Sự kiện vương triều Tây Ban Nha đổi ngôi đã gây chú ý của dư luận báo chí từ khi Vua Juan Carlos quyết định thoái vị nhường ngai vàng cho con trai cách đây hôm 2/6 vừa qua sau 39 năm trị vị vương triều. Đặc biệt là sự kiện thoái vị và tuyền ngôi cho con của Vua Juan Carlos diễn ra trong lúc nền quân chủ Tây Ban Nha đang trải qua những sóng gió chưa từng có, lòng tin của dân chúng với vương triều giảm sút nghiêm trọng.
Nếu như La Croix chạy tựa bài báo : « Felipe VI, vị vua để củng cố nền quân chủ Tây Ban Nha » , thì nhật báo Les Echos tinh tế nhìn rộng hơn qua hàng tựa : « Một vị tân vương để đem lại lòng tin cho Tây Ban Nha ».
Les Ehos nhận định : « Trong một đất nước chìm ngập trong thất nghiệp với tỷ lệ 26%, đang rúng động vì những vụ việc tham nhũng liên quan đến gia đình nhà Vua và làm huỷ hoại tầng lớp chính trị .... thông báo thoái vị hôm mùng 2/6 vừa rồi của nhà vua Juan Carlos đã hé mở ra một sự thay đổi thế hệ. Giới quan sát ở Tây Ban Nha đánh giá sự kiện đó như một trận động đất. « Người ta có cảm giác đây là một sự thay đổi chu kỳ. Cánh cửa đã hé mở nhưng người ta chưa biết biết sẽ mở ra đâu ».
Theo Les Echos, không phải ngẫu nhiên mà quyết định thoái vị của Vua Juan Carlos xuất hiện đúng vào lúc cuộc khủng hoảng lòng tin của dân chúng Tây Ban Nha đối với Hoàng gia lên cao nhất.
Nhưng xa hơn với chuyện cải thiện hình ảnh của Vương triều , « việc đăng quang của tân Vương còn có thể được dùng như một tấm gương và khích lệ những thay đổi trong các thể chế khác », theo như nhận định của nghị sĩ đảng Xã hội Juan Moscono được tờ báo trích dẫn.
Tuy nhiên, Les Echos nhận thấy sứ mệnh hàng đầu của tân Vương Tây Ban Nha là đánh bóng lại hình ảnh và uy tín của Vương Triều, lấy lại lòng tin của dân chúng vào chế độ quân chủ Tây Ban Nha.
Trở qua với trang báo La Croix, tờ báo phác hoạ một chân dung mới của vị Vua mới đăng quang, hoàn toàn đối lập tính cách với cha mình, nay đã trở thành cựu Vương.
Tờ báo dẫn nhận xét của nhà báo, nhà văn Pilar Urbano, tác giả của nhiều cuốn sách viết về hoàng gia Tây Ban Nha : « Sự thông minh của Juan Carlos không phải của một người trí thức. Ông ta không học gì từ sách vở. Ông cũng không phải là người thích đọc sách chỉ ham mê săn bắn, máy ảnh, máy bay và động cơ. Ông rất khác với con trai mình. Filipe thích đọc sách trong khi cha mình thích xem đấu bò tót, Filipe thì không hề thích ».
La Croix nhận thấy Felipe là một người được dạy dỗ từ khi ra đời để trở thành quân vương. Từ năm 1985 đến 1988, ông đã theo học trường quân sự qua các khoá học của ba quân chủng, hải lục không quân. Ông cũng đã tốt nghiệp đại học luật ở trong nước và hoàn thành xuất sắc các khoá học ở nước ngoài. Vị « hoàng tử được chuẩn bị kỹ nhất », như báo chí Tây Ban Nha vẫn gọi, liệu có có tỳ vết gì không ? Chưa có gì chắc chắn và chỉ có tương lai mới trả lời được câu hỏi này.
Ukraina : Chủ động ngừng chiến để tìm kiếm hoà bình
Nhìn sang tình hình tại Ukraina. Nhật báo Libération có bài : "Ukraina : Nhằm tới ngừng bắn". Theo bài báo thì tổng thống Ukraina Porochenko đang chuẩn bị ra lệnh đơn phương ngừng bắn, chấm dứt xung đột ở các vùng miền đông và ông cũng hy vọng có được sự ủng hộ của tổng thống Nga Putin.
Libération nhận thấy, đúng hai tuần kể từ sau cuộc gặp giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraina Petro Porochenko hôm mùng 6/6 tại Normandie, Pháp bên lề lễ kỷ niệm ngày quân đồng minh đổ bộ, đến giờ tình hình ở các vùng miền đông Ukraina hầu như không có gì nhúc nhắc gì.
Một hy vọng mới vừa loé lên khi hôm thứ Tư tuần này, lãnh đạo chính quyền Ukraina thông báo sắp sửa đơn phương ra lệnh ngừng bắn đối với các đơn vị quân chính phủ đang tiến hành chiến dịch dẹp quân nổi dậy thân Nga ở miền đông. Thông báo trên được đưa ra sau cuộc điện đàm của ông Porochenko với tổng thống Nga.
Lệnh ngừng bắn này được thực thi trong khuôn khổ một kế hoạch hoà bình mới của tân tổng thống Ukraina. Bản kế hoạch này đã được trình bày hôm đầu tuần tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng họp tại Kiev. Ông Porochenko tuyên bố hôm qua (18/6) : « Kế hoạch hoà bình được bắt đầu với lệnh đơn phương ngừng bắn của tôi ». Đồng thời ông cũng nhấn mạnh hy vọng nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của « tất cả các bên » can dự vào cuộc xung đột.
Libération nhắc lại, riêng từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự của quân đội Ukraina tại các vùng miền đông hôm 13/4 đến nay đã có 325 người trong đó có 125 quân nhân của chính phủ bị thiệt mạng. Mặc dù vậy miền đông vẫn trong xung đột.
Lời hứa ngừng bắn được đưa ra đúng vào lúc Nga quyết định cắt nguồn khí đốt cung cấp cho Ukraina và một vụ tấn công làm thiệt hại nặng đường ống dẫn khí đốt qua Ukraina ở miền trung nước này. Tiếp đó lại xảy vụ hai phóng viên truyền hình Nga bị thiệt mạng tại Lougansk. Trong vụ này Matxcơva nghi ngờ bàn tay sát hại của các phần tử cực hữu bài Nga. Trong bối cảnh như vậy, kế hoạch hoà bình của Ukraina khó mà có thể thành hiện thực.
Vẫn liên quan đến tuyên bố chuẩn bị ngừng bắn của tổng thống Ukraina, Le Figaro có bài nhận định : « Phạm vi hành động hẹp của Porochenko ». Theo Le Figaro, « giữa một bên là công luận trong nước đang đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng tình hình miền đông và một bên là quân nổi dậy không chịu hạ vũ khí, phạm vi hành động của ông Porochenko quá hẹp ».
Irak cầu cứu quân Mỹ tham chiến ngăn chặn đội quân thánh chiến
Một điểm nóng chiến sự khác đang thu hút chú ý của các báo đó là tình hình tại Irak đang trở nên nghiêm trọng hơn với cuộc tiến quân của lực lượng thánh chiến Hồi giáo Suinit chống chính quyền Bagdad mang tên Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông ( EIIL).
Nhật báo Libération ghi nhận « Hết khả năng chế ngự EIIL, Bagdad kêu cứu Mỹ ». Liberation cho biết, do liên tục bị thất bại trước các cuộc tấn công chớp nhoáng của lực lượng thánh chiến, hôm qua Bộ trưởng Ngoại giao Irak tuyên bố « Irak đã chính thức đề nghị sự trợ giúp của Washington thẻo tinh thần hiệp định an ninh giữa hai nước để tiến hành các đợt không kích vào những nhóm khủng bố ».
Trước lúc chính quyền Irak phát đi lời kêu cứu với Hoa Kỳ, các đội quân của EIIL đã chiếm thêm ba ngôi làng mới ở phía bắc Bagdad và tiếp tục tiến quân về thủ đô. Chính phủ Irak lúc này đang phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài mới có thể ngăn được đường tiến của quân đội thánh chiến Hồi giáo, nhưng sự yểm trợ quân sự có được đáp ứng hay thực hiện như thế nào thì vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Pháp chuẩn bị ra luật về năng lượng
Có thể thấy hầu hết các báo Pháp hôm nay quan tâm nhiều đến những cải cách đang diễn ra trong nước. Sự kiện được chú ý nhiều đó là ngày hôm bà Ségolène Royal, Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng giới thiệu những nét chính một dự luật đặt trọng tâm vào thực hiện tiết kiệm năng lượng. Ưu tiên tăng trưởng khu vực kinh tế xanh để giảm tỷ trọng năng lượng hạt nhân.
Nhật báo Công giáo La Croix chạy tựa lớn trến trang nhất : « Nước Pháp khởi sự lột xác năng lượng ». Tờ báo kinh tế Les Echos chạy tựa lớn trên trang nhất « Những điều sẽ thay đổi với luật Royal». Theo tờ báo, dự luật mà bà Bộ trưởng Ségolène Royal trình bày hôm qua là một « văn kiện nhằm mục đích đến năm 2025 giảm 50% tỷ trọng năng lượng hạt nhân nhưng cũng thận trọng né tránh đến vấn đề nhạy cảm là làm cách nào để đạt được mục tiêu đó ».
Trong bài phỏng vấn trên Le Monde, nhân vật chính của dự luật bà Ségolène Royal nói dự luật này là phải được coi như là « giai đoạn quyết định đầu tiên để hình thành một mô hình phát triển mới. Văn bản dự luật này liên quan đến toàn bộ Nhà nước, các doanh nghiệp, chính quyền các địa phương và cả các công dân Pháp mà mục tiêu là để thực hiện thành công quá trình chuyển tiếp năng lượng, một đòn bẩy chủ yếu để thoát khỏi khủng hoảng ».
Nhìn chung dự luật Royal đã được dư luận báo chí đón nhận một cách khá tích cực, tuy vẫn còn tồn câu hỏi lớn : Pháp sẽ phải làm gì với ngành năng lượng hạt nhân trong tương lai ?
Nếu như La Croix chạy tựa bài báo : « Felipe VI, vị vua để củng cố nền quân chủ Tây Ban Nha » , thì nhật báo Les Echos tinh tế nhìn rộng hơn qua hàng tựa : « Một vị tân vương để đem lại lòng tin cho Tây Ban Nha ».
Les Ehos nhận định : « Trong một đất nước chìm ngập trong thất nghiệp với tỷ lệ 26%, đang rúng động vì những vụ việc tham nhũng liên quan đến gia đình nhà Vua và làm huỷ hoại tầng lớp chính trị .... thông báo thoái vị hôm mùng 2/6 vừa rồi của nhà vua Juan Carlos đã hé mở ra một sự thay đổi thế hệ. Giới quan sát ở Tây Ban Nha đánh giá sự kiện đó như một trận động đất. « Người ta có cảm giác đây là một sự thay đổi chu kỳ. Cánh cửa đã hé mở nhưng người ta chưa biết biết sẽ mở ra đâu ».
Theo Les Echos, không phải ngẫu nhiên mà quyết định thoái vị của Vua Juan Carlos xuất hiện đúng vào lúc cuộc khủng hoảng lòng tin của dân chúng Tây Ban Nha đối với Hoàng gia lên cao nhất.
Nhưng xa hơn với chuyện cải thiện hình ảnh của Vương triều , « việc đăng quang của tân Vương còn có thể được dùng như một tấm gương và khích lệ những thay đổi trong các thể chế khác », theo như nhận định của nghị sĩ đảng Xã hội Juan Moscono được tờ báo trích dẫn.
Tuy nhiên, Les Echos nhận thấy sứ mệnh hàng đầu của tân Vương Tây Ban Nha là đánh bóng lại hình ảnh và uy tín của Vương Triều, lấy lại lòng tin của dân chúng vào chế độ quân chủ Tây Ban Nha.
Trở qua với trang báo La Croix, tờ báo phác hoạ một chân dung mới của vị Vua mới đăng quang, hoàn toàn đối lập tính cách với cha mình, nay đã trở thành cựu Vương.
Tờ báo dẫn nhận xét của nhà báo, nhà văn Pilar Urbano, tác giả của nhiều cuốn sách viết về hoàng gia Tây Ban Nha : « Sự thông minh của Juan Carlos không phải của một người trí thức. Ông ta không học gì từ sách vở. Ông cũng không phải là người thích đọc sách chỉ ham mê săn bắn, máy ảnh, máy bay và động cơ. Ông rất khác với con trai mình. Filipe thích đọc sách trong khi cha mình thích xem đấu bò tót, Filipe thì không hề thích ».
La Croix nhận thấy Felipe là một người được dạy dỗ từ khi ra đời để trở thành quân vương. Từ năm 1985 đến 1988, ông đã theo học trường quân sự qua các khoá học của ba quân chủng, hải lục không quân. Ông cũng đã tốt nghiệp đại học luật ở trong nước và hoàn thành xuất sắc các khoá học ở nước ngoài. Vị « hoàng tử được chuẩn bị kỹ nhất », như báo chí Tây Ban Nha vẫn gọi, liệu có có tỳ vết gì không ? Chưa có gì chắc chắn và chỉ có tương lai mới trả lời được câu hỏi này.
Ukraina : Chủ động ngừng chiến để tìm kiếm hoà bình
Nhìn sang tình hình tại Ukraina. Nhật báo Libération có bài : "Ukraina : Nhằm tới ngừng bắn". Theo bài báo thì tổng thống Ukraina Porochenko đang chuẩn bị ra lệnh đơn phương ngừng bắn, chấm dứt xung đột ở các vùng miền đông và ông cũng hy vọng có được sự ủng hộ của tổng thống Nga Putin.
Libération nhận thấy, đúng hai tuần kể từ sau cuộc gặp giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraina Petro Porochenko hôm mùng 6/6 tại Normandie, Pháp bên lề lễ kỷ niệm ngày quân đồng minh đổ bộ, đến giờ tình hình ở các vùng miền đông Ukraina hầu như không có gì nhúc nhắc gì.
Một hy vọng mới vừa loé lên khi hôm thứ Tư tuần này, lãnh đạo chính quyền Ukraina thông báo sắp sửa đơn phương ra lệnh ngừng bắn đối với các đơn vị quân chính phủ đang tiến hành chiến dịch dẹp quân nổi dậy thân Nga ở miền đông. Thông báo trên được đưa ra sau cuộc điện đàm của ông Porochenko với tổng thống Nga.
Lệnh ngừng bắn này được thực thi trong khuôn khổ một kế hoạch hoà bình mới của tân tổng thống Ukraina. Bản kế hoạch này đã được trình bày hôm đầu tuần tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng họp tại Kiev. Ông Porochenko tuyên bố hôm qua (18/6) : « Kế hoạch hoà bình được bắt đầu với lệnh đơn phương ngừng bắn của tôi ». Đồng thời ông cũng nhấn mạnh hy vọng nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của « tất cả các bên » can dự vào cuộc xung đột.
Libération nhắc lại, riêng từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự của quân đội Ukraina tại các vùng miền đông hôm 13/4 đến nay đã có 325 người trong đó có 125 quân nhân của chính phủ bị thiệt mạng. Mặc dù vậy miền đông vẫn trong xung đột.
Lời hứa ngừng bắn được đưa ra đúng vào lúc Nga quyết định cắt nguồn khí đốt cung cấp cho Ukraina và một vụ tấn công làm thiệt hại nặng đường ống dẫn khí đốt qua Ukraina ở miền trung nước này. Tiếp đó lại xảy vụ hai phóng viên truyền hình Nga bị thiệt mạng tại Lougansk. Trong vụ này Matxcơva nghi ngờ bàn tay sát hại của các phần tử cực hữu bài Nga. Trong bối cảnh như vậy, kế hoạch hoà bình của Ukraina khó mà có thể thành hiện thực.
Vẫn liên quan đến tuyên bố chuẩn bị ngừng bắn của tổng thống Ukraina, Le Figaro có bài nhận định : « Phạm vi hành động hẹp của Porochenko ». Theo Le Figaro, « giữa một bên là công luận trong nước đang đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng tình hình miền đông và một bên là quân nổi dậy không chịu hạ vũ khí, phạm vi hành động của ông Porochenko quá hẹp ».
Irak cầu cứu quân Mỹ tham chiến ngăn chặn đội quân thánh chiến
Một điểm nóng chiến sự khác đang thu hút chú ý của các báo đó là tình hình tại Irak đang trở nên nghiêm trọng hơn với cuộc tiến quân của lực lượng thánh chiến Hồi giáo Suinit chống chính quyền Bagdad mang tên Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông ( EIIL).
Nhật báo Libération ghi nhận « Hết khả năng chế ngự EIIL, Bagdad kêu cứu Mỹ ». Liberation cho biết, do liên tục bị thất bại trước các cuộc tấn công chớp nhoáng của lực lượng thánh chiến, hôm qua Bộ trưởng Ngoại giao Irak tuyên bố « Irak đã chính thức đề nghị sự trợ giúp của Washington thẻo tinh thần hiệp định an ninh giữa hai nước để tiến hành các đợt không kích vào những nhóm khủng bố ».
Trước lúc chính quyền Irak phát đi lời kêu cứu với Hoa Kỳ, các đội quân của EIIL đã chiếm thêm ba ngôi làng mới ở phía bắc Bagdad và tiếp tục tiến quân về thủ đô. Chính phủ Irak lúc này đang phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài mới có thể ngăn được đường tiến của quân đội thánh chiến Hồi giáo, nhưng sự yểm trợ quân sự có được đáp ứng hay thực hiện như thế nào thì vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Pháp chuẩn bị ra luật về năng lượng
Có thể thấy hầu hết các báo Pháp hôm nay quan tâm nhiều đến những cải cách đang diễn ra trong nước. Sự kiện được chú ý nhiều đó là ngày hôm bà Ségolène Royal, Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng giới thiệu những nét chính một dự luật đặt trọng tâm vào thực hiện tiết kiệm năng lượng. Ưu tiên tăng trưởng khu vực kinh tế xanh để giảm tỷ trọng năng lượng hạt nhân.
Nhật báo Công giáo La Croix chạy tựa lớn trến trang nhất : « Nước Pháp khởi sự lột xác năng lượng ». Tờ báo kinh tế Les Echos chạy tựa lớn trên trang nhất « Những điều sẽ thay đổi với luật Royal». Theo tờ báo, dự luật mà bà Bộ trưởng Ségolène Royal trình bày hôm qua là một « văn kiện nhằm mục đích đến năm 2025 giảm 50% tỷ trọng năng lượng hạt nhân nhưng cũng thận trọng né tránh đến vấn đề nhạy cảm là làm cách nào để đạt được mục tiêu đó ».
Trong bài phỏng vấn trên Le Monde, nhân vật chính của dự luật bà Ségolène Royal nói dự luật này là phải được coi như là « giai đoạn quyết định đầu tiên để hình thành một mô hình phát triển mới. Văn bản dự luật này liên quan đến toàn bộ Nhà nước, các doanh nghiệp, chính quyền các địa phương và cả các công dân Pháp mà mục tiêu là để thực hiện thành công quá trình chuyển tiếp năng lượng, một đòn bẩy chủ yếu để thoát khỏi khủng hoảng ».
Nhìn chung dự luật Royal đã được dư luận báo chí đón nhận một cách khá tích cực, tuy vẫn còn tồn câu hỏi lớn : Pháp sẽ phải làm gì với ngành năng lượng hạt nhân trong tương lai ?
Geen opmerkingen:
Een reactie posten