(An Ninh Quốc Phòng) - Trung Quốc hiện có khoảng 50 – 60 tàu ngầm, đã triển khai tàu ngầm ở Ấn Độ Dương và tác chiến liên hợp cùng hạm đội, đe dọa các đối thủ.
Mạng tin tức Học viện Hải quân Mỹ ngày 21 tháng 10 có bài viết đưa tin, học giả Thomas Mahnken, Học viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế cao cấp, Đại học John Hopkins Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang không ngừng nâng cao năng lực tác chiến dưới nước (tàu ngầm), đồng thời đầu tư vốn lớn cho trang bị dưới nước, bộ cảm biến, thậm chí lĩnh vực nghiên cứu địa lý biển.
Thomas Mahnken cho rằng, xây dựng năng lực tác chiến dưới nước (biển) là một phần trong cuộc chạy đua hiện đang được tiến hành ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, mục đích là tăng cường năng lực điều động lực lượng và chống tiếp cận trên biển, cuộc chạy đua này không chỉ liên quan đến Trung Quốc và Mỹ, hơn nữa còn liên quan đến các nước khác ở khu vực này.
Bài viết cho rằng, hiện nay các nước trên thế giới ngày càng lệ thuộc vào hạ tầng cơ sở dưới biển – các loại cáp viễn thông, khai thác khoáng sản và nhiên liệu – thúc đẩy quân đội ngày càng quan tâm đến năng lực dưới biển.
Chuyên gia Dean Cheng thuộc Quỹ di sản Mỹ (Heritage Foundation) nói thêm rằng, trong tư tưởng chỉ đạo chiến lược quân sự điều chỉnh gần đây, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố, “vùng biển (của Trung Quốc) là lãnh thổ màu xanh”, Trung Quốc sẽ không thể “từ bỏ Tây Tạng hoặc Hồng Kông”.
Theo Dean Cheng, Trung Quốc hoàn toàn không dừng lại ở hiện đại hóa quân sự rộng mở các nền tảng của họ – phát triển công nghệ tàng hình, vũ khí bọc thép mới, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm, tàu tấn công nhanh, chiến đấu mặt biển cùng với năng lực chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR). Dean Cheng cho rằng: “Trung Quốc hiện có khoảng 50 – 60 tàu ngầm, hiện nay tàu ngầm của họ lần đầu tiên hoạt động ở Ấn Độ Dương, hơn nữa tàu ngầm của Trung Quốc sẽ không độc lập tác chiến”.
Dean Cheng nói, những đầu tư đó là một phần của “sứ mệnh lịch sử mới” của Trung Quốc, loại “sứ mệnh” này có mục đích bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc coi là rất quan trọng đối với trọng tâm kinh tế của họ, đồng thời đưa trung tâm sản xuất của Trung Quốc từ vùng núi nội địa chuyển tới khu vực duyên hải.
Ông chỉ ra, trong tiếng Trung từ “đe dọa” cũng có nghĩa là “uy hiếp”. Ông còn cho rằng, khu vực duyên hải của Trung Quốc còn dễ bị tấn công đường không, đây chính là nguyên nhân Trung Quốc đầu tư phát triển công nghệ “chống can thiệp/chống tiếp cận khu vực” (A2/AD).
Chuyên gia Ivan Montgomery, Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Washington cho rằng, đối mặt với các hành động quân sự của Trung Quốc như triển khai tấn công đường không và tên lửa, thực hiện mục tiêu phong tỏa trên biển, Đài Loan, nơi cách khu vực duyên hải Trung Quốc chỉ khoảng 100 dặm Anh, nằm trong tình cảnh khó khăn.
Ivan Montgomery chỉ ra, tàu ngầm từng được cho là vũ khí phòng thủ và uy hiếp khá yếu, nhưng Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm, trong đó 2 tàu ngầm là tàu cũ tiếp nhận của Mỹ vào thập niên 40 của thế kỷ trước, hiện nay chủ yếu dùng để huấn luyện. 2 tàu ngầm diesel-điện khác do Hà Lan chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
Mặc dù hơn 10 năm trước Mỹ đồng ý chế tạo 8 tàu ngầm diesel-điện cho Đài Loan, nhưng nhà máy đóng tàu Mỹ đã không còn chế tạo tàu ngầm diesel-điện, châu Âu cũng không muốn mạo hiểm phá hoại quan hệ với Trung Quốc mà chế tạo tàu ngầm cho Đài Bắc.
Montgomery cho rằng, mặc dù Đài Loan cho biết họ tìm cách tự chế tạo tàu ngầm, nhưng lại đối mặt với vấn đề chi phí. Hiện nay chế tạo 4 tàu ngầm cần khoảng 5 tỷ USD, trong khi đó, hiện nay, chi phí cho binh sĩ quân đội thực hiện theo chế độ “tình nguyện” (bỏ chế độ nghĩa vụ) đang không ngừng tăng lên.
Montgomery còn nghi ngờ Đài Loan phải chăng có thể chống lại Trung Quốc một cách có hiệu quả, phải chăng có thể đào tạo nhân viên tàu ngầm của họ với tốc độ đủ nhanh, làm cho họ có thể sử dụng thành thạo tàu ngầm trong chiến đấu.
Trong các cuộc tấn công đảo, tàu ngầm Đài Loan có thể sẽ chỉ mang theo “tải trọng tương đối có hạn, hơn nữa do bến cảng bị phá hoại, nên có khả năng không thể tiếp tục bổ sung đạn dược”.
Montgomery cho rằng, để phòng thủ Đài Loan tốt hơn, đầu tư phát triển tàu ngầm cỡ nhỏ và tàu lặn dưới nước không người lái có thể là một sự lựa chọn sáng suốt.
Dean Cheng cho rằng, về cách thức phát triển công nghiệp tàu ngầm, kinh nghiệm của Ấn Độ có thể sẽ đem lại một bài học cho Đài Loan.
Chuyên gia Iskander Lachmann, Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Washington cho rằng, để tiến hành chế tạo tàu ngầm tấn công và tàu ngầm tên lửa đạn đạo ở nhà máy đóng tàu tại Mumbai và các cảng khác trong điều kiện được nước ngoài thiết kế và viện trợ, Ấn Độ đã đưa ra thời gian biểu 10 năm.
Ông chỉ ra, cùng với việc nhận thức được sự hiện diện của tàu ngầm động cơ hạt nhân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương ngày càng tăng lên, Ấn Độ còn coi nước láng giềng Pakistan là đối thủ cạnh tranh quân sự chủ yếu của họ. Pakistan sở hữu 5 tàu ngầm, nhưng còn đang tìm cách mua 6 tàu ngầm của Trung Quốc.
Tuy chiến lược Hải quân Ấn Độ yêu cầu trang bị 24 tàu ngầm, nhưng hải quân của họ vẫn tập trung vào phát triển năng lực tác chiến “lấy tàu sân bay làm trung tâm”. Hiện nay Hải quân Ấn Độ chỉ có 11 tàu ngầm có thể thực hiện nhiệm vụ quân sự, 15 năm qua không được trang bị thêm tàu ngầm mới. Lachmann còn chỉ ra, trong tương lai thách thức tác chiến trên và dưới mặt biển mà Ấn Độ phải đối mặt có khả năng sẽ tăng lên.
(Theo Giáo Dục)
http://nguyentandung.org/bao-my-hai-quan-trung-quoc-da-so-huu-it-nhat-50-tau-ngam.html
Mạng tin tức Học viện Hải quân Mỹ ngày 21 tháng 10 có bài viết đưa tin, học giả Thomas Mahnken, Học viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế cao cấp, Đại học John Hopkins Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang không ngừng nâng cao năng lực tác chiến dưới nước (tàu ngầm), đồng thời đầu tư vốn lớn cho trang bị dưới nước, bộ cảm biến, thậm chí lĩnh vực nghiên cứu địa lý biển.
Thomas Mahnken cho rằng, xây dựng năng lực tác chiến dưới nước (biển) là một phần trong cuộc chạy đua hiện đang được tiến hành ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, mục đích là tăng cường năng lực điều động lực lượng và chống tiếp cận trên biển, cuộc chạy đua này không chỉ liên quan đến Trung Quốc và Mỹ, hơn nữa còn liên quan đến các nước khác ở khu vực này.
Bài viết cho rằng, hiện nay các nước trên thế giới ngày càng lệ thuộc vào hạ tầng cơ sở dưới biển – các loại cáp viễn thông, khai thác khoáng sản và nhiên liệu – thúc đẩy quân đội ngày càng quan tâm đến năng lực dưới biển.
Chuyên gia Dean Cheng thuộc Quỹ di sản Mỹ (Heritage Foundation) nói thêm rằng, trong tư tưởng chỉ đạo chiến lược quân sự điều chỉnh gần đây, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố, “vùng biển (của Trung Quốc) là lãnh thổ màu xanh”, Trung Quốc sẽ không thể “từ bỏ Tây Tạng hoặc Hồng Kông”.
Theo Dean Cheng, Trung Quốc hoàn toàn không dừng lại ở hiện đại hóa quân sự rộng mở các nền tảng của họ – phát triển công nghệ tàng hình, vũ khí bọc thép mới, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm, tàu tấn công nhanh, chiến đấu mặt biển cùng với năng lực chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR). Dean Cheng cho rằng: “Trung Quốc hiện có khoảng 50 – 60 tàu ngầm, hiện nay tàu ngầm của họ lần đầu tiên hoạt động ở Ấn Độ Dương, hơn nữa tàu ngầm của Trung Quốc sẽ không độc lập tác chiến”.
Dean Cheng nói, những đầu tư đó là một phần của “sứ mệnh lịch sử mới” của Trung Quốc, loại “sứ mệnh” này có mục đích bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc coi là rất quan trọng đối với trọng tâm kinh tế của họ, đồng thời đưa trung tâm sản xuất của Trung Quốc từ vùng núi nội địa chuyển tới khu vực duyên hải.
Ông chỉ ra, trong tiếng Trung từ “đe dọa” cũng có nghĩa là “uy hiếp”. Ông còn cho rằng, khu vực duyên hải của Trung Quốc còn dễ bị tấn công đường không, đây chính là nguyên nhân Trung Quốc đầu tư phát triển công nghệ “chống can thiệp/chống tiếp cận khu vực” (A2/AD).
Chuyên gia Ivan Montgomery, Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Washington cho rằng, đối mặt với các hành động quân sự của Trung Quốc như triển khai tấn công đường không và tên lửa, thực hiện mục tiêu phong tỏa trên biển, Đài Loan, nơi cách khu vực duyên hải Trung Quốc chỉ khoảng 100 dặm Anh, nằm trong tình cảnh khó khăn.
Ivan Montgomery chỉ ra, tàu ngầm từng được cho là vũ khí phòng thủ và uy hiếp khá yếu, nhưng Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm, trong đó 2 tàu ngầm là tàu cũ tiếp nhận của Mỹ vào thập niên 40 của thế kỷ trước, hiện nay chủ yếu dùng để huấn luyện. 2 tàu ngầm diesel-điện khác do Hà Lan chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
Mặc dù hơn 10 năm trước Mỹ đồng ý chế tạo 8 tàu ngầm diesel-điện cho Đài Loan, nhưng nhà máy đóng tàu Mỹ đã không còn chế tạo tàu ngầm diesel-điện, châu Âu cũng không muốn mạo hiểm phá hoại quan hệ với Trung Quốc mà chế tạo tàu ngầm cho Đài Bắc.
Montgomery cho rằng, mặc dù Đài Loan cho biết họ tìm cách tự chế tạo tàu ngầm, nhưng lại đối mặt với vấn đề chi phí. Hiện nay chế tạo 4 tàu ngầm cần khoảng 5 tỷ USD, trong khi đó, hiện nay, chi phí cho binh sĩ quân đội thực hiện theo chế độ “tình nguyện” (bỏ chế độ nghĩa vụ) đang không ngừng tăng lên.
Montgomery còn nghi ngờ Đài Loan phải chăng có thể chống lại Trung Quốc một cách có hiệu quả, phải chăng có thể đào tạo nhân viên tàu ngầm của họ với tốc độ đủ nhanh, làm cho họ có thể sử dụng thành thạo tàu ngầm trong chiến đấu.
Trong các cuộc tấn công đảo, tàu ngầm Đài Loan có thể sẽ chỉ mang theo “tải trọng tương đối có hạn, hơn nữa do bến cảng bị phá hoại, nên có khả năng không thể tiếp tục bổ sung đạn dược”.
Montgomery cho rằng, để phòng thủ Đài Loan tốt hơn, đầu tư phát triển tàu ngầm cỡ nhỏ và tàu lặn dưới nước không người lái có thể là một sự lựa chọn sáng suốt.
Dean Cheng cho rằng, về cách thức phát triển công nghiệp tàu ngầm, kinh nghiệm của Ấn Độ có thể sẽ đem lại một bài học cho Đài Loan.
Chuyên gia Iskander Lachmann, Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Washington cho rằng, để tiến hành chế tạo tàu ngầm tấn công và tàu ngầm tên lửa đạn đạo ở nhà máy đóng tàu tại Mumbai và các cảng khác trong điều kiện được nước ngoài thiết kế và viện trợ, Ấn Độ đã đưa ra thời gian biểu 10 năm.
Ông chỉ ra, cùng với việc nhận thức được sự hiện diện của tàu ngầm động cơ hạt nhân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương ngày càng tăng lên, Ấn Độ còn coi nước láng giềng Pakistan là đối thủ cạnh tranh quân sự chủ yếu của họ. Pakistan sở hữu 5 tàu ngầm, nhưng còn đang tìm cách mua 6 tàu ngầm của Trung Quốc.
Tuy chiến lược Hải quân Ấn Độ yêu cầu trang bị 24 tàu ngầm, nhưng hải quân của họ vẫn tập trung vào phát triển năng lực tác chiến “lấy tàu sân bay làm trung tâm”. Hiện nay Hải quân Ấn Độ chỉ có 11 tàu ngầm có thể thực hiện nhiệm vụ quân sự, 15 năm qua không được trang bị thêm tàu ngầm mới. Lachmann còn chỉ ra, trong tương lai thách thức tác chiến trên và dưới mặt biển mà Ấn Độ phải đối mặt có khả năng sẽ tăng lên.
Báo Trung Quốc xuyên tạc: Đoàn Việt Nam sang Trung Quốc để cầu hòa
Bài viết tập trung phân tích các nhân tố giúp Việt Nam kiên quyết với TQ trong vấn đề Biển Đông, nhưng lộ rõ mưu đồ xuyên tạc cũng như bản chất xâm lược của TQ Trang mạng sina...
http://nguyentandung.org/bao-my-hai-quan-trung-quoc-da-so-huu-it-nhat-50-tau-ngam.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten