Phát biểu trước báo giới, bác sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết Ủy ban khẩn cấp « thống nhất nhận định các điều kiện của một vấn đề y tế toàn cầu hiện đã hội đủ », và để đối mặt với tình hình đang trở nên nghiêm trọng hiện nay, cần một « phản ứng quốc tế có phối hợp » để « ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Ebola trên thế giới ».
Dịch Ebola, còn gọi là dịch sốt xuất huyết Ebola, khiến gần 1.000 người thiệt mạng kể từ đầu năm nay, trên tổng số 1.700 trường hợp mắc bệnh. Theo Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, đây là dịch bệnh « nghiêm trọng nhất » trong vòng bốn thập niên. Đây là lần thứ ba WHO huy động một can thiệp khẩn cấp ở mức độ này. Lần đầu tiên là vào năm 2009 để đối phó với dịch cúm gia cầm Châu Á, và lần thứ hai là vào tháng 5/2014, để ngăn chặn dịch sốt bại liệt tại Cận Đông.
Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới không giới hạn giao thông hay thương mại quốc tế, nhưng kêu gọi nguyên thủ các nước bị dịch bệnh hoành hành « tuyên bố tình trạng khẩn cấp »và « thông báo trực tiếp với toàn thể dân cư » về tình trạng dịch bệnh. Theo Phó tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phụ trách dịch bệnh, bác sĩ Keiji Fukuda, thời gian cách ly 31 ngày là cần thiết đối với tất cả những ai nhiễm virus.
WHO cũng không yêu cầu cô lập bốn nước đang bị dịch (Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria), để không làm trầm trọng thêm tình trạng kinh tế của các nước này, nhưng yêu cầu kiểm soát chặt các cửa khẩu. Những ai có tiếp xúc với người bệnh, ngoài nhân viên y tế mang đồ bảo hộ, sẽ không được phép đi xa. Những người phục vụ trên các chuyến bay thương mại đến các quốc gia bị dịch bệnh phải trải qua một khóa đào tạo và nhận các thiết bị y tế để tự bảo vệ và bảo vệ hành khách của mình.
Hôm qua, Châu Âu nhận về một người đầu tiên nhiễm Ebola, một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha làm việc tại Liberia, ít giờ sau khi hai bệnh nhân trở về Hoa Kỳ. Mỹ tuyên bố nâng báo động y tế lên mức tối đa trước nguy cơ Ebola.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị WHO nhanh chóng cho phép điều trị thực nghiệm
Hiện tại, y tế thế giới hoàn toàn không có biện pháp điều trị nào đối với căn bệnh Ebola gây chết người hàng loạt. Trước nguy cơ đại dịch Ebola, nhiều tiếng nói trong giới chuyên gia đòi hỏi phải cho phép điều trị thực nghiệm với ZMapp (của hãng bào chế Hoa Kỳ Mapp Biopharmaceutical) trên các bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Đề nghị này được giáo sư người Bỉ Peter Piot, đồng phát hiện virus này vào năm 1976, khuyến nghị với Tổ chức Y tế Thế giới. Hôm thứ Tư, WHO tuyên bố sẽ tham khảo một nhóm chuyên gia về khả năng sử dụng điều trị thực nghiệm và những rào cản đạo lý y học.
Giáo sư Peter Piot cảnh báo « dịch bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tháng… cần tiếp thu bài học từ quá khứ... Một khi bệnh dịch qua đi, sẽ không còn các nỗ lực đầu tư cho việc nghiên cứu về các điều trị và vắc xin ». Giáo sư Peter Piot, vốn đứng đầu cơ quan Sida của Liên Hiệp Quốc, nhắc lại kinh nghiệm năm 1976, khi Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định muốn xây dựng một nhóm can thiệp quốc tế để ngăn chặn dịch bệnh này, nhưng rút cuộc dự định đã không được thực hiện. Vẫn theo bác sĩ Peter Piot, không thể trông đợi kiếm lời từ thuốc trị Ebola, « các dược phẩm phải được miễn phí, vì trong những lần tới dịch bệnh Ebola vẫn sẽ chỉ xảy ra tại các nước nghèo ».
Hôm qua, Cơ quan kiểm dược Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần các hạn chế đối với điều trị thực nghiệm của hãng Canada Tekmira, mang tên TKM-Ebola. Trị liệu với TKM-Ebola là mục tiêu của một hợp đồng 140 triệu đô la, mà hãng ký kết với Bộ Quốc phòng Mỹ.
Dịch Ebola, còn gọi là dịch sốt xuất huyết Ebola, khiến gần 1.000 người thiệt mạng kể từ đầu năm nay, trên tổng số 1.700 trường hợp mắc bệnh. Theo Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, đây là dịch bệnh « nghiêm trọng nhất » trong vòng bốn thập niên. Đây là lần thứ ba WHO huy động một can thiệp khẩn cấp ở mức độ này. Lần đầu tiên là vào năm 2009 để đối phó với dịch cúm gia cầm Châu Á, và lần thứ hai là vào tháng 5/2014, để ngăn chặn dịch sốt bại liệt tại Cận Đông.
Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới không giới hạn giao thông hay thương mại quốc tế, nhưng kêu gọi nguyên thủ các nước bị dịch bệnh hoành hành « tuyên bố tình trạng khẩn cấp »và « thông báo trực tiếp với toàn thể dân cư » về tình trạng dịch bệnh. Theo Phó tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phụ trách dịch bệnh, bác sĩ Keiji Fukuda, thời gian cách ly 31 ngày là cần thiết đối với tất cả những ai nhiễm virus.
WHO cũng không yêu cầu cô lập bốn nước đang bị dịch (Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria), để không làm trầm trọng thêm tình trạng kinh tế của các nước này, nhưng yêu cầu kiểm soát chặt các cửa khẩu. Những ai có tiếp xúc với người bệnh, ngoài nhân viên y tế mang đồ bảo hộ, sẽ không được phép đi xa. Những người phục vụ trên các chuyến bay thương mại đến các quốc gia bị dịch bệnh phải trải qua một khóa đào tạo và nhận các thiết bị y tế để tự bảo vệ và bảo vệ hành khách của mình.
Hôm qua, Châu Âu nhận về một người đầu tiên nhiễm Ebola, một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha làm việc tại Liberia, ít giờ sau khi hai bệnh nhân trở về Hoa Kỳ. Mỹ tuyên bố nâng báo động y tế lên mức tối đa trước nguy cơ Ebola.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị WHO nhanh chóng cho phép điều trị thực nghiệm
Hiện tại, y tế thế giới hoàn toàn không có biện pháp điều trị nào đối với căn bệnh Ebola gây chết người hàng loạt. Trước nguy cơ đại dịch Ebola, nhiều tiếng nói trong giới chuyên gia đòi hỏi phải cho phép điều trị thực nghiệm với ZMapp (của hãng bào chế Hoa Kỳ Mapp Biopharmaceutical) trên các bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Đề nghị này được giáo sư người Bỉ Peter Piot, đồng phát hiện virus này vào năm 1976, khuyến nghị với Tổ chức Y tế Thế giới. Hôm thứ Tư, WHO tuyên bố sẽ tham khảo một nhóm chuyên gia về khả năng sử dụng điều trị thực nghiệm và những rào cản đạo lý y học.
Giáo sư Peter Piot cảnh báo « dịch bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tháng… cần tiếp thu bài học từ quá khứ... Một khi bệnh dịch qua đi, sẽ không còn các nỗ lực đầu tư cho việc nghiên cứu về các điều trị và vắc xin ». Giáo sư Peter Piot, vốn đứng đầu cơ quan Sida của Liên Hiệp Quốc, nhắc lại kinh nghiệm năm 1976, khi Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định muốn xây dựng một nhóm can thiệp quốc tế để ngăn chặn dịch bệnh này, nhưng rút cuộc dự định đã không được thực hiện. Vẫn theo bác sĩ Peter Piot, không thể trông đợi kiếm lời từ thuốc trị Ebola, « các dược phẩm phải được miễn phí, vì trong những lần tới dịch bệnh Ebola vẫn sẽ chỉ xảy ra tại các nước nghèo ».
Hôm qua, Cơ quan kiểm dược Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần các hạn chế đối với điều trị thực nghiệm của hãng Canada Tekmira, mang tên TKM-Ebola. Trị liệu với TKM-Ebola là mục tiêu của một hợp đồng 140 triệu đô la, mà hãng ký kết với Bộ Quốc phòng Mỹ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten