Từ Jordani, Giáo hoàng Phanxicô tới thẳng Bethlehem – nơi ra đời của Chúa Giê Su, một thánh địa đối với người Thiên chúa giáo - bằng trực thăng, không qua ngả Israel. Tại Bethléem, đặc phái viên của RFI mô tả người đứng đầu Vatican đã « không lưỡng lự ôm hôn Tổng thống Palestine. Một cử chỉ nói lên rất nhiều ».
Người đứng đầu Giáo hội Công giáo đã có bài phát biểu cổ vũ cho hòa bình giữa hai quốc gia láng giềng Palestine và Israel. Trong bài diễn văn, Giáo hoàng Phanxicô khẳng định ông muốn đến với « những người đang phải chịu nhiều đau khổ nhất tại khu vực ». Giáo hoàng yêu cầu các lãnh đạo chính trị, cả phía Palestine, lẫn Israel, hãy hành động « dũng cảm » để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng chục năm nay. Người lãnh đạo Công giáo kêu gọi Israel và Palestine công nhận « quyền cùng tồn tại và được hưởng nền hòa bình của nhau, và an ninh của mỗi quốc gia bên trong đường biên giới được quốc tế công nhận ».
Trước khi rời Bethlehem tới Israel, Giáo hoàng hối thúc hai Nhà nước « chấm dứt mọi ý đồ đi ngược lại thiện chí hòa bình ». Khi rời khỏi dinh Tổng thống Palestine, Giáo hoàng Phanxicô đã gây ngạc nhiên khi ông bất ngờ dừng chân cạnh bức tường dài phân chia hai nước. Ông đã chạm tay vào bức tường và cầu nguyện. Trả lời báo giới sau thánh lễ do Giáo hoàng Phanxicô cử hành tại Bethlehem, một chủng sinh cho biết việc Giáo hoàng tới bên bức tường chia cắt là « một thông điệp rất mạnh », « thật là ấn tượng khi Ngài đã chạm vào bức tường này và cầu nguyện để nó mất đi, và đó cũng là điều tôi hy vọng ».
Giáo hoàng Phanxicô cũng gây một ngạc nhiên thứ hai, khi ông mời hai Tổng thống Israel và Palestine, Mahmoud Abbas và Shimon Peres, có một « cuộc cầu nguyện chung » vì hòa bình. Bài giảng của Giáo hoàng tại Bethléem đặc biệt nhấn mạnh đến quyền của trẻ em, mà « quá nhiều trong số chúng đang phải tiếp tục sống trong những tình trạng hết sức tồi tệ, bên lề xã hôị ».
Chiều nay, Giáo hoàng Phanxicô tới các trại tỵ nạn Dheisheh, Aïda et Beit Jibrin, nằm trên Cisjordani, lãnh thổ Palestine, trước khi tới Israel cũng bằng trực thăng.
Người đứng đầu Giáo hội Công giáo đã có bài phát biểu cổ vũ cho hòa bình giữa hai quốc gia láng giềng Palestine và Israel. Trong bài diễn văn, Giáo hoàng Phanxicô khẳng định ông muốn đến với « những người đang phải chịu nhiều đau khổ nhất tại khu vực ». Giáo hoàng yêu cầu các lãnh đạo chính trị, cả phía Palestine, lẫn Israel, hãy hành động « dũng cảm » để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng chục năm nay. Người lãnh đạo Công giáo kêu gọi Israel và Palestine công nhận « quyền cùng tồn tại và được hưởng nền hòa bình của nhau, và an ninh của mỗi quốc gia bên trong đường biên giới được quốc tế công nhận ».
Trước khi rời Bethlehem tới Israel, Giáo hoàng hối thúc hai Nhà nước « chấm dứt mọi ý đồ đi ngược lại thiện chí hòa bình ». Khi rời khỏi dinh Tổng thống Palestine, Giáo hoàng Phanxicô đã gây ngạc nhiên khi ông bất ngờ dừng chân cạnh bức tường dài phân chia hai nước. Ông đã chạm tay vào bức tường và cầu nguyện. Trả lời báo giới sau thánh lễ do Giáo hoàng Phanxicô cử hành tại Bethlehem, một chủng sinh cho biết việc Giáo hoàng tới bên bức tường chia cắt là « một thông điệp rất mạnh », « thật là ấn tượng khi Ngài đã chạm vào bức tường này và cầu nguyện để nó mất đi, và đó cũng là điều tôi hy vọng ».
Giáo hoàng Phanxicô cũng gây một ngạc nhiên thứ hai, khi ông mời hai Tổng thống Israel và Palestine, Mahmoud Abbas và Shimon Peres, có một « cuộc cầu nguyện chung » vì hòa bình. Bài giảng của Giáo hoàng tại Bethléem đặc biệt nhấn mạnh đến quyền của trẻ em, mà « quá nhiều trong số chúng đang phải tiếp tục sống trong những tình trạng hết sức tồi tệ, bên lề xã hôị ».
Chiều nay, Giáo hoàng Phanxicô tới các trại tỵ nạn Dheisheh, Aïda et Beit Jibrin, nằm trên Cisjordani, lãnh thổ Palestine, trước khi tới Israel cũng bằng trực thăng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten