vrijdag 13 juni 2014

Mỹ không sợ tên lửa Trung Quốc

Thứ ba, 15/2/2011 | 17:49 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Mỹ không sợ tên lửa Trung Quốc

Hải quân Mỹ sẽ không thay đổi chiến lược ở Thái Bình Dương dù Trung Quốc mới phát triển một loại tên lửa công phá tàu sân bay, tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ cho biết. 
Trung Quốc 'sắp triển khai' tên lửa phá tàu sân bay
Sức mạnh quân sự mới của Trung Quốc
Giới phân tích quốc phòng nhận định tên lửa Dong Feng 21D - biểu tượng cho sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc - có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh ở châu Á Thái Bình Dương.
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ở biển Hoa Đông đầu năm nay. Ảnh: Xinhua.
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ở biển Hoa Đông đầu năm nay. Ảnh: Xinhua.
Tuy nhiên, Phó đô đốc Scott van Buskirk, Tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, khẳng định loại vũ khí mới của Trung Quốc không thể gây tổn thương tới tàu sân bay - báu vật của Hải quân Mỹ.
"Đấy không phải gót chân Achillé của tàu sân bay hay Hải quân của chúng tôi. Nó chỉ là một loại vũ khí, một loại công nghệ mới xuất hiện", AP trích dẫn lời của van Buskirk trả lời phỏng vấn trên tàu USS George Washington - hàng không mẫu hạm duy nhất đóng tại Tây Thái Bình Dương.
Tên lửa DF 21D được cho là có khả năng xuyên qua hàng rào bảo vệ của một mục tiêu di chuyển - như USS George Washington - với độ chính xác tuyệt đối. Điều này phức tạp tới mức Liên Xô từng bỏ cuộc trong dự án phát triển tên lửa loại này.
DF 21D có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ của tàu sân bay do tốc độ phóng của nó quá lớn khiến đối phương khó có thể chuẩn bị phòng chống. Việc này làm yếu đi nghiêm trọng khả năng của Washington trên đại dương cũng như làm giảm đi độ an toàn của tàu Mỹ trong vùng biển quốc tế gần biên giới trên biển của Trung Quốc, một số chuyên gia nhận định.
Van Buskirk chỉ huy hạm đội hoạt động phần lớn ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với 60-70 con tàu và 40.000 thủy thủ cùng lính thủy đánh bộ. Ông cho rằng khả năng của tên lửa Trung Quốc vẫn chưa được khẳng định song thừa nhận nó cũng khiến Mỹ lo ngại. "Chúng tôi cố gắng theo dõi những vũ khí mới", ông nói.
Việc phát triển tên lửa diễn ra trong khi Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết liệt ở vùng biển quanh họ và các vùng biển tranh chấp. Cuối năm ngoái, Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra tranh cãi ngoại giao liên quan tới một loạt hòn đảo mà cả hai bên đều khẳng định chủ quyền ở vùng biển Hoa Đông, khu vực mà tàu Mỹ thường xuyên qua lại.
Hồi tháng 4, Trung Quốc điều một đội gồm 10 tàu chiến qua eo biển Miyaho, gần Okinawa. Giới phân tích cho rằng đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm dằn mặt Nhật và Mỹ và thể hiện sức mạnh của họ trên biển.
Đồng thời, Trung Quốc cũng tỏ ra không hài lòng về các hoạt động của tàu Mỹ ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, cho rằng chúng gây mối lo ngại an ninh tới Bắc Kinh.
Tuy nhiên, van Buskirk cho biết Hải quân Mỹ không có ý định thay đổi sứ mệnh của họ trước những mối đe dọa mới này và sẽ tiếp tục hoạt động ở vùng biển quanh Nhật, Hàn Quốc, Philippines và bất cứ đâu họ thấy cần thiết. "Chúng tôi không thay đổi các hoạt động này chỉ bởi vì một công nghệ nhất định", ông nói trong cuộc phỏng vấn tuần trước. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cẩn thận theo dõi và điều chỉnh".
Tàu sân bay USS George Washington, ngôi sao của hải quân Mỹ. Ảnh: AP.
Tàu sân bay USS George Washington, ngôi sao của hải quân Mỹ. Ảnh: AP.
Washington ngày càng tỏ ra cảnh giác trước việc Trung Quốc phát triển tên lửa nhanh không ngờ. Hơn thế nữa, Trung Quốc đang phát triển máy bay tàng hình có thể hỗ trợ hải quân của họ trong các xung đột tiềm năng và hy vọng triển khai tàu sân bay đầu tiên của họ vào thập kỷ tới. Trước khi thăm Bắc Kinh tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết ông lo ngại về tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Tên lửa này được coi là một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc nhằm chặn tàu và máy bay của Mỹ tiến vào vùng biển quanh họ. Chiến lược gồm có việc đan chéo các hệ thống phòng không, hải quân như tàu ngầm và tên lửa đạn đạo tân tiến.
Trong trường hợp khả dĩ nhất, DF 21D có thể được phóng từ mặt đất xuyên qua hàng phòng thủ của tàu sân bay đang di chuyển với khoảng cách hơn 1.500 km.
Hải Ninh

Geen opmerkingen:

Een reactie posten