maandag 2 juni 2014

Dân chúng Hồng Kông tuần hành tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn

Dân chúng Hồng Kông tuần hành tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn
Sunday, June 01, 2014 5:09:51 PM 





HỒNG KÔNG (AP) - Hàng ngàn người tuần hành qua đường phố Hồng Kông hôm Chủ Nhật để tưởng niệm cuộc thảm sát đẫm máu trong vụ đàn áp biểu tình của sinh viên ở Thiên An Môn tại Bắc Kinh, chỉ ít ngày trước dịp kỷ niệm thứ 25 ngày xảy ra biến cố này.



Dân Hồng Kông tuần hành tưởng niệm Thiên An Môn. (Hình: AP Photo/Vincent Yu)

Người biểu tình xuất phát từ một công viên lớn và tiến tới tòa nhà chính phủ, trong khi một nhóm khác kéo tới nơi đặt phái bộ liên lạc của chính quyền trung ương ở lục địa.

Họ nêu lại đòi hỏi từ nhiều năm nay là Ðảng Cộng Sản Trung Quốc phải hủy bỏ sự cáo buộc chính thức về cuộc biểu tình, vốn kết thúc bằng cuộc đàn áp dã man tối ngày 4 Tháng Sáu năm 1989, là “bạo loạn phản cách mạng.”

Một người biểu tình mặc áo hóa trang có hình chiếc xe tăng để nhắc lại hình ảnh của người đàn ông không vũ trang can đảm đối đầu đoàn xe thiết giáp và được chụp hình phổ biến khắp thế giới.

Hai mươi lăm năm sau đó, Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra các chi tiết chính thức về vụ đàn áp, khiến hàng trăm hay có thể tới hàng ngàn người thiệt mạng. Vụ Thiên An Môn hiện vẫn còn là một đề tài cấm kỵ ở Trung Quốc.

Cảnh sát nói có khoảng 1,900 người tham gia cuộc tuần hành hôm Chủ Nhật, trong khi phía ban tổ chức nói có 3,000 người tham dự.

Cuộc tuần hành này là để khởi đầu cho buổi thắp nến vào tối ngày Thứ Tư để tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn. Con số tham dự thường lên tới hàng chục ngàn mấy năm trước đây, có thể sẽ cao hơn trong năm nay vì là kỷ niệm 25 năm. (V.Giang)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=189131&zoneid=5#.U4xKMXJ_vD4

Kỷ niệm 25 năm phong trào Thiên An Môn

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2014/05/140530_china_tiananmen_25yrs_pix.shtml


Sang đến ngày mùng 5, quân đội đã giành kiểm soát toàn bộ Bắc Kinh - nhưng cho tới lúc này họ mới thực sự chứng kiến một sự phản ứng dữ dội đến thế. Vẫn chưa rõ số mệnh của người đàn ông không vũ trang đứng chặn đoàn xe tăng trên Đại lộ Trường An tiến về phía quảng trường.


Trước chuyến thăm của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, hàng trăm sinh viên tuyệt thực vô thời hạn ở Thiên An Môn, yêu cầuTrung Quốc cải tổ chính trị. Họ cáo buộc chính quyền thất bại trong việc hồi đáp yêu cầu đối thoại của họ. Sự kiện trên thu hút ủng hộ rộng rãi của quần chúng.


Phong trào biểu tình lan ra năm thành phố lớn ở Trung Quốc trong đợt đấu tranh dân chủ chưa từng có từ 40 năm Đảng Cộng sản cầm quyền. Vụ việc cũng xảy ra cùng lúc với đợt kỷ niệm 70 năm phong trào 04/05, một phong trào của giới trí thức muốn xây dựng Trung Quốc lớn mạnh hơn. Nhưng trong một cuộc gặp với các ngân hàng châu Á, ông Triệu Tử Dương từng cho rằng các cuộc biểu tình sẽ dần dần lắng xuống.
Ngoài Đại lễ đường Nhân dân tại quảng trường Thiên An Môn đã diễn ra lễ tang Hồ Diệu Bang. Hàng chục ngàn người vẫn tụ tập bất chấp cảnh cáo từ chính quyền Bắc Kinh. Họ còn đòi Thủ tướng Lý Bằng ra đối thoại nhưng bị từ chối.
Số người kéo về quảng trường Thiên An Môn và đường phố Bắc Kinh tăng lên tới hàng nghìn và người dân, công nhân, sinh viên ở nhiều thành phố khác trên cả nước cũng xuống đường.
Mùa xuân năm 1989, hơn một triệu sinh viên và công nhân Trung Quốc đã đóng chiếm quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để mở màn cho phong trào phản đối lớn nhất trong lịch sử nước Trung Quốc cộng sản. Sáu tuần đấu tranh đã bị dập tắt trong cuộc đàn áp đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4 tháng 6/1989.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten