Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
| ||||
Truyền thông Trung Quốc đã có rất nhiều bài viết
đánh giá về sức mạnh quân sự của Việt Nam hiện nay. Báo Trung Quốc cho rằng Việt
Nam có sức mạnh ngầm lớn nhất khu vực về quân sự, không chỉ là hải quân, không
quân mà còn cả lục quân.
Việt Nam ít đầu tư cho Lục quân vẫn mạnh nhất khu vực Mạng quân sự Sina Trung Quốc ngày 13/11 có bài viết quy kết cho rằng, "Việt Nam sẽ là một trong những thành viên chính của liên minh chống Trung Quốc. Lịch sử quan hệ Trung-Việt đã nói rõ điểm này. Việt Nam có một đội quân mạnh nhất khu vực, hơn nữa tiếp tục tiến hành xây dựng hiện đại hóa, duy trì mối quan hệ đặc biệt với Nga". Việt Nam đã mua nhiều vũ khí trang bị tiên tiến của Nga như đã nhập khẩu 12 máy bay chiến đấu Su-27 và 12 máy bay chiến đấu Su-30, đã nhập khẩu 2 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1, đã mua 4 tàu tên lửa Molniya Project 12411, sau đó lại nhập khẩu 12 tàu tên lửa Project 12418 (2 chiếc được chế tạo ở Nga, số còn lại chế tạo ở Việt Nam). 2 tàu hộ vệ Project 11661 (2 chiếc khác vẫn chưa ký kết hợp đồng), 4 chiếc tàu tuần tra Svetlyak Project 10410, 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo Project 636 (1 chiếc đã bàn giao, 2 chiếc khác sẽ bàn giao vào năm 2014) và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Hiện nay quan hệ Trung-Việt tương đối hữu nghị. Nhưng, bài báo quy kết cho rằng, Việt Nam củng cố sức mạnh quân sự, quan hệ hữu nghị với Ấn Độ hoàn toàn là để "ngăn chặn" Trung Quốc. Theo bài báo thì khả năng kinh tế của Việt Nam không bằng được Trung Quốc, hệ thống công nghiệp quân sự phát triển kém, ngành đóng tàu mới bắt đầu phát triển. Cho dù có sự giúp đỡ của Nga, Quân đội Việt Nam cũng cơ bản không thể "đấu lại" Quân đội Trung Quốc về thực lực. Nhưng, Việt Nam cũng không cần một đội quân quá mạnh, bởi vì bản thân Việt Nam không sẵn sàng chủ động tấn công Trung Quốc, muốn có được một đội quân có năng lực "gây ra tổn thất để Trung Quốc không thể gánh chịu". Nhiệm vụ ưu tiên của Việt Nam là phát triển không quân và hải quân, duy trì kiểm soát đối với các hòn đảo và vùng nước trên Biển Đông (thuộc chủ quyền vốn có của Việt Nam, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển). Những năm gần đây, Việt Nam không mua bất cứ vũ khí trang bị nào quy mô lớn cho Lục quân, cho thấy Việt Nam cho rằng, mối đe dọa của Trung Quốc trên đất liền hoàn toàn không lớn"- bài báo tiếp tục luận điệu. Sức mạnh ngầm hùng mạnh Trước thông tin hạm đội của Việt Nam nhận bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên vào ngày 7/11, tờ CNJ của Trung Quốc đánh giá, "sức mạnh của tàu ngầm lớp Kilo của Nga là điều không thể chối bỏ, đặc biệt trong phiên bản mới xuất khẩu cho Việt Nam còn được trang bị thêm những tính năng hiện đại hơn, điều mà những chiếc tàu ngầm Kilo hiện có của Trung Quốc cũng không có được". Đến khi chính thức nhận đủ sáu chiếc Kilo, Việt Nam sẽ sở hữu một lực lượng ngầm thuộc hàng mạnh nhất của khu vực Đông Nam Á, không những thế lực lượng này sẽ đủ khả năng vươn tầm kiểm soát của Hà Nội trên Biển Đông, tờ Chinamil phân tích thêm. Chuyên gia Đồng Thanh Bảo, Học viện kỹ thuật quân sự Nam Kinh nhận định: "Từ trước đến nay Việt Nam không có hạm đội hiện đại. Việc mua tàu ngầm Varshavyanka là hợp đồng rất quan trọng. Tàu thuyền có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công tên lửa, cũng như tàu đổ bộ. Từ quan điểm lợi ích của Việt Nam, sự lựa chọn như vậy là rất hợp lý và rõ ràng trong thời gian tới hạm đội của Việt Nam sẽ rất hùng mạnh thậm chí vươn lên hàng đầu trong khu vực". "Rõ ràng chúng ta có cơ sở để lo ngại cho sức mạnh của hạm đội Việt Nam khi lực lượng này đang và sẽ được đầu tư chuyên sâu, đến lúc đó sức mạnh tầm xa sẽ được Hà Nội đảm nhận một cách xuất sắc, điều mà ngay cả những nước có tiềm lực mạnh về biển trong khu vực cũng chưa thể làm được", tờ Chinamil viết. Với việc sử dụng lực lượng ngầm hùng mạnh từ tàu ngầm Kilo hạm đội Việt Nam đã có được sức mạnh toàn diện. Trong khi đó, tờ Quân giải phóng ND Trung Hoa cho rằng, lực lượng hải quân Việt Nam đang phát triển đồng bộ. Theo đó, không chỉ tàu ngầm lớp Kilo được trang bị để hải quân Việt Nam lần đầu sở hữu lực lượng ngầm lớn mạnh, mà lực lượng tàu mặt nước cũng được củng cố bằng những loại tàu có xuất xứ từ Nga. Không quân Việt Nam kiểm soát toàn Biển Đông Vào tháng 8/2012, báo Trung Quốc đã đăng tải nội dung cho rằng Không quân Việt Nam sẽ sớm kiểm soát toàn bộ khu vực biển Đông theo chiến lược hoàn toàn chuyển hướng tới vùng biển này của quân đội Việt Nam. Và điều này khiến Bắc Kinh thực sự lo ngại… Theo đó, dưới sự ra sức hỗ trợ quân sự của Nga, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng lực lượng Không quân. Cùng với việc nhập khẩu trang bị tiên tiến, Quân đội Việt Nam cũng đã gia tăng mức độ xây dựng sân bay, căn cứ quân sự, đã thi công một loạt căn cứ hải quân mới, kho chứa máy bay bảo đảm tuyến một của không quân, tình hình rất giống với Quân đội Trung Quốc nửa sau thập niên 1990. Năm 2012, Không quân Việt Nam trang bị tổng cộng 24 máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MKV/MK2, 12 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á trang bị máy bay chiến đấu dòng Su. Đây chính là điểm khiến Bắc Kinh cảm thấy ái ngại thật sự, mặc dù vẫn tỏ ra hống hách nhưng rõ ràng Trung Quốc không thể xem thường sức mạnh của các quốc gia khác. Trang mạng Quân giải phóng ND Trung Hoa cho rằng: Bán kính tác chiến của những máy bay chiến đấu này bao trùm lên tất cả các hòn đảo của Việt Nam, thậm chí còn với tới được những vùng đảo của Trung Quốc (nhưng thực ra là những vùng đảo quốc gia này chiếm đóng trái phép). Các trang báo Trung Quốc cũng nhận định: Lực lượng không quân Việt Nam tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không XX0, trong đó trung đoàn XX5 trực thuộc triển khai Su-30MKV ở căn cứ không quân Biên Hòa nằm ở ngoại ô TP.HCM. Báo Trung Quốc cũng cho biết căn cứ không quân Phan Rang ở phía nam vốn triển khai Su-22, thế nhưng qua quan sát vệ tinh cho thấy, ở đây cũng đã thi công mới 12 kho chứa máy bay kết hợp, rất có thể trở thành căn cứ cho một lực lượng máy bay chiến đấu dòng Su tiếp theo. Rõ ràng việc Không quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh đã khiến cho Trung Quốc cảm thấy thực sự bất an. Về lý thuyết Biển Đông giờ không còn là sân chơi của riêng Trung Quốc. Hiện đại hóa quân đội không vì mục tiêu chiến tranh chạy đua vũ trang, Việt Nam chỉ hiện đại hóa quân đội để bảo vệ nhân dân, bảo vệ quyền lợi quốc gia trước bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài… Nguyễn Ngân (Tổng hợp/Đất Việt) Theo www.nguoiduatin.vn http://www.vietsn.com/forum/showthread.php?t=716692 |
Geen opmerkingen:
Een reactie posten