Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Arnaud Montebourg thông báo Paris chọn hợp tác với GE trong một số điều kiện. Thứ nhất là chính phủ Pháp kiểm soát 20 % vốn của Alstom một khi tập đoàn này được bán lại cho cho General Electric của Mỹ. Đây là một hình thức để nhà nước Pháp vẫn có khả năng can thiệp vào một lĩnh vực được coi là thuộc về « an ninh » quốc gia.
Thứ hai là một sự hợp tác 50-50 giữa Alstom và GE trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Điều kiện thứ ba là General Electric cam kết tạo thêm khoảng 1000 việc làm tại Pháp trong vòng 3 năm sắp tới. Sau cùng, một cách tượng trưng, GE đồng ý đặt trụ sở của Alstom tại Pháp để quản lý 4 nhánh hoạt động khác nhau trong ngành năng lượng.
Giải thích về lý do chọn GE thay vì cặp bài trùng Siemens của Đức và Mitsubishi của Nhật Bản, Bộ trưởng Kinh tế Pháp viện lý do là nếu bán lại Alstom cho Siemens, Paris sẽ vi phạm luật cạnh tranh của châu Âu. Trên thực tế một số nhà bình luận cho rằng, Siemens và Alstom có một mô hình hoạt động quá giống nhau, Paris lo ngại, một khi thâu tóm được Alstom, Siemens sẽ sa thải nhân viên làm việc cho tập đoàn Pháp.
Thứ hai là một sự hợp tác 50-50 giữa Alstom và GE trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Điều kiện thứ ba là General Electric cam kết tạo thêm khoảng 1000 việc làm tại Pháp trong vòng 3 năm sắp tới. Sau cùng, một cách tượng trưng, GE đồng ý đặt trụ sở của Alstom tại Pháp để quản lý 4 nhánh hoạt động khác nhau trong ngành năng lượng.
Giải thích về lý do chọn GE thay vì cặp bài trùng Siemens của Đức và Mitsubishi của Nhật Bản, Bộ trưởng Kinh tế Pháp viện lý do là nếu bán lại Alstom cho Siemens, Paris sẽ vi phạm luật cạnh tranh của châu Âu. Trên thực tế một số nhà bình luận cho rằng, Siemens và Alstom có một mô hình hoạt động quá giống nhau, Paris lo ngại, một khi thâu tóm được Alstom, Siemens sẽ sa thải nhân viên làm việc cho tập đoàn Pháp.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten