Trong một chương trình phát thanh của đài Vatican vào cuối tuần qua, Đức Ông Silvano Tomasi đã lên tiếng ủng hộ kế hoạnh oanh kích Irak mà tổng thống Mỹ Barack Obama vừa LOAN báo trước đó vài giờ. Đại diện ngoại giao của Vatican bên cạnh Liên Hiệp Quốc thẩm định rằng tình hình rất khẩn cấp, phải can thiệp trước khi quá trể.
Không đi sâu vào chi tiết, Đức Ông Silvano Tomasi giải thích : viện trợ nhân đạo là cần thiết nhưng không đủ, có lẽ phải có thêm giải pháp quân sự.
Từ Irak, giám mục Rabban al Qas, cai quản giáo phận Amadiya, kêu gọi không quân Mỹ tiếp cứu, đừng để cho « lang sói xâm nhập nuốt sống đàn chiên ».
Trong buổi thánh lễ hôm chủ nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn chìa nhánh cây dầu hòa bình với « Nhà nước Hồi giáo » và nhắc nhở các chiến binh Suni này là họ không thể « nhân danh Đức Chúa Trời để gây chiến tranh ». Đức Giáo Hoàng kêu gọi quốc tế tìm một giải pháp hòa bình hiệu quả để những hành động tội ác không diễn ra nữa tại Irak.
Trong những ngày qua, nhờ vào sức mạnh quân sự, phe thánh chiến đã đánh chiếm được nhiều thành phố nơi cộng đồng Thiên chúa giáo, cộng đồng Yazidi, cộng đông Kurdistan chiếm đa số. Họ đe dọa, ép buộc các tín đồ cải đạo theo đạo hồi nếu không sẽ bị giết chết. Tin từ chính phủ Irak cho biết hơn 500 người bị chặt đầu và hàng trăm phụ nữ bị chiến binh thánh chiến Hồi giáo cưỡng hiếp.
Theo Tòa thánh Vatican, cần phải tố giác những kẻ đứng sau lưng giựt dây, cung cấp tiền bạc, vũ khí cho cái gọi là « Nhà nước Hồi giáo ».
Giám mục địa phận Amadiya tại Irak gọi đích danh chính quyền Ả Rập Xê-Út.
Trong khi đó, Tổng giám mục Babylone, Đức Cha Louis Sako lo ngại mục đích oanh kích chỉ nhằm bảo vệ thủ phủ Erbil của Kurdistan và không đủ mạnh để đánh bại phe thánh chiến.
Theo AFP, từ lập trường « không can thiệp quân sự vào Syria » đến thái độ ngầm ủng hộ giải pháp vũ lực tại Irak có một sự khác biệt to lớn.
Người ta còn nhớ vào mùa hè năm 2013, tất cả giám mục Công giáo tại Trung Đông đều lên tiếng kêu gọi Đức Giáo Hoàng không ủng hộ dự án oanh kích của Mỹ-Pháp chống chế độ độc tài Damas vào lức đó đang sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân trong những vùng nổi dậy. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tổ chức một ngày cầu nguyện hòa bình và viết thư cho nhóm G20 theo chiều hướng chống can thiệp vào Syria.
Mùa hè năm nay, sau khi Tổng thống Obama cảnh báo công luận về « nguy cơ các cộng đồng thiểu số ở Irak bị diệt chủng » thì các Giám Mục ở Trung Đông cũng báo động với Tòa Thánh .
Phải chăng lập trường của Giáo Hội hoàn vũ thay đổi 180 độ vì nạn nhân bị đe dọa là cộng đồng Thiên chúa giáo có từ 2000 năm nay ở Irak ?
Theo chuyên gia Mỹ John Allen thuộc trung tâm nghiên cứu Boston GLOBE, tuy có điểm khác biệt rất rõ nhưng không phải là Tòa Thánh thay đổi học thuyết bất bạo động.
Theo nhà phân tích Mỹ thì tính chất tình hình tại Irak năm 2014 năm 2003 và cũng không giống như ở Syria cách nay một năm khi Tòa Thánh chống can thiệp lật đổ chế độ Saddam Husein và Bachar al Assad.
Vào thời điểm đó, Vatican nghĩ rằng lật đổ nhà độc tài Irak và Syria chỉ làm cho thân phận tín đồ Thiên chúa giáo tồi tệ thêm. Còn nhiều giải pháp khác tốt hơn là sử dụng chiến tranh.
Còn tình thế năm 2014 này thì cực kỳ nguy hiểm : một khi hồi giáo cực đoan chiến thắng toàn vẹn tại Irak thì coi như vô vọng. Để không bị tiêu diệt, tín đồ Thiên chúa giáo, tuy không chủ trương bạo lực, được giáo lý cho phép đáp trả bạo quyền cực đoan bằng vũ lực.
John Allen giải thích với AFP : giáo lý của Giáo Hội Công Giáo chấp nhận khái niệm « chiến tranh tự vệ có chính nghĩa » , được giới hạn trong điều kiện duy nhất, đó là chỉ sử dụng vũ lực khi tất cả mọi khả năng giải quyết ôn hòa, bất bạo động, đều không thể thực hiện được.
Nói cách khác « hành động tiêu diệt một cộng đồng thiểu số phải được lên án như là một trọng tội. Vì đạo lý, con người phải kháng chiến chống lại lệnh diệt chủng ».
Không đi sâu vào chi tiết, Đức Ông Silvano Tomasi giải thích : viện trợ nhân đạo là cần thiết nhưng không đủ, có lẽ phải có thêm giải pháp quân sự.
Từ Irak, giám mục Rabban al Qas, cai quản giáo phận Amadiya, kêu gọi không quân Mỹ tiếp cứu, đừng để cho « lang sói xâm nhập nuốt sống đàn chiên ».
Trong buổi thánh lễ hôm chủ nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn chìa nhánh cây dầu hòa bình với « Nhà nước Hồi giáo » và nhắc nhở các chiến binh Suni này là họ không thể « nhân danh Đức Chúa Trời để gây chiến tranh ». Đức Giáo Hoàng kêu gọi quốc tế tìm một giải pháp hòa bình hiệu quả để những hành động tội ác không diễn ra nữa tại Irak.
Trong những ngày qua, nhờ vào sức mạnh quân sự, phe thánh chiến đã đánh chiếm được nhiều thành phố nơi cộng đồng Thiên chúa giáo, cộng đồng Yazidi, cộng đông Kurdistan chiếm đa số. Họ đe dọa, ép buộc các tín đồ cải đạo theo đạo hồi nếu không sẽ bị giết chết. Tin từ chính phủ Irak cho biết hơn 500 người bị chặt đầu và hàng trăm phụ nữ bị chiến binh thánh chiến Hồi giáo cưỡng hiếp.
Theo Tòa thánh Vatican, cần phải tố giác những kẻ đứng sau lưng giựt dây, cung cấp tiền bạc, vũ khí cho cái gọi là « Nhà nước Hồi giáo ».
Giám mục địa phận Amadiya tại Irak gọi đích danh chính quyền Ả Rập Xê-Út.
Trong khi đó, Tổng giám mục Babylone, Đức Cha Louis Sako lo ngại mục đích oanh kích chỉ nhằm bảo vệ thủ phủ Erbil của Kurdistan và không đủ mạnh để đánh bại phe thánh chiến.
Theo AFP, từ lập trường « không can thiệp quân sự vào Syria » đến thái độ ngầm ủng hộ giải pháp vũ lực tại Irak có một sự khác biệt to lớn.
Người ta còn nhớ vào mùa hè năm 2013, tất cả giám mục Công giáo tại Trung Đông đều lên tiếng kêu gọi Đức Giáo Hoàng không ủng hộ dự án oanh kích của Mỹ-Pháp chống chế độ độc tài Damas vào lức đó đang sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân trong những vùng nổi dậy. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tổ chức một ngày cầu nguyện hòa bình và viết thư cho nhóm G20 theo chiều hướng chống can thiệp vào Syria.
Mùa hè năm nay, sau khi Tổng thống Obama cảnh báo công luận về « nguy cơ các cộng đồng thiểu số ở Irak bị diệt chủng » thì các Giám Mục ở Trung Đông cũng báo động với Tòa Thánh .
Phải chăng lập trường của Giáo Hội hoàn vũ thay đổi 180 độ vì nạn nhân bị đe dọa là cộng đồng Thiên chúa giáo có từ 2000 năm nay ở Irak ?
Theo chuyên gia Mỹ John Allen thuộc trung tâm nghiên cứu Boston GLOBE, tuy có điểm khác biệt rất rõ nhưng không phải là Tòa Thánh thay đổi học thuyết bất bạo động.
Theo nhà phân tích Mỹ thì tính chất tình hình tại Irak năm 2014 năm 2003 và cũng không giống như ở Syria cách nay một năm khi Tòa Thánh chống can thiệp lật đổ chế độ Saddam Husein và Bachar al Assad.
Vào thời điểm đó, Vatican nghĩ rằng lật đổ nhà độc tài Irak và Syria chỉ làm cho thân phận tín đồ Thiên chúa giáo tồi tệ thêm. Còn nhiều giải pháp khác tốt hơn là sử dụng chiến tranh.
Còn tình thế năm 2014 này thì cực kỳ nguy hiểm : một khi hồi giáo cực đoan chiến thắng toàn vẹn tại Irak thì coi như vô vọng. Để không bị tiêu diệt, tín đồ Thiên chúa giáo, tuy không chủ trương bạo lực, được giáo lý cho phép đáp trả bạo quyền cực đoan bằng vũ lực.
John Allen giải thích với AFP : giáo lý của Giáo Hội Công Giáo chấp nhận khái niệm « chiến tranh tự vệ có chính nghĩa » , được giới hạn trong điều kiện duy nhất, đó là chỉ sử dụng vũ lực khi tất cả mọi khả năng giải quyết ôn hòa, bất bạo động, đều không thể thực hiện được.
Nói cách khác « hành động tiêu diệt một cộng đồng thiểu số phải được lên án như là một trọng tội. Vì đạo lý, con người phải kháng chiến chống lại lệnh diệt chủng ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten