Như đã biết, hiệp định TPP là do Hoa Kỳ khởi xướng và sẽ quy tụ nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, nhưng lại không có sự tham gia của Trung Quốc. Theo hãng tin AFP, hôm qua, 29/04/2014, một quan chức bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã đề nghị một « nhóm làm việc » để nghiên cứu tính khả thi của dự án « Hiệp định tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương ( FTAAP )». Đề nghị này được đưa ra trước một cuộc họp vào tháng tới tại Trung Quốc giữa các bộ trưởng Thương mại tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC.
Quan chức Trung Quốc nói trên khẳng định là dự án FTAAP đã được các lãnh đạo APEC đưa ra từ năm 2006 và hiệp định do Bắc Kinh đề nghị « không có gì mâu thuẫn » với các hiệp định tự do mậu dịch khác đang được thảo luận trong khu vực. Nhưng rõ ràng đây là một hiệp định cạnh tranh với TPP. Hiệp định này do Hoa Kỳ chủ xướng và hiện có 12 quốc gia đang tham gia đàm phán, trong đó có Nhật, Úc, Malaysia, Việt Nam...và một khi hình thành khối TPP sẽ chiếm 40% GDP toàn cầu.
Vào tháng 10 năm ngoái, trong một cuộc họp của diễn đàn APEC tại Indonesia, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố, Bắc Kinh sẽ thiết lập một khuôn khổ hợp tác khu vực xuyên Thái Bình Dương « có lợi cho tất các các bên ». Báo chí Trung Quốc lúc ấy đã xem tuyên bố của ông Tập Cận Bình là một lời chỉ trích ngầm dự án hiệp định TPP, vì hiệp định này loại trừ Trung Quốc, nay là nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới.
Theo lời quan chức bộ Thương mại Trung Quốc, đề nghị của Bắc Kinh về hiệp định tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương đã được nhiều nước thành viên diễn đàn APEC đón nhận « rất tích cực », nhưng không nói rõ đó là những nước nào. Hiện tại, Trung Quốc và Indonesia, một quốc gia khác cũng không nằm trong TPP, đang đàm phán về một hiệp định tự do mậu dịch khác bao gồm 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Dự án hiệp định FTAAP có thể sẽ được phát triển dựa trên hiệp định này.
Đề nghị của Trung Quốc được đưa ra đúng vào lúc các cuộc đàm phán về hiệp định TPP đang gặp trắc trở, chủ yếu là do lập trường của Nhật Bản. Cho tới nay, Tokyo vẫn dứt khoát không chấp nhận mở cửa thị trường cho các mặt hàng đường, gạo, lúa mì, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, thịt bò, heo và sản phẩm chế biến từ sữa.
Sau chuyến công du châu Á vừa qua của Tổng thống Obama, một quan chức cao cấp của Mỹ khẳng định đã có bước « đột phá », nhưng phó thủ tướng Nhật lại nói rằng hai nước sẽ không thể đạt đến thỏa thuận trước mùa thu năm nay và trước cuộc bầu cử giữa kỳ tại Hoa Kỳ.
Như vậy, với án dự hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương cạnh tranh với TPP, Trung Quốc đang mở ra một mặt trận kinh tế ở khu vực này để đối đầu với Hoa Kỳ, trong bối cảnh Washington đang cố thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á.
Quan chức Trung Quốc nói trên khẳng định là dự án FTAAP đã được các lãnh đạo APEC đưa ra từ năm 2006 và hiệp định do Bắc Kinh đề nghị « không có gì mâu thuẫn » với các hiệp định tự do mậu dịch khác đang được thảo luận trong khu vực. Nhưng rõ ràng đây là một hiệp định cạnh tranh với TPP. Hiệp định này do Hoa Kỳ chủ xướng và hiện có 12 quốc gia đang tham gia đàm phán, trong đó có Nhật, Úc, Malaysia, Việt Nam...và một khi hình thành khối TPP sẽ chiếm 40% GDP toàn cầu.
Vào tháng 10 năm ngoái, trong một cuộc họp của diễn đàn APEC tại Indonesia, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố, Bắc Kinh sẽ thiết lập một khuôn khổ hợp tác khu vực xuyên Thái Bình Dương « có lợi cho tất các các bên ». Báo chí Trung Quốc lúc ấy đã xem tuyên bố của ông Tập Cận Bình là một lời chỉ trích ngầm dự án hiệp định TPP, vì hiệp định này loại trừ Trung Quốc, nay là nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới.
Theo lời quan chức bộ Thương mại Trung Quốc, đề nghị của Bắc Kinh về hiệp định tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương đã được nhiều nước thành viên diễn đàn APEC đón nhận « rất tích cực », nhưng không nói rõ đó là những nước nào. Hiện tại, Trung Quốc và Indonesia, một quốc gia khác cũng không nằm trong TPP, đang đàm phán về một hiệp định tự do mậu dịch khác bao gồm 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Dự án hiệp định FTAAP có thể sẽ được phát triển dựa trên hiệp định này.
Đề nghị của Trung Quốc được đưa ra đúng vào lúc các cuộc đàm phán về hiệp định TPP đang gặp trắc trở, chủ yếu là do lập trường của Nhật Bản. Cho tới nay, Tokyo vẫn dứt khoát không chấp nhận mở cửa thị trường cho các mặt hàng đường, gạo, lúa mì, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, thịt bò, heo và sản phẩm chế biến từ sữa.
Sau chuyến công du châu Á vừa qua của Tổng thống Obama, một quan chức cao cấp của Mỹ khẳng định đã có bước « đột phá », nhưng phó thủ tướng Nhật lại nói rằng hai nước sẽ không thể đạt đến thỏa thuận trước mùa thu năm nay và trước cuộc bầu cử giữa kỳ tại Hoa Kỳ.
Như vậy, với án dự hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương cạnh tranh với TPP, Trung Quốc đang mở ra một mặt trận kinh tế ở khu vực này để đối đầu với Hoa Kỳ, trong bối cảnh Washington đang cố thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten