EIIL gieo rắc kinh hoàng tại Trung Đông
Phe khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông tuyên bố khôi phục Vương quốc Hồi giáo bao trùm một vùng chồng lấn rộng lớn, đông bắc Syria và bắc Irak, là chủ đề thời sự nóng trên nhiều nhật báo Pháp. Le Figaro chạy tựa « Phe Djihad thiết lập vương triều Hồi giáo nằm chồng lấn giữa Irak và Syria ».
Tờ báo dành hẳn một trang báo lớn để nhận định và phân tích tình hình tại đây. Theo tờ báo thì quân nổi dậy Hồi giáo cực đoan sau khi đã chiếm được nhiều vùng theo hệ phái Sunni đang muốn mở rộng hơn nữa tầm ảnh hưởng của mình. Sự lớn mạnh của phe Hồi giáo cực đoan này đang đe dọa sự ổn định của nhiều quốc gia khác trong khu vực. Bài giải mã của tác giả Adrien Jaulmes còn cho rằng đây chính là « sự quay lại thời ‘vàng son’ mơ ước của những kẻ theo trào lưu Hồi giáo chính thống ». Sau 90 năm hủy bỏ, giờ đây một vương quốc Hồi giáo chính thức hình thành bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan Djihad. Đó cũng chính là ước mơ của Ben Laden. 13 năm sau vụ khủng bố tòa tháp đôi tại Mỹ hôm 11/09/2001.
Một quan điểm cũng được tờ nhật báo Công giáo La Croix đồng chia sẻ. Bài viết của Anne-Benedicte Hoffner còn tập trung giải thích « Thế nào là vương quốc Hồi giáo ? Vương quốc Hồi giáo bị hủy bỏ lúc nào ? và Tại sao EIIL lại khôi phục vương quốc này ? »
Libération dành đến 4 trang báo cho sự kiện này. Tờ báo mở đầu bằng bài phóng sự « lạnh người » thuật lại câu chuyện của Moushtaq, một tù nhân Irak, thuộc hệ phái Shia bị phe Djiahad hành quyết. Trước khi bị hành hình, anh ta còn kịp kể lại qua điện thoại cho anh em của mình nghe quân nổi dậy tiến lên như thế nào.
Bài xã luận « Khiếp hãi » của Liberation cho rằng « Câu chuyện bi thảm của Moushtaq xác nhận chiến thuật kinh hoàng do phe Djihd thực hiện từ nhiều tuần nay cũng như lối tuyên truyền gieo rắc khiếp sợ. Bởi vì không chỉ quốc gia Hồi giáo đó không phản đối hành động gây án của quân mình mà còn phô trương hành động đó trên các diễn đàn của phe Djihad, bằng cách trưng bày các đoạn video bẩn thỉu về các tù nhân dân sự sắp bị hành hình ».
Brazil 2014: người giàu Brazil thích xem bóng đá nhưng không biết cổ vũ
Nếu như chiến thắng của đội Pháp hôm qua trước đội Nigeria tràn ngập trên các mặt báo Pháp sáng nay, thì tờ Libération trong mục Góc nhìn từ São Paulo, có bài viết khá hay về các cổ động viên đội bóng Brazil. Theo tờ báo, « Tại các sân vận động, người giàu Brazil thiếu sự nhiệt tình dân tộc ».
Cúp bóng đá thế giới 2014 cho phép các cổ động viên khám phá đất nước và con người mà ở đó bóng đá là môn thể thao vua, nhưng đồng thời lại lộ rõ cho thấy sự phân hóa xã hội sâu sắc. Một bên là của « Black Blocs », những người biểu tình phản đối Cúp bóng đá Thế giới, và bên kia là « Yellow Blocs », những người có điều kiện tận hưởng các trận thi đấu.
Đến ngồi trên các khán đài cổ động cho đội nhà chỉ là những thành phần da trắng, thuộc khối «Yellow Blocs ». Nhìn lên khán đài chỉ toàn một màu da trắng, đến mức người ta có cảm tưởng là chỉ có người da trắng ở Brazil. Trong khi mà đến hơn phân nửa dân số lại là người da màu. Bởi vì chỉ có những người da trắng mới có đủ điều kiện để trả một chiếc vé đôi khi còn mắc hơn cả mức lương tối thiểu (tức khoảng 242 euro).
Tuy người da trắng có thể tận hưởng những giây phút tuyệt vời trên khán đài của Cúp bóng đá Thế giới, nhưng họ không phải là một công chúng tuyệt vời cho đội nhà, đến mức người ta phải gọi là « khủng hoảng trên khán đài ». Trong trận cầu với Mehicô, cổ động viên của đối thủ (Mêhicô) nhiệt thành đến mức người ta cứ tưởng Mêhicô đang thi đấu trên sân nhà.
Brazil 2014 lộ rõ nghịch lý tại đây. Cầm quyền 11 năm nay, chính quyền cánh tả tổ chức đã tổ chức một cúp bóng đá thế giới cho người giàu, Libération nhận định. Trong khi mà theo yêu cầu của cựu tổng thống Lula, FIFA đã chấp thuận nhường 300 ngàn xuất (chiếm 10% tổng số vé) với giá bình dân, tức (từ 10 đến 55 euro). Thậm chí FIFA còn cho 50000 xuất vé từ thiện Chương trình hỗ trợ những người nghèo khó Bolsa Familia.
Thay vì phải hâm nóng đội nhà, những cổ động viên giàu có đó chỉ biết luôn mồm nói rằng «Tôi là người Brazil, với cả niềm tự hào và cả trái tim » hay chỉ biết hát quốc ca. Vào những giây phút khó khăn, cần sự cổ vũ, họ chỉ hiết lặng thinh, biến đổi sắc mặt chỉ vì sợ thua. Tệ hại đến mức các nhà tài trợ phải tuyển một hoạt náo viên để hâm nóng cổ động viên trước mỗi trận đấu nhưng vẫn không thành công.
Phe khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông tuyên bố khôi phục Vương quốc Hồi giáo bao trùm một vùng chồng lấn rộng lớn, đông bắc Syria và bắc Irak, là chủ đề thời sự nóng trên nhiều nhật báo Pháp. Le Figaro chạy tựa « Phe Djihad thiết lập vương triều Hồi giáo nằm chồng lấn giữa Irak và Syria ».
Tờ báo dành hẳn một trang báo lớn để nhận định và phân tích tình hình tại đây. Theo tờ báo thì quân nổi dậy Hồi giáo cực đoan sau khi đã chiếm được nhiều vùng theo hệ phái Sunni đang muốn mở rộng hơn nữa tầm ảnh hưởng của mình. Sự lớn mạnh của phe Hồi giáo cực đoan này đang đe dọa sự ổn định của nhiều quốc gia khác trong khu vực. Bài giải mã của tác giả Adrien Jaulmes còn cho rằng đây chính là « sự quay lại thời ‘vàng son’ mơ ước của những kẻ theo trào lưu Hồi giáo chính thống ». Sau 90 năm hủy bỏ, giờ đây một vương quốc Hồi giáo chính thức hình thành bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan Djihad. Đó cũng chính là ước mơ của Ben Laden. 13 năm sau vụ khủng bố tòa tháp đôi tại Mỹ hôm 11/09/2001.
Một quan điểm cũng được tờ nhật báo Công giáo La Croix đồng chia sẻ. Bài viết của Anne-Benedicte Hoffner còn tập trung giải thích « Thế nào là vương quốc Hồi giáo ? Vương quốc Hồi giáo bị hủy bỏ lúc nào ? và Tại sao EIIL lại khôi phục vương quốc này ? »
Libération dành đến 4 trang báo cho sự kiện này. Tờ báo mở đầu bằng bài phóng sự « lạnh người » thuật lại câu chuyện của Moushtaq, một tù nhân Irak, thuộc hệ phái Shia bị phe Djiahad hành quyết. Trước khi bị hành hình, anh ta còn kịp kể lại qua điện thoại cho anh em của mình nghe quân nổi dậy tiến lên như thế nào.
Bài xã luận « Khiếp hãi » của Liberation cho rằng « Câu chuyện bi thảm của Moushtaq xác nhận chiến thuật kinh hoàng do phe Djihd thực hiện từ nhiều tuần nay cũng như lối tuyên truyền gieo rắc khiếp sợ. Bởi vì không chỉ quốc gia Hồi giáo đó không phản đối hành động gây án của quân mình mà còn phô trương hành động đó trên các diễn đàn của phe Djihad, bằng cách trưng bày các đoạn video bẩn thỉu về các tù nhân dân sự sắp bị hành hình ».
Brazil 2014: người giàu Brazil thích xem bóng đá nhưng không biết cổ vũ
Nếu như chiến thắng của đội Pháp hôm qua trước đội Nigeria tràn ngập trên các mặt báo Pháp sáng nay, thì tờ Libération trong mục Góc nhìn từ São Paulo, có bài viết khá hay về các cổ động viên đội bóng Brazil. Theo tờ báo, « Tại các sân vận động, người giàu Brazil thiếu sự nhiệt tình dân tộc ».
Cúp bóng đá thế giới 2014 cho phép các cổ động viên khám phá đất nước và con người mà ở đó bóng đá là môn thể thao vua, nhưng đồng thời lại lộ rõ cho thấy sự phân hóa xã hội sâu sắc. Một bên là của « Black Blocs », những người biểu tình phản đối Cúp bóng đá Thế giới, và bên kia là « Yellow Blocs », những người có điều kiện tận hưởng các trận thi đấu.
Đến ngồi trên các khán đài cổ động cho đội nhà chỉ là những thành phần da trắng, thuộc khối «Yellow Blocs ». Nhìn lên khán đài chỉ toàn một màu da trắng, đến mức người ta có cảm tưởng là chỉ có người da trắng ở Brazil. Trong khi mà đến hơn phân nửa dân số lại là người da màu. Bởi vì chỉ có những người da trắng mới có đủ điều kiện để trả một chiếc vé đôi khi còn mắc hơn cả mức lương tối thiểu (tức khoảng 242 euro).
Tuy người da trắng có thể tận hưởng những giây phút tuyệt vời trên khán đài của Cúp bóng đá Thế giới, nhưng họ không phải là một công chúng tuyệt vời cho đội nhà, đến mức người ta phải gọi là « khủng hoảng trên khán đài ». Trong trận cầu với Mehicô, cổ động viên của đối thủ (Mêhicô) nhiệt thành đến mức người ta cứ tưởng Mêhicô đang thi đấu trên sân nhà.
Brazil 2014 lộ rõ nghịch lý tại đây. Cầm quyền 11 năm nay, chính quyền cánh tả tổ chức đã tổ chức một cúp bóng đá thế giới cho người giàu, Libération nhận định. Trong khi mà theo yêu cầu của cựu tổng thống Lula, FIFA đã chấp thuận nhường 300 ngàn xuất (chiếm 10% tổng số vé) với giá bình dân, tức (từ 10 đến 55 euro). Thậm chí FIFA còn cho 50000 xuất vé từ thiện Chương trình hỗ trợ những người nghèo khó Bolsa Familia.
Thay vì phải hâm nóng đội nhà, những cổ động viên giàu có đó chỉ biết luôn mồm nói rằng «Tôi là người Brazil, với cả niềm tự hào và cả trái tim » hay chỉ biết hát quốc ca. Vào những giây phút khó khăn, cần sự cổ vũ, họ chỉ hiết lặng thinh, biến đổi sắc mặt chỉ vì sợ thua. Tệ hại đến mức các nhà tài trợ phải tuyển một hoạt náo viên để hâm nóng cổ động viên trước mỗi trận đấu nhưng vẫn không thành công.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten