Người Trung Quốc nghèo khổ, hình minh họa. |
Vụ Trung Quốc kéo giàn khoan hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là một ví dụ, nó đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ Việt Nam. Trung Quốc nên nhớ rằng trong những thập kỷ trước Chiến tranh Thế giới 2 họ đã từng bị xâm lược và tàn phá kinh tế dưới bàn tay Nhật Bản, và nay đến lượt chính Trung Quốc đã gây ra những phản ứng gay gắt từ láng giềng.
Nỗi ám ảnh, sợ hãi Nhật Bản từ thời chiến tranh đã trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, ngay cả khi quan hệ thương mại và đầu tư Trung - Nhật đã phát triển.
Có những điểm giống nhau giữa hành vi lịch sử chiến tranh của Nhật Bản trước đây và thái độ của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á về "tranh chấp lãnh thổ" hiện nay.
Đường lưỡi bò khét tiếng của Trung Quốc đòi "chủ quyền" ở Biển Đông không khác gì bản "21 Đòi hỏi" mà Nhật Bản đưa ra cho chính quyền Viên Thế Khải tại Trung Quốc năm 1915. Chủ trương khăng khăng đòi đàm phán tay đôi về Biển Đông với các nước láng giềng hiện nay nhằm tối đa hóa lợi thế nước lớn cho Trung Quốc cũng giống những nỗ lực của Tokyo nhằm cô lập Bắc Kinh về ngoại giao.
Nếu như các nhà tư tưởng Nhật Bản trước chiến tranh đã có phiên bản riêng của họ về một "học thuyết Monroe châu Á", thì các chiến lược gia Trung Quốc trong thế kỷ 21 tham vọng sẽ thay thế lực lượng hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương.
Trong khi Nhật Bản ngày nay đã trở thành một quốc gia hiện đại được trang bị "luật chơi phương Tây" thống trị châu Á thì giới chức Trung Quốc có khuynh hướng tranh luận về vai trò nước lớn của mình, như Ngoại trưởng Trung Quốc năm 2010 từng tuyên bố: "Trung Quốc là một nước lớn, và các nước khác là nước nhỏ, đó là là một thực tế."
Kết quả của một thái độ như vậy (của giới chức Bắc Kinh) đã làm bùng nổ chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, tìm cách đe dọa, từ đó có thể tăng nguy cơ tính toán sai lầm và thù địch (với láng giềng).
Giaoducvn
http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=768718
Geen opmerkingen:
Een reactie posten