VN bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng
Cập nhật: 12:39 GMT - thứ sáu, 23 tháng 5, 2014
Việt Nam nói Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền với vùng biển đảo của Việt Nam.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải, nói như vậy tại cuộc họp báo quốc tế hôm 23/5 ở Hà Nội.
Chủ đề liên quan
Những ngày vừa qua, giới ngoại giao và học giả Trung Quốc đã nhắc lại Công hàm 1958, nói đó là bằng chứng Việt Nam thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy vậy, ông Hải nói khi văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.
“Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý,” theo ông Hải.
Ông Hải nhấn mạnh Trung Quốc “không có bất cứ chứng lý nào” chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo.
Tại cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng dẫn ra chi tiết, theo đó, ngày 24/9/1975, khi trao đổi với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn, ông Đặng Tiểu Bình - Phó Thủ tướng Trung Quốc thời đó – “đã nêu rõ việc Trung Quốc có vi phạm dẫn đến tranh chấp chủ quyền với Việt Nam,” theo tường thuật của báo Dân Trí.
Lập trường của Trung Quốc hiện nay là chỉ công nhận có tranh chấp tại quần đảo Trường Sa.
Tàu quân sự
Tại cuộc họp báo ngày 23/5, Việt Nam cũng bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc nói rằng Việt Nam gửi tàu quân sự ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981.
Ông Ngô Ngọc Thu, đại diện Cảnh sát Biển Việt Nam, nói chính Trung Quốc đã gửi tàu chiến ra biển.
“Tàu chiến của Trung Quốc có 5 loại, chúng tôi đã ghi được số hiệu, thông báo với phía Trung Quốc.”
“Một tàu có bệ pháo, 72.000 tấn, chở được rất nhiều quân. Có cả tàu tên lửa, một tàu tuần tiễu ngầm… Đó hoàn toàn là tàu của Trung Quốc, Việt Nam không điều tàu quân sự ở khu vực," ông Thu khẳng định.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập khả năng sử dụng biện pháp pháp lý để kiện Trung Quốc.
Trả lời về khả năng này, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao, nói việc sử dụng biện pháp hòa bình bao gồm “sử dụng cơ quan tài phán quốc tế”.
“Chúng tôi, với tư cách cơ quan tham mưu, có nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng mọi biện pháp,” bà nói.
Được hỏi liệu Việt Nam đã “hết kiên nhẫn” mặc dù có 16 chữ vàng với Trung Quốc, ông Trần Duy Hải trả lời “chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được”.
“Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng,” ông Hải nhấn mạnh.
Ông Hải phủ nhận thông tin trên mạng internet nói quân đội Trung Quốc đưa quân, xe tăng đến gần biên giới Việt Nam.
“Xin khẳng định hoạt động giao thương ở biên giới vẫn diễn ra bình thường.”
“Trong cuộc gặp hai thứ trưởng Bộ Ngoại giao vừa qua, hai bên đã thống nhất không sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết bất đồng.”
Tại cuộc họp báo, Việt Nam cũng nhắc lại con số chính thức của Việt Nam, theo đó, trong các vụ bạo loạn vừa qua, có hai người quốc tịch Trung Quốc thiệt mạng ở Hà Tĩnh, và một người Trung Quốc chết ở Bình Dương.
Thêm về tin này
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140523_vietnam_noi_ve_congham_pvdong.shtml
VN bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng
“...Khi văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa... Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa... Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý...” - Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải.
*
BBC - Việt Nam nói Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền với vùng biển đảo của Việt Nam.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải, nói như vậy tại cuộc họp báo quốc tế hôm 23/5 ở Hà Nội.
Những ngày vừa qua, giới ngoại giao và học giả Trung Quốc đã nhắc lại Công hàm 1958, nói đó là bằng chứng Việt Nam thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy vậy, ông Hải nói khi văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.
“Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý,” theo ông Hải.
Ông Hải nhấn mạnh Trung Quốc “không có bất cứ chứng lý nào” chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo.
Tại cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng dẫn ra chi tiết, theo đó, ngày 24/9/1975, khi trao đổi với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn, ông Đặng Tiểu Bình - Phó Thủ tướng Trung Quốc thời đó - “đã nêu rõ việc Trung Quốc có vi phạm dẫn đến tranh chấp chủ quyền với Việt Nam,” theo tường thuật của báo Dân Trí.
Lập trường của Trung Quốc hiện nay là chỉ công nhận có tranh chấp tại quần đảo Trường Sa.
Tàu quân sự
Tại cuộc họp báo ngày 23/5, Việt Nam cũng bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc nói rằng Việt Nam gửi tàu quân sự ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981.
Ông Ngô Ngọc Thu, đại diện Cảnh sát Biển Việt Nam, nói chính Trung Quốc đã gửi tàu chiến ra biển.
“Tàu chiến của Trung Quốc có 5 loại,
chúng tôi đã ghi được số hiệu, thông báo với phía Trung Quốc.”
“Một tàu có bệ pháo, 72.000 tấn, chở được rất nhiều quân. Có cả tàu tên lửa, một tàu tuần tiễu ngầm… Đó hoàn toàn là tàu của Trung Quốc, Việt Nam không điều tàu quân sự ở khu vực," ông Thu khẳng định.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập khả năng sử dụng biện pháp pháp lý để kiện Trung Quốc.
Trả lời về khả năng này, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao, nói việc sử dụng biện pháp hòa bình bao gồm “sử dụng cơ quan tài phán quốc tế”.
“Chúng tôi, với tư cách cơ quan tham mưu, có nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng mọi biện pháp,” bà nói.
Được hỏi liệu Việt Nam đã “hết kiên nhẫn” mặc dù có 16 chữ vàng với Trung Quốc, ông Trần Duy Hải trả lời “chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được”.
“Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng,” ông Hải nhấn mạnh.
Ông Hải phủ nhận thông tin trên mạng internet nói quân đội Trung Quốc đưa quân, xe tăng đến gần biên giới Việt Nam.
“Xin khẳng định hoạt động giao thương ở biên giới vẫn diễn ra bình thường.”
“Trong cuộc gặp hai thứ trưởng Bộ Ngoại giao vừa qua, hai bên đã thống nhất không sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết bất đồng.”
Tại cuộc họp báo, Việt Nam cũng nhắc lại con số chính thức của Việt Nam, theo đó, trong các vụ bạo loạn vừa qua, có hai người quốc tịch Trung Quốc thiệt mạng ở Hà Tĩnh, và một người Trung Quốc chết ở Bình Dương.
http://danlambaovn.blogspot.nl/2014/05/vn-bac-bo-cong-ham-pham-van-ong.html
Thứ bảy 24 Tháng Năm 2014
Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị
Sau nhiều năm im lặng, mãi đến những năm gần đây, chính quyền Việt Nam mới lên tiếng giải thích về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, nhưng lần đầu tiên, Hà Nội vừa chính thức tuyên bố công hàm đó là vô giá trị, tức là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng, mà nhiều người gọi là « công hàm bán nước », đã được đưa ra trong bối cảnh như thế nào ? Ngày 04/09/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam).
Sau đó, ngày 14/09/1958, Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành” tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.
Từ đó cho đến nay, đối với Bắc Kinh, bức công hàm nói trên của Thủ tướng Việt Nam là đồng nghĩa với việc Hà Nội thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thật ra, từ lâu, nhiều chuyên gia đã phân tích rõ là công hàm Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị nào về mặt pháp lý trên vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, bởi một lý do đơn giản là hai quần đảo này vào thời đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Trong bài báo ngày 20/07/2011, tờ Đại Đoàn Kết cũng đã công nhận rằng vào thời điểm năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa “tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa” và chính phủ này “đã liên tục thực thi” chủ quyền trên hai quần đảo đó và đặc biệt đã quyết liệt chống trả sự xâm lược của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn nữa, vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền trên hai quần đảo này.
Nhưng đó chỉ mới là ý kiến của một tờ báo chính thức, được đăng tải vào lúc đó để xoa dịu dư luận, không chỉ đang phẫn nộ về những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn rất bất bình trước hành động đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc. Nay, trong bối cảnh Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, lần đầu tiên chính phủ Hà Nội chính thức tuyên bố công hàm đó là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, 23/05/2014 ( lần thứ ba kể từ đầu vụ giàn khoan HD-981 ), phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải đã nhắc lại lập luận rằng công hàm ( mà ông gọi là công thư ) Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi lẽ hai quần đảo này lúc đó nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, được Pháp giao lại vào năm 1956, phù hợp với Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc có tham gia.
Việt Nam đã phải chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị trong bối cảnh mà chính phủ Hà Nội đang cố vận động sự ủng hộ của quốc tế bằng cách nêu rõ những cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hà Nội cũng đang xem xét việc khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao, cho biết, với tư cách thành viên của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam có quyền sử dụng tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mình.
Sau đó, ngày 14/09/1958, Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm ghi rõ: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành” tuyên bố nói trên của chính phủ Trung Quốc và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.
Từ đó cho đến nay, đối với Bắc Kinh, bức công hàm nói trên của Thủ tướng Việt Nam là đồng nghĩa với việc Hà Nội thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thật ra, từ lâu, nhiều chuyên gia đã phân tích rõ là công hàm Phạm Văn Đồng chẳng có giá trị nào về mặt pháp lý trên vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, bởi một lý do đơn giản là hai quần đảo này vào thời đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Trong bài báo ngày 20/07/2011, tờ Đại Đoàn Kết cũng đã công nhận rằng vào thời điểm năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa “tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa” và chính phủ này “đã liên tục thực thi” chủ quyền trên hai quần đảo đó và đặc biệt đã quyết liệt chống trả sự xâm lược của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Hơn nữa, vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền trên hai quần đảo này.
Nhưng đó chỉ mới là ý kiến của một tờ báo chính thức, được đăng tải vào lúc đó để xoa dịu dư luận, không chỉ đang phẫn nộ về những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn rất bất bình trước hành động đàn áp người biểu tình phản đối Trung Quốc. Nay, trong bối cảnh Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, lần đầu tiên chính phủ Hà Nội chính thức tuyên bố công hàm đó là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, 23/05/2014 ( lần thứ ba kể từ đầu vụ giàn khoan HD-981 ), phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải đã nhắc lại lập luận rằng công hàm ( mà ông gọi là công thư ) Phạm Văn Đồng không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi lẽ hai quần đảo này lúc đó nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa, được Pháp giao lại vào năm 1956, phù hợp với Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc có tham gia.
Việt Nam đã phải chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị trong bối cảnh mà chính phủ Hà Nội đang cố vận động sự ủng hộ của quốc tế bằng cách nêu rõ những cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hà Nội cũng đang xem xét việc khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Trong cuộc họp báo quốc tế hôm qua, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao, cho biết, với tư cách thành viên của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam có quyền sử dụng tất cả các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mình.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140524-viet-nam-chinh-thuc-tuyen-bo-cong-ham-pham-van-dong-la-vo-gia-tri
Geen opmerkingen:
Een reactie posten