Mỹ xiết chặt vòng vây quanh Trung Quốc bằng vũ khí gì?
Mỹ quyết định triển khai thêm hai khu trục hạm đến Nhật Bản để tăng cường khả năng đối phó với Trung Quốc ngày càng lộng hành tại khu vực này.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Chỉ huy lực lượng vũ trang Mỹ tại Nhật Bản ngày 17/10 công bố, Hải quân Mỹ sắp điều thêm hai tàu chiến tới căn cứ ở thành phố Yokosuka, gần lối vào vịnh Tokyo. Trong ảnh: Chiến hạm Benfold (DDG 65) và Milius (DDG 69).
Theo đó, vào năm 2015, tàu khu trục hạm tên lửa Benfold (độ mớn nước 8.950 tấn), sẽ được điều tới Nhật Bản. Con tàu này trang bị hệ thống theo dõi và hướng dẫn đa năng Aegis. Tới năm 2017, Hải quân Mỹ sẽ đưa thêm tàu Milius tới căn cứ ở thành phố Yokosuka, gần lối vào vịnh Tokyo. Trong ảnh: Chiến hạm Milius (DDG 69).
Được biết, quân số của mỗi con tàu kể trên vào khoảng 600 người. Hiện tại, hai tàu này đang thuộc biên chế căn cứ Hải quân Mỹ tại San Diego. Đây là lần đầu tiên kể từ 1992, Washington tăng cường nhóm hải quân của mình ở Yokosuka. Trong ảnh: Chiến hạm Benfold (DDG 65).
Theo kế hoạch từ năm 2017, đội tàu Mỹ ở đây sẽ gồm 13 chiến hạm các loại, trong đó có các tàu sân bay hạt nhân tấn công “George Washington”. Động thái bổ sung các tàu chống tên lửa được cho là nhằm nâng cao sức mạnh của Mỹ ở Đông Á, nơi Washington thấy có sự mở rộng tiềm năng tên lửa của Trung Quốc và Triều Tiên. Trong ảnh: Chiến hạm Milius (DDG 69).
Trước khi đưa ra quyết định này, hàng loạt vũ khí hạng nặng khác của Mỹ đã xiết chặt vòng vây quanh Trung Quốc. Hồi đầu tháng 8/2014, Mỹ quyết định tăng năng lực tấn công hạt nhân của mình tại đảo Guam. Trong ảnh: Chiến hạm Benfold (DDG 65).
Trong tháng 8/2014, tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) cho biết, với sự hỗ trợ của các tàu tấn công đổ bộ, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ có khả năng tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu then chốt ở các bờ biển Trung Quốc. Được trang bị 36 máy bay, bao gồm chiến đấu cơ AV-8 Harrier và trực thăng tấn công AH-1W, tàu chiến đổ bộ Mỹ USS Essex gần đây được triển khai đến Biển Đông để tham gia tập trận chung với Hải quân Philippines.
Đây là một động thái của Mỹ nhắm vào tham vọng bành trướng trên biển của Trung Quốc. Ngoài các máy bay ném bom tàng hình B-2 đang hiện diện, quân đội Mỹ chuẩn bị triển khai trên 20 máy bay ném bom chiến lược tân tiến B-52H đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam.
Cùng với những vũ khí nói trên, Hải quân Mỹ đã chính thức thừa nhận sự hiện diện của hai chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio là USS Michigan và USS North Carolina của nước này tại Biển Đông. Thuyền trưởng Benjamin Pearson của tàu USS Michigan nói tàu này đã hoạt động ở tây Thái Bình Dương từ tháng 12/2013, thực hiện các nhiệm vụ do thám, huấn luyện và các nhiệm vụ bí mật khác.
“Chúng tôi hoạt động ở biển Hoa Đông, Hoa Nam (Biển Đông) và biển Philippines. Khu vực này giống như sân nhà của chúng tôi”, ông Pearson nói. Cùng với tàu USS Michigan, tàu USS North Carolina cũng được triển khai ở vùng biển này từ cuối năm 2013 từ Trân Châu Cảng, theo Janes’s.
Sự thừa nhận của Mỹ về sự hiện diện của những tàu ngầm chiến lược tại Biển Đông chính là minh chứng cho tuyên bố được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra hồi đầu năm 2014. Theo đó, sẽ có 60% hoạt động tàu ngầm chiến lược Mỹ diễn ra ở Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ còn triển khai hàng loạt các phương tiện do thám để giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc. Cuối tháng 9/2014, Hải quân Mỹ cho biết, 4 chiếc MQ-8B sẽ có mặt trên tàu USS Fort Worth – một trong số những tàu tác chiến tuần duyên (LCS) mới, tốc độ cao của Mỹ – khi nó rời San Diego để tới Thái Bình Dương trong năm nay. Trong ảnh: Máy bay B-52H.
Trực thăng không người lái MQ-8B hoạt động hoàn toàn tự động và có thể bay qua các vùng nguy hiểm, cho phép thủy thủ trên tàu có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra tại khu vực đó trong thời gian thực. Sự hiện diện của các trực thăng trinh sát này chắc chắn cũng gây ra sự quan tâm đặc biệt tại một khu vực nơi các camera và thiết bị giám sát trên máy bay, tàu chiến đang gia tăng nhanh chóng.
Mỹ đã vận hành các máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk tại đảo Guam kể từ năm 2010 và vào mùa hè 2014, Mỹ đã triển khai thêm RQ-4 tới căn cứ không quân Misawa, Nhật Bản để tăng cường khả năng giám sát với Trung Quốc và những lo ngại về Triều Tiên.
Ngoài hai loại máy bay không người lái nói trên, hồi cuối năm 2013, Hải quân Mỹ đã triển khai 6 phi cơ tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản. Với những phương tiện và vũ khí này, Mỹ đang tạo nên thế bao vây nhiều tầng dần xiết chặt Trung Quốc.
Nguon: Theo Bao DatViet
http://www.datviet.com/my-xiet-chat-vong-vay-quanh-trung-quoc-bang-vu-khi-gi/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten