Trung Quốc Tân Văn Xã (China News Service) cho biết, Trung tâm hải sự Nam Hải đã quyết định các địa điểm để xây dựng 5 ngọn hải đăng trong vùng mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa.
Cụ thể, Trung Quốc sẽ đặt hải đăng tại Đá Bắc (North Reef), Đá Hải Sâm (Antelope Reef), đảo Duy Mộng (Drummond Island), Cồn Cát Nam (South Sand) và Hòn Tháp (Pyramid Rock). Đó là những bãi đá ngầm hoặc đảo nhỏ nửa chìm nửa nổi.
Các quan chức Trung Quốc cho biết đã bỏ ra một tuần để khảo sát và lựa chọn địa điểm đặt hải đăng, bảo đảm an toàn cho tàu bè qua lại, bởi vì những bãi đá, đảo nhỏ này không có trên bản đồ hàng hải và việc đặt hải đăng sẽ giúp đẩy mạnh giao thông hàng hải trong vùng
Các chuyên gia Trung Quốc không hề giấu diếm : Thực chất của kế hoạch này là Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền của mình tại vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974, lúc đó, do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý.
Theo ông Du Jifeng, chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn : « Ngọn hải đăng là biểu tượng cho chủ quyền của một nước trong vùng quần đảo ». Và Việt Nam khó có thể phản đối vì việc xây dựng hải đăng nhân danh hỗ trợ lưu thông hàng hải và các tàu bè dân sự được quyền hưởng sự hỗ trợ của các quốc gia trong vùng.
Trong khi đó, ông Shen Shishun, thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc, cho rằng, kế hoạch xây dựng hải đăng cho thấy Bắc Kinh có thêm một động thái cứng rắn trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông : « Từ lâu nay, công luận Trung Quốc vẫn kêu gọi chính phủ phải quyết đoán hơn trong các tranh chấp và họ chỉ trích Trung Quốc đã nhắm mắt làm ngơ để cho Việt Nam khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng biển có tranh chấp ».
Hôm qua, 07/08/2014, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang xác định thông tin Trung Quốc đo đạc khảo sát ở vùng quần đảo Hoàng Sa và nhắc lại lời tuyên bố theo công thức vốn vẫn được sử dụng từ lâu nay : « Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì vậy mọi hoạt động của Trung Quốc tiến hành tại hai hòn đảo này là bất hợp pháp và vô giá trị ».
Cụ thể, Trung Quốc sẽ đặt hải đăng tại Đá Bắc (North Reef), Đá Hải Sâm (Antelope Reef), đảo Duy Mộng (Drummond Island), Cồn Cát Nam (South Sand) và Hòn Tháp (Pyramid Rock). Đó là những bãi đá ngầm hoặc đảo nhỏ nửa chìm nửa nổi.
Các quan chức Trung Quốc cho biết đã bỏ ra một tuần để khảo sát và lựa chọn địa điểm đặt hải đăng, bảo đảm an toàn cho tàu bè qua lại, bởi vì những bãi đá, đảo nhỏ này không có trên bản đồ hàng hải và việc đặt hải đăng sẽ giúp đẩy mạnh giao thông hàng hải trong vùng
Các chuyên gia Trung Quốc không hề giấu diếm : Thực chất của kế hoạch này là Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền của mình tại vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974, lúc đó, do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý.
Theo ông Du Jifeng, chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn : « Ngọn hải đăng là biểu tượng cho chủ quyền của một nước trong vùng quần đảo ». Và Việt Nam khó có thể phản đối vì việc xây dựng hải đăng nhân danh hỗ trợ lưu thông hàng hải và các tàu bè dân sự được quyền hưởng sự hỗ trợ của các quốc gia trong vùng.
Trong khi đó, ông Shen Shishun, thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc, cho rằng, kế hoạch xây dựng hải đăng cho thấy Bắc Kinh có thêm một động thái cứng rắn trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông : « Từ lâu nay, công luận Trung Quốc vẫn kêu gọi chính phủ phải quyết đoán hơn trong các tranh chấp và họ chỉ trích Trung Quốc đã nhắm mắt làm ngơ để cho Việt Nam khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng biển có tranh chấp ».
Hôm qua, 07/08/2014, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang xác định thông tin Trung Quốc đo đạc khảo sát ở vùng quần đảo Hoàng Sa và nhắc lại lời tuyên bố theo công thức vốn vẫn được sử dụng từ lâu nay : « Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì vậy mọi hoạt động của Trung Quốc tiến hành tại hai hòn đảo này là bất hợp pháp và vô giá trị ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten