Tập Cận Bình quay lại với uy quyền Thiên tử
Liên quan đến châu Á, bài viết của thông tín viên nhật báo kinh tế Les Echos mang tựa đề « Tập Cận Bình quay lại với uy quyền Thiên tử » nhận định, quan niệm về quyền lực của người đứng đầu Trung Quốc có gốc rễ từ thời Trung Hoa xa xưa. Trên đỉnh cao quyền lực ngày càng mong manh cả về tài chính lẫn đạo đức, là triều thần và một quân vương ngự trị.
Tờ báo nêu ra một nghịch lý. Một mặt, chính quyền trung ương Bắc Kinh tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng với quy mô chưa từng thấy, không ngần ngại tấn công vào những nhân vật tên tuổi của chế độ. Mặt khác, khuôn mặt biểu tượng cho phong trào chống tham nhũng là Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) vừa bị tòa phúc thẩm y án bốn năm tù giam. Bắc Kinh đã hóa rồ chăng, khi vừa kiên quyết chống tham nhũng nhưng lại vừa bỏ tù một nhân vật có thể hỗ trợ cho cuộc chiến của mình ?
Theo Les Echos, điều có vẻ là mâu thuẫn này thực ra chính là quan niệm về quyền lực của Tập Cận Bình, một quan niệm bắt rễ từ nước Trung Hoa cổ xưa. Trên đỉnh tháp quyền lực, hoàng đế Trung Hoa chính là « Thiên tử », chiếu chỉ của vua cũng là mệnh lệnh của trời.
Với chính sách ngày càng tỏ ra cứng rắn, Bắc Kinh đã chọn lựa thái độ : không chấp nhận đối trọng. Nếu phương Tây chủ trương tư pháp độc lập với chính quyền, thì cách diễn đạt của Bắc Kinh lại khác hẳn : chính người đứng đầu bộ máy Nhà nước là quan tòa, là người phán xử. Tuy cố trưng ra một bộ mặt hiện đại hơn, tỏ ra gần dân như sự kiện Tập Cận Bình thân chinh đi mua bánh bao tại một quán bình dân, nhưng các nhà đấu tranh chống tham nhũng đã phải trả giá đắt cho một bài học. Đó là không có việc đảm bảo mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, mà chỉ « Thiên tử » mới có quyền ra tay lập lại trật tự.
TAGS: BLOGGER - FACEBOOK - INTERNET - KIỂM DUYỆT - NGA - PHÁP LUẬT - QUỐC TẾ - THÔNG TIN - TỰ DO - VLADIMIR PUTIN- XÃ HỘI - ĐÀN ÁP - ĐIỂM BÁO
Liên quan đến châu Á, bài viết của thông tín viên nhật báo kinh tế Les Echos mang tựa đề « Tập Cận Bình quay lại với uy quyền Thiên tử » nhận định, quan niệm về quyền lực của người đứng đầu Trung Quốc có gốc rễ từ thời Trung Hoa xa xưa. Trên đỉnh cao quyền lực ngày càng mong manh cả về tài chính lẫn đạo đức, là triều thần và một quân vương ngự trị.
Tờ báo nêu ra một nghịch lý. Một mặt, chính quyền trung ương Bắc Kinh tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng với quy mô chưa từng thấy, không ngần ngại tấn công vào những nhân vật tên tuổi của chế độ. Mặt khác, khuôn mặt biểu tượng cho phong trào chống tham nhũng là Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) vừa bị tòa phúc thẩm y án bốn năm tù giam. Bắc Kinh đã hóa rồ chăng, khi vừa kiên quyết chống tham nhũng nhưng lại vừa bỏ tù một nhân vật có thể hỗ trợ cho cuộc chiến của mình ?
Theo Les Echos, điều có vẻ là mâu thuẫn này thực ra chính là quan niệm về quyền lực của Tập Cận Bình, một quan niệm bắt rễ từ nước Trung Hoa cổ xưa. Trên đỉnh tháp quyền lực, hoàng đế Trung Hoa chính là « Thiên tử », chiếu chỉ của vua cũng là mệnh lệnh của trời.
Với chính sách ngày càng tỏ ra cứng rắn, Bắc Kinh đã chọn lựa thái độ : không chấp nhận đối trọng. Nếu phương Tây chủ trương tư pháp độc lập với chính quyền, thì cách diễn đạt của Bắc Kinh lại khác hẳn : chính người đứng đầu bộ máy Nhà nước là quan tòa, là người phán xử. Tuy cố trưng ra một bộ mặt hiện đại hơn, tỏ ra gần dân như sự kiện Tập Cận Bình thân chinh đi mua bánh bao tại một quán bình dân, nhưng các nhà đấu tranh chống tham nhũng đã phải trả giá đắt cho một bài học. Đó là không có việc đảm bảo mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, mà chỉ « Thiên tử » mới có quyền ra tay lập lại trật tự.
TAGS: BLOGGER - FACEBOOK - INTERNET - KIỂM DUYỆT - NGA - PHÁP LUẬT - QUỐC TẾ - THÔNG TIN - TỰ DO - VLADIMIR PUTIN- XÃ HỘI - ĐÀN ÁP - ĐIỂM BÁO
Geen opmerkingen:
Een reactie posten