dinsdag 3 juni 2014

Tên lửa siêu thanh: Mỹ có thể đối trọng với Trung Quốc?

Tên lửa siêu thanh: Mỹ có thể đối trọng với Trung Quốc?

By  
Font size: Decrease font Enlarge font
Việc TQ phóng thành công tên lửa siêu thanh WU-14 với vận tốc Mach 10 đã buộc Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách phát triển tên lửa siêu vượt âm.
Theo hãng tin Fox News ngày 30/5, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt khoản ngân sách trị giá 70,7 triệu USD để quân đội chế tạo tên lửa siêu thanh, vốn là một phần trong chương trình “Đòn tấn công chớp nhoáng”.
“Đòn tấn công chớp nhoáng” là một dự án phát triển vũ khí chiến lược đầy tham vọng của Mỹ nhằm mục đích chế tạo các loại vũ khí siêu tốc có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 30 phút.
Một báo cáo về đề xuất ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2015 của Hạ viện Mỹ đã công bố chi tiết về chương trình phát triển vũ khí siêu thanh nói trên, đồng thời cũng chỉ ra rằng Lầu Năm Góc đã chi quá ít cho việc chế tạo vũ khí siêu thanh trong bối cảnh Trung Quốc đã thử nghiệm thành công thiết bị siêu thanh mang tên lửa hạt nhân.
Máy bay B-52H mang theo tên lửa X-51A
Máy bay B-52H mang theo tên lửa X-51A
Washington coi các dự án siêu thanh là mục tiêu hàng đầu và đã chi ra 200 triệu USD trong năm tài khóa 2013 cho 3 chương trình thuộc dự án này, cũng như đã tiến hành một số chuyến bay thử nghiệm thiết bị siêu thanh.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ dường như như tỏ ra đuối sức trước Trung Quốc.
Theo đó trong khi Mỹ vẫn đang “vật lộn” với tên lửa X-51A (vận tốc Mach 5,1) thì người Trung Quốc đã có thử nghiệm thành công với thiết bị mang tên lửa siêu thanh có tên WU-14, bay ở vận tốc Mach 10, theo trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ).
Trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 5/2013 trên Thái Bình Dương, tên lửa X-51A của Mỹ được phóng đi từ máy bay B-52H ở độ cao 15.240 m gần căn cứ không quân Edwards ở California. Ban đầu tên lửa có tốc độ 4,8M (5.098 km/h), sau đó đạt tới tốc độ 5,1 Mach.
Trong hành trình bay kéo dài 6 phút, tên lửa X-51A Waverider đã đạt đến tốc độ 5,1 Mach, tương đương 5.417 km/h. Sau khi vượt qua khoảng cách 426 km, tên lửa đã tự hủy.
Đây là hành trình bay dài nhất mà tên lửa X-51A từng thực hiện trong số các lần thử nghiệm cũng như là hành trình bay dài nhất của các tên lửa siêu thanh. Không quân Mỹ đánh giá cuộc thử nghiệm đã hoàn toàn thành công.
Ông Darryl Davis, một quan chức của hãng Boeing nói: “Cuộc thử nghiệm đối với loại động cơ phản lực tính siêu âm này là thành tựu mang tính lịch sử mà phải mất rất nhiều năm mới thành công. Cuộc thử nghiệm này cũng chứng tỏ công nghệ đang được hoàn thiện đã mở ra cánh cửa để ứng dụng thực tiễn cũng như tăng cường hệ thống phòng thủ và tiếp cận không gian vũ trụ một cách ít tốn kém hơn”.
Đồ họa vũ khí WU-14 của Trung Quốc.
Đồ họa vũ khí WU-14 của Trung Quốc.
Với người Mỹ, thành tích này mang tính lịch sử nhưng nó còn kém xa với thiết bị WU-14 của Trung Quốc được thử nghiệm thành công vào ngày 9/1/2014, thông tin này được mạng quân sự Sina (Trung Quốc) cho biết.
Thành công này của WU-14 được nhà phân tích quân sự J Michael Cole trong một bài viết đăng trên Tạp chí National Interest có (trụ sở Washington) cho rằng: “Trong vòng một phút hoặc một giờ đồng hồ bạn có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của cuộc chiến chỉ với một loại vũ khí duy nhất”.
Ông này còn nói thêm rằng hiện nay các tên lửa hành trình thông thường của Mỹ phải mất 80 phút sau khi bắn ra từ các tàu chiến ở biển Ả Rập mới có thể tấn công được vào căn cứ của các phần tử khủng bố Al-Qaeda nằm sâu trong đất liền Afghanistan.
Các tên lửa siêu thanh chỉ có thể thực hiện hành trình ở vận tốc trung bình với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và tấn công vào mục tiêu định trước trong vòng 12 phút.
Quân đội Mỹ đã chi khá nhiều tiền cũng như thời gian cho việc nghiên cứu và phát triển hệ thống vũ khí tấn công chiến lược tiếp theo này của mình, nhưng không phải riêng Mỹ mới có mối quan tâm đến loại vũ khí này.
Ông Cole nói rằng các quốc gia khác nhau bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang phát triển các chương tình đầu đạn hạt nhân siêu thanh của riêng mình để có khả năng đáp trả lại nước Mỹ.
Đi đầu trong đó là Trung Quốc, khi nước này đã đã thử nghiệm thành công một loại vũ khí siêu vượt âm của riêng mình vào hôm 9/1, hệ thống vũ khí mới được biết tới với cái tên là WU-14. Theo Howard McKeon, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ thì mẫu vũ khí trên là một mối đe dọa lớn đến an ninh của nước Mỹ.

http://www.datviet.com/quoc-phong/146743-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-si%C3%AAu-thanh-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C4%91%E1%BB%91i-tr%E1%BB%8Dng-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c.html#.U42nPHJ_vD4

vũ khí đầu đạn hạt nhân của mỹ đã tuyên bố thành công đầu đạn hạt nhân march 20 rồi nhưng vẫn chưa trình làng vì là bí mật, khi thế giới chưa bước qua march 6 thì mỹ không trình làng nên người ta không thấy không tin. mỹ chơi trò chơi từ từ kinh tế bằng dẫn đầu với march 5. còn TC thì march 4 chưa bước qua thì làm gì có march 10. chẳng ai tin cả

Hồi năm 2010, Mỹ đã thử nghiệm Lockheed HTV-2, một loại khí cụ bay tương tự có khả năng bay với vận tốc lên đến Mach 20 rồi. Bọn Tàu khựa còn đang thèm muốn S-400 của thằng Nga Xô, nó bắn tên lửa Mach 20 đó là ghép như phim kiếm hiệp của Tàu mà thằng sư tổ nó là Kim Dung đấy. Người còn bay hơn chim chứ nói gì đầu đạn!


Trung Quoc du`ng luc da?y gi de? co the da?y duoc ten lua di voi van toc Mach 10? trong khi van chua san xuat duoc do^ng co? cho may bay the he thu 4. Day chi la tro` cho?i chinh tri cua ca'c chinh tri gia o? Capitol Hill and Pentagon muh thoi. Vu khi cua Hoa Ky di truoc Nga it nhat la 20 nam (F22 & B-2), co`n Trung Quoc thi kho^ng can phai no'i boi vi ho khong co kien thuc can ba?n nen rat kho tien xa trong linh vuc khoa hoc. (only copycat).

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten