donderdag 1 mei 2014

Sách giáo khoa về ngày 30/4 và Hoàng Sa

năng quản lý của Việt Nam, không chỉ là khả năng quản lý, mà còn thiết lập những mốc giới chủ quyền trên biển, trên đảo,
"Không phải chỉ có Trung Quốc mà kể cả Đài Loan rồi một số nước khác, cũng trong điều kiện như vậy, cũng có lấy một số ít, một số đảo, nhất là những đảo nửa nổi, nửa chìm, nhất là những đảo xa cái tầm Việt Nam có thể có điều kiện, kinh tế lúc đó rất là khó khăn nên cũng chưa thể xây dựng được bia chủ quyền,
"Nhiều anh bắt đầu nhảy vào vì người ta thấy được vị trí của những quần đảo này về mặt quân sự, về mặt chính trị, về mặt kinh tế, nhiều nước cũng nghĩ tới cái đó và trong số đó, có lẽ Trung Quốc là nước nhanh tay hơn, tôi nghĩ đấy là một vấn đề khác mà chúng ta đang đặt ra,
"Đối với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng tất cả những gì mà họ có thể lợi dụng, để có sự giải thích nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, tức là ý đồ của Trung Quốc ở trên Biển Đông, cũng như đối với hai quần đảo này (Hoàng Sa và Trường Sa), Trung Quốc đều đã làm"
PGS. TS. Vũ Quang Hiển
"Thế còn khái niệm các học giả có bàn đến nói là 'thống nhất về cơ bản, tôi nghĩ cũng có lý của người ta, cũng có cái hợp lý, bởi vì rõ ràng là cũng có những phần mà chưa lấy được, có những phần chưa giải phóng một cách triệt để, hoàn toàn được...
"Tôi nghĩ rằng cũng không nên quá máy móc ở cái chữ là đã thống nhất được đất nước về mặt lãnh thổ, khái niệm thống nhất về mặt lãnh thổ là để nhằm nói lên cuộc đấu tranh hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, đi đến thống nhất đất nước và lãnh thổ..."
"Thế còn các học giả bên ngoài có bàn đến là chưa 'triệt để', thì tôi nghĩ là người ta có cái lý đúng của người ta..."

'Sự bất ngờ'

Trước câu hỏi, liệu lãnh đạo chính quyền ở miền Bắc Việt Nam khi đó có bao giờ đặt ra mục tiêu lấy lại Hoàng Sa đang ở trong tay Trung Quốc hay không, bên cạnh việc nhắm mục tiêu tấn công Sài Gòn, nhà sử học nói:
"Thực ra, trong tính toàn để giải phóng hoàn toàn miền Nam và kể cả các đảo ngoài biển, Trường Sa thì Việt Nam thấy rất rõ rồi, thế nhưng việc Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa là một sự bất ngờ đối với Việt Nam, trong điều kiện cụ thể lúc bấy giờ,
Biểu tình về Biển đảo ở Việt Nam
39 năm sau sự kiện 30/4, có người VN vẫn nghĩ phải 'đòi lại Hoàng Sa'
"Nhất là đã có những thỏa thuận đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ vào năm 1972, mà Việt Nam cũng không biết được đầy đủ những việc đó, hơn nữa lại đang tập trung vào việc cốt yếu, việc chính, là xóa bỏ chủ nghĩa thực dân ở miền Nam...
"Cho nên, tôi chưa có đủ tư liệu để khẳng định tư duy chiến lược lúc bấy giờ cụ thể là như thế nào, cho nên (chính quyền Hà Nội) chưa có phản ứng gay gắt đối với Trung Quốc, nhưng dù sao lúc bấy giờ Trung Quốc là một trong những nước giúp đỡ cho Việt Nam,
"Và tôi nghĩ ở thời điểm đó, những người lãnh đạo Việt Nam có thể hiểu lầm rằng Trung Quốc giải phóng giúp mình nhiều hơn là Trung Quốc chiếm đảo này của Việt Nam."
"Nhưng riêng vấn đề Hoàng Sa, lúc bấy giờ phản ứng của Việt Nam là không rõ nét, cũng chưa có cơ sở, tư liệu nào để thấy rằng là có phản ứng như thế nào, tư duy chính trị lúc đó là như thế nào về vấn đề đó"
Nhà sử học khẳng định thêm: "Khả năng tư duy lúc bấy giờ là như vậy..., nếu như biết Trung Quốc đánh chiếm cái đảo đó, thì vấn đề nó sẽ khác đi, nhưng có thể tôi cho đây là một giả thuyết thôi, cho nên phản ứng của phía chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ là nó không rõ nét, và nó không tích cực,
"Nhưng trong tư duy chiến lược giải phóng miền Nam thì có giải phóng các quần đảo ngoài biển, cho nên là khi có cơ hội, đã giải phóng quần đảo Trường Sa chúng ta đều đã biết,
"Nhưng riêng vấn đề Hoàng Sa, lúc bấy giờ phản ứng của Việt Nam là không rõ nét, cũng chưa có cơ sở, tư liệu nào để thấy rằng là có phản ứng như thế nào, tư duy chính trị lúc đó là như thế nào về vấn đề đó,
"Nhưng tôi cho có một giả thuyết được đặt ra là những nhà lãnh đạo lúc bấy giờ hiểu nhầm Trung Quốc lúc bấy giờ, trong quan hệ với Việt Nam, có thể họ, trong quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc có cải thiện, việc Trung Quốc có làm những việc nào chăng nữa, là cũng giúp Việt Nam nhiều hơn, chứ không hiểu đầy đủ rằng Trung Quốc sau khi lấy Hoàng Sa, thì họ nhận cái đó là thuộc chủ quyền của họ."
Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển là chuyên gia về lịch sử Đảng, về đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Đại học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/140430_vn_textbook_30april.shtml

Geen opmerkingen:

Een reactie posten