Nha Trang, KTX trường Cao Ðẳng Y Tế Khánh Hòa còn thảm hơn. Ông Trương Quang Thuận, hiệu trưởng trường Cao Ðẳng Y Tế Khánh Hòa cho biết, trường đã thông báo ròng rã mấy tháng đến 3,500 SV, nhưng hiện chưa có ai đăng ký ở. Có thể do KTX xa trường không dưới 7km, xa khu dân cư khiến SV không lấy gì “mặn mà.”
Ðể chống chế, ông Bùi Xuân Minh, giám đốc Sở Y Tế tỉnh Khánh Hòa cho rằng, dự án xây trường không sớm thì muộn cũng phải xây dựng. Khoảng cách KTX và trường Cao Ðẳng Y Tế Khánh Hòa chưa là gì nếu so với KTX và các trường tại Sài Gòn?! (Tr.N)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=196944&zoneid=1#.VEdZ5Olxm70
Tại Ðà Lạt, qua 5 năm triển khai, bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ với tổng mức đầu tư hơn 1,082 tỷ đồng, dự án khu ký túc xá (KTX) sinh viên tập trung có quy mô 17 khối nhà cao tầng, có thể đáp ứng chỗ ở cho 14,000 sinh viên (SV), thế nhưng chẳng có SV đến ở.
Ký túc xá sinh viên Nha Trang bề thế nhưng ít sinh viên đến ở. (Hình: Dân Trí) |
Theo Dân Trí, tháng 8, 2014, Sở Xây Dựng tỉnh Lâm Ðồng, chủ dự án đã gởi thông báo tới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề về việc tiếp nhận SV vào thuê ở. Mức giá thuê chỉ từ 32,000- 46,000 đồng/SV/tháng. Tuy nhiên, đến nay mới có khoảng 20 SV tới hỏi, nhưng sau khi xem xong chỉ có 1 em đăng ký ở.
Khu KTX này ở đường Nguyễn Hoàng, cách trung tâm thành phố Ðà Lạt hơn 7 km. Mỗi phòng rộng khoảng 47m2, dành cho 6-8 SV, có phòng vệ sinh, nơi nấu nướng, giặt giũ... Tuy nhiên, tường rào bao quanh chưa có, đường đất nên mùa mưa lầy lội, mùa nắng bụi mù...
Ông Tạ Quang Vũ, hiệu trưởng trường Cao Ðẳng Sư Phạm Ðà Lạt, nói: “KTX tuy thiết kế hiện đại nhưng lại quá xa các trường học, lại chưa tuyến đường xe buýt nên rất khó thu hút SV dù giá phòng rẻ.”
Trong khi đó tại thành phố Ðà Lạt, giá thuê phòng trọ phổ biến 500,000- 700,000 đồng/phòng/tháng, chưa tính tiền điện nước. Mức giá này đắt gấp 20 lần giá thuê phòng tại KTX trên, nhưng SV vẫn thuê vì gần trường, gần phố chợ, xung quanh có nhiều dịch vụ giải trí và được tự do nấu nướng, tự do ra vào... không bị ai quản lý.
Khi lập dự án xây dựng khu KTX năm 2009, tại Ðà Lạt có 8 cơ sở đào tạo với 42,408 SV. Chủ đầu tư dự báo đến năm 2015 sẽ tăng lên hơn 66,000 SV. Thực tế, hiện nay số lượng SV tại Ðà Lạt không tăng, thậm chí giảm nhiều so với năm 2009.
Tương tự, hai KTX chỉ cách nhau vài trăm mét tại Nha Trang được xây dựng bề thế là KTX sinh viên Nha Trang với 4 khối nhà 5 tầng, với tổng kinh phí đầu tư 142 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, và KTX trường Cao Ðẳng Y Tế Khánh Hòa, do Sở Y Tế tỉnh làm chủ đầu tư với kinh phí 77 tỷ đồng, tại xã Vĩnh Ngọc, phía Bắc Nha Trang.
Ðã gần một năm nay, nhưng KTX sinh viên Nha Trang chỉ có khoảng 15% người ở. Hiện KTX này đang bị rác thải, cỏ dại... “tấn công,” nền gạch xung quanh KTX bị bong tróc, hư hại.
Không chỉ KTX sinh viên Nha Trang, KTX trường Cao Ðẳng Y Tế Khánh Hòa còn thảm hơn. Ông Trương Quang Thuận, hiệu trưởng trường Cao Ðẳng Y Tế Khánh Hòa cho biết, trường đã thông báo ròng rã mấy tháng đến 3,500 SV, nhưng hiện chưa có ai đăng ký ở. Có thể do KTX xa trường không dưới 7km, xa khu dân cư khiến SV không lấy gì “mặn mà.”
Ðể chống chế, ông Bùi Xuân Minh, giám đốc Sở Y Tế tỉnh Khánh Hòa cho rằng, dự án xây trường không sớm thì muộn cũng phải xây dựng. Khoảng cách KTX và trường Cao Ðẳng Y Tế Khánh Hòa chưa là gì nếu so với KTX và các trường tại Sài Gòn?! (Tr.N)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=196944&zoneid=1#.VEdZ5Olxm70
Geen opmerkingen:
Een reactie posten