Mỹ nối lại chương trình nhận con nuôi Việt Nam
Xin nhắc lại trong những năm vừa qua, cha mẹ nuôi ở Hoa Kỳ đã không thể nhận con nuôi VN từ năm 2008 do Hiệp định Hợp tác về Nuôi Con nuôi VN-Hoa Kỳ hết hiệu lực. Hoa Kỳ đã không gia hạn Hiệp định này do có nhiều chứng cứ cho thấy nhiều trường hợp buôn bán con nuôi.
VN bác bỏ cáo buộc này nhưng đồng ý sự đình chỉ chương trình nhận con nuôi của Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp báo chiều nay, đại diện Hoa Kỳ là bà Tiffany Murphy nhấn mạnh quy trình nhận con nuôi sẽ được giám sát chặt chẽ.
Đại sứ Hoa Kỳ sẽ có cuộc nói chuyện trực tuyến để giải đáp những thắc mắc về chương trình nhận con nuôi vào sáng ngày mai.
Tin, bài liên quan
- Chuyện con nuôi
- Việt - Mỹ sẽ nối lại chương trình nhận con nuôi
- Việt - Mỹ sắp nối lại chương trình cho-nhận con nuôi
- Phái đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ thăm Việt Nam
- Mỹ - VN bàn thảo vấn đề trẻ em và cho nhận con nuôi
- Trung Quốc giải thoát 24 ngàn phụ nữ và trẻ em trong năm 2011
- Xin con nuôi Việt Nam, có gì mới?
- Việt Nam sắp ký kết Công ước Quốc tế mới về con nuôi
- Phó thủ tướng Đức có khả năng là một người gốc Việt?
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-us-restart-adopt-after-six-year-ban-09162014111207.html
Chuyện con nuôi
Những gia đình người Việt Nam nghèo khổ, không đủ khả năng nuôi con và nhiều em bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhiều em bé bị bỏ rơi… Đó là những đối tượng trẻ em được những ông cha, bà mẹ giàu tình thương từ các nước giàu có tìm đến Việt Nam nhận làm con nuôi. Đặc biệt là những ông cha, bà mẹ đến từ đất Mỹ đã nhận không ít các bé thơ Việt Nam làm con nuôi, đưa về Mỹ nhập tịch và cho các bé này được học tập, vui chơi. Tuy nhiên, vấn đề cho và nhận con nuôi giữa người Việt Nam và người nước ngoài cũng gặp nhiều trục trặc không đơn giản.
Thủ tục khó khăn
Một người cha tên Vỵ ở Phú Ninh, Quảng Nam, từng cho con gái của mình cho một gia đình người Mỹ thông qua trại trẻ mồ côi Quảng Nam đã bức xúc:“Tôi xuống chỗ cô Hà làm thư ký nhà trẻ và bây giờ là vợ chủ tịch xã. Hồi cho đi là cô ấy làm giấy cho con nuôi qua bên đó. Con tôi đi từ hồi hai tuổi đến bây giờ là 17 tuổi rồi. Giờ tôi không cần con tôi cho tiền gì hết, tôi chỉ muốn gặp để thấy cháu như thế nào, có khỏe không, ở bên đó thế nào. Chừng đó thôi!”
Giờ tôi không cần con tôi cho tiền gì hết, tôi chỉ muốn gặp để thấy cháu như thế nào, có khỏe không, ở bên đó thế nào. Chừng đó thôi!Theo ông Vỵ, vấn đề người Mỹ xin con gái ông về làm con nuôi là một vấn đề hết sức tốt đẹp, giúp cho ông đỡ phải trăn trở về tương lai con gái mình một khi hoàn cảnh kinh tế gia đình ông quá khó khăn, ít có hy vọng cho con đi học đến nơi đến chốn. Nhưng ông cũng hết sức bức xúc bởi cơ chế hoạt động của các hội, đoàn tại Việt Nam, đặc biệt là cái nơi đã không nói gì với ông trước khi quyết định cho con gái ông làm con nuôi hai vợ chồng người Mỹ.
-Ông Vỵ
Theo ông, do kinh tế khó khăn, vợ ông chết sớm, để lại ba đứa con cho ông với cuộc sống rày đây mai đó khắp các cánh rừng Phú Ninh, không có nhà cửa ổn định, thậm chí không có một mảnh đất cắm dùi nên ông phải chật vật từng bữa cơm, từng tấm bạt che mưa che nắng để nuôi các con. Trại mồ côi Tam Kỳ liên lạc với ông, yêu cầu ông cho đứa con gái thứ về trại và họ hứa sẽ cho con ông ăn học tử tế, nuôi dạy thành người. Đang lúc khó khăn nên nghe vậy thì ông quyết định cho con đến trại mồ côi.
Một thời gian sau, chừng bốn tháng, trại mồ côi thông báo với ông rằng sẽ trao con gái ông cho một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi. Không đợi ông Vỵ có đồng ý hay không, họ đã quyết định cho cháu bé từ trước, chỉ thông báo cho ông biết lấy lệ. Mặc dù rất bực tức nhưng ông Vỵ chỉ biết ngậm ngùi tiễn con mình đi vì hy vọng dù sao thì con mình cũng sẽ sung sướng hơn.
Rất tiếc là cái ngày tiễn con đi của ông Vỵ hoàn toàn không xảy ra, ngày con ông lên máy bay, có nhiều người trong trại mồ côi yêu cầu ông phải lánh mặt để cháu lên máy bay khỏi nhớ nhà, khỏi bỏ về nửa chừng. Phần vì thương con, phần vì suốt đời sống ở quê, chỉ biết loáng thoáng vài ba chữ cái nên ông Vỵ chỉ biết thụ động đứng từ xa nhìn con mình lên xe và xe chạy thẳng, ông gạt nước mắt đoán rằng con mình đang ra phi trường, bay về với cha mẹ nuôi của nó.
Và câu chuyện cho con nuôi của ông Vỵ vẫn bặt vô âm tín suốt gần mười năm nay. Ông không biết hỏi ai để biết rằng con gái mình vẫn còn sống. Ông Vỵ nói rằng bổn phận làm cha nhưng vì nghèo quá ông không thể nuôi con mình được, đó là cái lỗi nhưng dẫu sao ông cũng mong muốn được biết con gái mình sống chết ra sao với gia đình cha mẹ nuôi và nó có vui hay không.
Ông lấy làm lạ là cho đến thời điểm hiện tại, cái cơ quan đã cho con gái ông làm con nuôi vẫn chưa có một lời giải thích rõ ràng nào về số phận đứa con của ông. Hơn nữa, ông cảm thấy có một vấn đề mờ ám nào đó khi họ đã thay ông cho con gái ông đi trong khi trước đó họ hứa sẽ nuôi bé một cách tử tế. Vì nếu biết trại mồ côi mang con mình về để cho người khác thì tự ông Vỵ cũng có thể làm được vì điều này giúp ông yên tâm hơn khi để con mình cho người khác tùy tiện quyết định số phận của nó.
Tính nguồn cội và sự khác biệt về văn hóa
Một người mẹ tên Lan chia sẻ:Có ở nước ngoài thì sau này họ cũng tìm về cội nguồn nếu như họ biết được nguồn gốc. Họ quí công nuôi, nếu không còn cha còn mẹ thì còn ông bà, chú bác của họ nữa.“Sợ mối quan hệ máu mủ, ruột thịt trước sau gì rồi họ cũng sẽ trở về. Mình nuôi thì có tình của mình thôi, nhưng máu mủ sẽ hơn. Tình cảm máu mủ là trên hết, còn vật chất nhanh thay đổi lắm. Giờ mình tốt, nuôi thì nó tốt với mình, nhưng về tình cảm dù có nghèo khổ gì đi nữa, khi mà đứa nhỏ ý thức được rồi thì quan hệ máu mủ, huyết thống là trên hết. Có ở nước ngoài thì sau này họ cũng tìm về cội nguồn nếu như họ biết được nguồn gốc. Họ quí công nuôi, nếu không còn cha còn mẹ thì còn ông bà, chú bác của họ nữa.”
-Cô Lan
Theo bà Lan, chuyện sinh ra một đứa con và nuôi nó lớn lên là một chuyện hết sức nan giải, và chuyện nhận một đứa bé không phải con mình về làm con nuôi, thương yêu nó như nắm ruột mình rứt ra là việc không khó nhưng cũng không dễ.
Với tâm lý của một người mẹ có con nuôi. Bà Lan thú thật là bà không muốn cha mẹ ruột của cháu bé tới lui nhiều quá vì điều này làm ảnh hưởng đến tình cảm và mối gắn kết cần thiết giữa đứa con với cha mẹ nuôi. Đặc biệt là với người châu Á nói chung và người Việt nói riêng, khái niệm nắm đất chôn nhau cắt rốn, nguồn cội tổ tông luôn là khái niệm chi phối và làm ray rứt mọi thế hệ. Chính vì vậy, một khi đứa con nuôi quá gần gũi gia đình ruột thịt của nó thì e rằng việc nuôi dưỡng và giáo dục của cha mẹ nuôi sẽ trở nên hết sức khó khăn.
Sự khó khăn này xuất phát từ hai hướng: Tính nguồn cội và sự khác biệt về văn hóa. Ở khía cạnh tính nguồn cội, sở dĩ cha mẹ ruột có con cho người khác nuôi muốn theo dõi con mình ra sao bởi vì họ sợ con mình sau này sẽ yêu đương và lấy nhầm người trong tộc. Phần khác, do khác biệt về văn hóa giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ cho con nên đôi khi sự dây dưa, níu kéo tình cảm sẽ dẫn đến những vấn đề nan giải, phức tạp trong giáo dục con nuôi.
Có lẽ câu chuyện con nuôi và cho con nuôi là câu chuyện rất dài mà trong đó, vấn đề kinh tế, giáo dục của một quốc gia sẽ quyết định quốc gia ấy, dân tộc ấy có chịu cảnh cha mẹ, con cái li tán vì điều kiện không như mong muốn hay không. Chung qui, câu chuyện cho con nuôi là một câu chuyện buồn ở Việt Nam.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Tin, bài liên quan
- Mỹ nối lại chương trình nhận con nuôi Việt Nam
- Việt - Mỹ sẽ nối lại chương trình nhận con nuôi
- Samsung ngưng hợp đồng với TQ vì sử dụng lao động trẻ em?
- Những điều cần biết về bệnh lao ở trẻ
- Người già và Em bé
- Tiểu chảy nặng do uống kháng sinh ở trẻ
- Phụ huynh châu Á tại Mỹ còn ít thông tin về bệnh tự kỷ ở trẻ
- Đối mặt với tử thần
- Cùng em vững bước đến trường khi mùa đông tới
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/cases-of-adpoted-children-10042014105159.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten