THỨ BA 06 THÁNG NĂM 2014
Eurotunnel xuyên lòng biển Manche : Ánh sáng cuối đường hầm
Nữ hoàng Anh và tổng thống Pháp cắt băng khánh thành Tunnel sous la Manche ngày 06/05/1994. Ảnh AFP
Cách nay 20 năm, đường hầm đào dưới lòng Biển Manche nối liền Anh Quốc với lục địa châu Âu được khánh thành. Đây là một công trình vĩ đại, là một trong những dự án công nghiệp quan trọng nhất của thế kỷ XX. Dù vậy tập đoàn Eurotunnel nhiều lần suýt bị đường hầm eo Biển Manche nhận chìm : phải mất hai thập niên, Eurotunnel mới trông thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Đến Anh Quốc bằng đường bộ không còn là một giấc mơ viễn vông. Vào ngày 06/05/1994, Nữ hoàng Anh, Elisabeth II cùng với Tổng thống Pháp François Mitterrand chính thức cắt băng khánh thành « Tunnel sous La Manche -Channel Tunnel » nối liền nối thành phố Folkeston của Anh với Coquelles của Pháp, một tuyến đường sắt dài 50,5 km, trong đó 38 cây số được vùi dưới lòng đại dương, sâu 100 mét dưới mực nước biển Manche. Paris chỉ còn cách Luân Đôn có 2 giờ 15 phút. Với đường hầm, tàu hỏa cao tốc Eurostar băng qua Biển Manche trong vỏn vẹn 35 phút.
Trong hai thập niên qua, 330 triệu lượt du khách, 60 triệu chiếc xe và 300 triệu tấn hàng đã sử dụng công trình xây dựng này. Tháng 9/2013 Liên đoàn các văn phòng Kỹ sư Quốc tế đã bình chọn đường hầm dưới lòng Biển Manche là một trong những công trình quan trọng nhất của ngành xây dựng cầu đường trên thế giới trong suốt 100 năm vừa qua.
Những ý tưởng về một tuyến đường cố định, nối liền hai bờ eo Biển Manche đã nảy sinh từ đầu thế kỷ thứ XIX nhưng đã luôn vấp phải sự chống đối từ phía chính giới Luân Đôn. Dù vậy ngày 12/02/1986, Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher và Tổng thống Pháp, François Mitterrand đã phê chuẩn hiệp định Canterbury đưa dự án nối liền Anh Quốc với phần còn lại của lục địa châu Âu thành hiện thực. Chính phủ Anh của Thủ tướng Thatcher cương quyết từ chối tài trợ cho dự án tốn kém này, do vậy toàn bộ công trình do một tập đoàn tư nhân Eurotunnel đảm nhiệm.
Để hoàn thành dự án nói trên, trong một thời gian ngắn kỷ lục là chưa đầy 8 năm, Eurotunnel đã huy động 12.000 nhân viên và chi ra tổng cộng là 14,3 tỷ euro. Phí tổn của dự án vượt 80 % so với kế hoạch ban đầu. Đổi lại tập đoàn này được quyền khai thác đường hầm xuyên Biển Manche cho đến hết năm 2086. Trong hai thập niên qua, Eurotunnel đã trải qua nhiều sóng gió đặc biệt là về phương diện tài chính. Ngày nay đây là công ty lớn nhất của vùng Calais miền bắc nước Pháp, tuyển dụng gần 2.400 nhân viên và đã trở thành một trong những ập đoàn hàng đầu của ngành giao thông vận tải châu Âu.
200 năm đề thực hiện một giấc mơ
Vào lúc đường hầm xuyên qua eo biển Manche tròn 20 năm tuổi, chúng ta hãy điểm qua một vài dự án đã manh nha từ cách nay hai trăm năm : từ dưới thời đại của Hoàng đế Napoléon I, năm 1810 sáng kiến nối liên tuyến giao thông Anh -Pháp đã được đề cập đến một cách rất nghiêm chỉnh.
Hai chục năm sau đó kỹ sư Pháp Aimé Thomé de Gamond bắt đầu công việc khảo sát địa chất và thủy văn giữa thành phố Calais với Dover. Nhưng mãi tới năm 1856 chuyên gia này mới đệ trình lên Hoàng đế Napoléon III kế hoạch về một tuyến đường sắt đi từ mũi Gris Nez tới Eastwater Point. Tiếc là dự án của Thomé de Gamond đã chết yểu trước lo sợ của công luận Anh cho rằng, nhịp cầu Anh - Pháp sẽ tạo điều kiện cho quân Pháp dễ đổ bộ lên đất Anh.
Năm 1875 kế hoạch nối liền Anh Quốc với lục địa lại được hồi sinh. Phía Pháp đã tìm được nguồn tài trợ cho dù Hạ viện đặt điều kiện buộc tập đoàn đường sắt của Pháp phải tìm được một đối tác Anh đáng tin cậy để cùng chia sẻ gánh nặng tài chính. Năm 1881 dự án đã đi xa thêm một bước : cả Anh lẫn Pháp đều đã bắt đầu khoan đường hầm dài cả hơn ngàn mét. Nhưng chỉ một năm sau đó, dự án lại bị xếp vào ngăn kéo lần thứ nhì, cũng với lý do Luân Đôn lo sợ biên giới đường bộ này đe dọa trực tiếp đến an ninh, quốc phòng của Anh.
Phải đợi đến năm 1955, nhiều năm sau Thế chiến Thứ Hai, lập luận về quốc phòng, an ninh giữa Anh và Pháp mới được coi là không còn thích hợp. Khi đó Paris và Luân Đôn mới lại phục hồi các chương trình khảo sát kỹ thuật và địa chất của dự án xây dựng đường hầm dưới lòng biển. Vào năm 1973 chính phủ hai nước tài trợ cho một công trình xây dựng đường sắt. Nhưng chỉ hai năm sau đó phí Anh rút lui. Mãi đến thượng đỉnh Anh Pháp ngày 10/09/1981 thủ tướng Thatcher và tổng thống Mitterrand mới khởi động trở lại hồ sơ này. Đến năm 1986 hiệp ước Canterbury được coi là điểm khởi đầu khai sinh ra dự án Tunnel sous la Manche.
Nhờ có đường hầm xuyên lòng Biển Manche mà ngày nay đã có hơn 2.500 người Anh sang định cư hẳn ở vùng Côte d'Opale, miền Bắc nước Pháp, gần ngay cửa ngõ biên giới hai nước. Thế rồi cũng Eurotunnel đã đầu tư và tạo 6.500 công việc làm dân cư của riêng tại Coquelles, biến ngôi làng nhỏ bé với 1000 dân hơn 20 năm trước thành một vùng đất trù phú nằm sát cạnh một thành phố lớn là Calais.
Coquelles ngày nay có trường học, nhà trẻ, thư viện, trung tâm thương mại … là nhờ con đường sắt nối liền Paris với Luân Đôn.
Eurotunnel, hành trình đầy sóng gió
Tunnel sous la Manche không chỉ là một công trình xây dựng quan trọng của thể kỷ XX mà còn có một chỗ đứng riêng biệt trong lịch sử tài chính của thế giới. Một khi chính phủ hai nước đồng ý xây dựng một đường biên giới trên bộ cố định, Paris và Luân Đôn đã trao trọng trách thực hiện dự án cho một đại tập đoàn : Eurotunnel. Đây là một công ty mẹ quy tụ nhiều công ty con của Anh, Pháp trong ngành xây dựng cầu đường và một vài ngân hàng tư nhân. Tháng 11/1987 tập đoàn này tham gia sàn chứng khoán để huy động vốn. Gần 700 ngàn cổ đông ở cả hai bờ eo biển Manche đã phấn khởi mua vào cổ phiếu của Eurotunnel với giá 35 franc/đơn vị. Thế rồi sự hào hứng đó đã đẩy trị giá cổ phiếu Eurotunnel lên tới đỉnh cao là 128 franc vào tháng 5/1989.
Theo thỏa thuận Canterbury, Eurotunnel được quyền khai thác đường hầm xuyên biển Manche trong vòng 100 năm kể từ khi thỏa ước này được ký kết. Tổng chi phí của dự án được ước tính ban đầu là 30 tỷ franc – tức tương đương với 4,6 tỷ euro. Tám năm sau, khi Tunnel sous la Manche hoàn tất, thì giá thành lên tới 100 tỷ franc thời đó (14,3 tỷ euro). Chính phủ không đứng ra bảo lãnh cho tập đoàn này trong trường hợp bị thua lỗ. Eurotunnel bắt đầu một hành trình đầy sóng gió.
Trước hết là trong nội bộ, Eurotunnel bắt đầu bị các đối tác chính bỏ rơi. Các ngân hàng tham gia dự án chỉ thuần túy cấp tín dụng cho Eurotunnel mà thôi. Trong khâu thực hiện, liên doanh TML gồm 6 tập đoàn Anh và 5 của Pháp thì chỉ cung cấp các dịch vụ tối thiểu. Thêm vào đó các cơ quan giám sát công trình đại diện cho hai chính phủ Anh và Pháp liên tục đưa ra những chuẩn mực an toàn mới, chẳng hạn như đòi Eurotunnel phải bảo đảm trước mọi rủi ro bất thường như là động đất, khủng bố hay thú hoang làm hư hại đường sắt xuyên lòng biển Manche … Hậu quả là các khoản chi phí cứ lớn dần. Năm 1990 và 1994 Eurotunnel phải huy động thêm vốn.
Vào năm 1994 khi tuyến tàu cao tốc đầu tiên Eurostar nối liền nhà ga Gare du Nord của Paris với Waterloo của Luân Đôn thì cũng là lúc tập đoàn Eurotunnel bắt đầu lún sâu thêm vào một con đường hầm dài hun hút : Tunnel sous la Manche không thu hút được sự chú ý của hàng chục triệu hành khách như mong đợi. Ban quản lý không thể thanh toán đúng hạn khoản nợ khổng lồ khi đó đã lên tới đỉnh cao là 9 tỷ euro. Đến cuối năm 1995 Eurotunnel bắt đầu một cuộc chạy đua marathon để thuyết phục giới ngân hàng cho tập đoàn này « tái cơ cấu nợ » và phải mất thêm 2 năm nữa Eurotunnel mới đạt được mục tiêu mong muốn.
Eurotunnel tưởng chừng đã thoát hiểm nhưng vẫn chưa thoát khỏi vận đen. Cổ phiếu của tập đoàn này liên tục mất giá. Đến nỗi vào năm 2003 Eurotunnel phải tạm niêm yết giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Hàng chục ngàn cổ đông đã vùng lên « lật đổ » hội đồng quản trị của Eurotunnel. Trong gần một năm trời tập đoàn này trong thế « rắn không đầu » cho đến khi ông Jacques Gounon được chỉ định vào chức vụ chủ tịch tổng giám đốc. Ông này đưa ra hai quyết định quan trọng : một là mở cửa đón các nhà đầu tư mới trong số đó có ngân hàng Mỹ Goldman Sahcs và hai là giảm tỷ trọng của các cổ đông đang ừ 60 % xuống còn 16 %.
Năm 2007 kế hoạch của Gounon bắt đầu đem lại những thành quả đầu tiên : tổng số nợ của Eurotunnel đang từ 9 tỷ euro được giảm xuống còn bốn tỷ. Và chỉ hai năm sau đó, Eurotunnel đã có thể chia tiền lãi cho các cổ đông.
Sự hồi sinh của Eurotunnel
Đối với nhiều cổ đông của tập đoàn, Tunnel sous la Manche vẫn là một viên thuốc đắng chưa nuốt trôi khi họ đã mất quá nhiều tiền : năm 1987 cổ phiếu của Eurotunnel được bán ra với giá 35 franc. Đến năm 1993 trị giá của cổ phiếu chỉ còn có là 4 franc! Thế rồi ban điều hành của Eurotunnel từng hứa hẹn chia lời cho các cổ đông từ năm 1995 nhưng phải đợi mãi đến năm 2009 lời hứa đó mới được thực hiện. Năm ngoái, lần đầu tiên doanh thu của Eurotunnel vượt quá ngưỡng tâm lý 1 tỷ euro và tập đoàn thu về một khoản tiền lãi là 101 triệu euro.
Đành rằng hứa hẹn 30 triệu hành khách sử dụng Tunnel sous la Manche hàng năm vẫn còn xa vời, - cho tới năm ngoái mới chỉ có 20 triệu hành khách đi qua Biển Manche bằng phương tiện này- nhưng viễn cảnh tươi sáng đang mở ra cho tập đoàn Eurotunnel.
350 chuyến tàu gồm tàu cao tốc chở hành khách, tàu chở hàng và phương tiện vận tải Shuttle sử dụng đường hầm eo Biển Manche mỗi ngày . Trong 5 năm qua, cổ phiếu của Eurotunnel đã tăng 145 %. Chủ tịch tổng giám đốc Eurotunnel sự báo trong ba năm sắp tới mức lãi của tập đoàn sẽ được nhân lên gấp 7 lần so với hiện tại. Eurotunnel công khai tuyên bố sẽ « cướp khách » của các hãng phà đưa hành khách ngang qua Biển Manche.
Nhưng có lẽ thành công ngoạn mục nhất của tập đoàn khai thác đường hầm là cách nay mới chỉ 20 năm, 75 % người Anh cho biết không có ý định sang Pháp bằng đường bộ thế nhưng ngày nay chỉ cần một cuộc đình công của nhân viên hãng xe lửa Eurostar cũng đủ để báo chí Luân Đôn bất bình vì cảm thấy người dân Anh bị « cô lập » với lục địa !
Như để đáp lại ân tình của những khách hàng trung thành, Eurotunnel vừa thông báo cung cấp thêm dịch vụ wi-fi cho hành khách : điều đó có nghĩa là dù cách mặt nước biển đến 100 mét chúng ta vẫn có thể điện thoại hay dạo chơi trên mạng internet mà không sợ bị cách ly với người thân trên mặt đất.
Trong hai thập niên qua, 330 triệu lượt du khách, 60 triệu chiếc xe và 300 triệu tấn hàng đã sử dụng công trình xây dựng này. Tháng 9/2013 Liên đoàn các văn phòng Kỹ sư Quốc tế đã bình chọn đường hầm dưới lòng Biển Manche là một trong những công trình quan trọng nhất của ngành xây dựng cầu đường trên thế giới trong suốt 100 năm vừa qua.
Những ý tưởng về một tuyến đường cố định, nối liền hai bờ eo Biển Manche đã nảy sinh từ đầu thế kỷ thứ XIX nhưng đã luôn vấp phải sự chống đối từ phía chính giới Luân Đôn. Dù vậy ngày 12/02/1986, Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher và Tổng thống Pháp, François Mitterrand đã phê chuẩn hiệp định Canterbury đưa dự án nối liền Anh Quốc với phần còn lại của lục địa châu Âu thành hiện thực. Chính phủ Anh của Thủ tướng Thatcher cương quyết từ chối tài trợ cho dự án tốn kém này, do vậy toàn bộ công trình do một tập đoàn tư nhân Eurotunnel đảm nhiệm.
Để hoàn thành dự án nói trên, trong một thời gian ngắn kỷ lục là chưa đầy 8 năm, Eurotunnel đã huy động 12.000 nhân viên và chi ra tổng cộng là 14,3 tỷ euro. Phí tổn của dự án vượt 80 % so với kế hoạch ban đầu. Đổi lại tập đoàn này được quyền khai thác đường hầm xuyên Biển Manche cho đến hết năm 2086. Trong hai thập niên qua, Eurotunnel đã trải qua nhiều sóng gió đặc biệt là về phương diện tài chính. Ngày nay đây là công ty lớn nhất của vùng Calais miền bắc nước Pháp, tuyển dụng gần 2.400 nhân viên và đã trở thành một trong những ập đoàn hàng đầu của ngành giao thông vận tải châu Âu.
|
200 năm đề thực hiện một giấc mơ
Vào lúc đường hầm xuyên qua eo biển Manche tròn 20 năm tuổi, chúng ta hãy điểm qua một vài dự án đã manh nha từ cách nay hai trăm năm : từ dưới thời đại của Hoàng đế Napoléon I, năm 1810 sáng kiến nối liên tuyến giao thông Anh -Pháp đã được đề cập đến một cách rất nghiêm chỉnh.
Hai chục năm sau đó kỹ sư Pháp Aimé Thomé de Gamond bắt đầu công việc khảo sát địa chất và thủy văn giữa thành phố Calais với Dover. Nhưng mãi tới năm 1856 chuyên gia này mới đệ trình lên Hoàng đế Napoléon III kế hoạch về một tuyến đường sắt đi từ mũi Gris Nez tới Eastwater Point. Tiếc là dự án của Thomé de Gamond đã chết yểu trước lo sợ của công luận Anh cho rằng, nhịp cầu Anh - Pháp sẽ tạo điều kiện cho quân Pháp dễ đổ bộ lên đất Anh.
Năm 1875 kế hoạch nối liền Anh Quốc với lục địa lại được hồi sinh. Phía Pháp đã tìm được nguồn tài trợ cho dù Hạ viện đặt điều kiện buộc tập đoàn đường sắt của Pháp phải tìm được một đối tác Anh đáng tin cậy để cùng chia sẻ gánh nặng tài chính. Năm 1881 dự án đã đi xa thêm một bước : cả Anh lẫn Pháp đều đã bắt đầu khoan đường hầm dài cả hơn ngàn mét. Nhưng chỉ một năm sau đó, dự án lại bị xếp vào ngăn kéo lần thứ nhì, cũng với lý do Luân Đôn lo sợ biên giới đường bộ này đe dọa trực tiếp đến an ninh, quốc phòng của Anh.
Phải đợi đến năm 1955, nhiều năm sau Thế chiến Thứ Hai, lập luận về quốc phòng, an ninh giữa Anh và Pháp mới được coi là không còn thích hợp. Khi đó Paris và Luân Đôn mới lại phục hồi các chương trình khảo sát kỹ thuật và địa chất của dự án xây dựng đường hầm dưới lòng biển. Vào năm 1973 chính phủ hai nước tài trợ cho một công trình xây dựng đường sắt. Nhưng chỉ hai năm sau đó phí Anh rút lui. Mãi đến thượng đỉnh Anh Pháp ngày 10/09/1981 thủ tướng Thatcher và tổng thống Mitterrand mới khởi động trở lại hồ sơ này. Đến năm 1986 hiệp ước Canterbury được coi là điểm khởi đầu khai sinh ra dự án Tunnel sous la Manche.
Nhờ có đường hầm xuyên lòng Biển Manche mà ngày nay đã có hơn 2.500 người Anh sang định cư hẳn ở vùng Côte d'Opale, miền Bắc nước Pháp, gần ngay cửa ngõ biên giới hai nước. Thế rồi cũng Eurotunnel đã đầu tư và tạo 6.500 công việc làm dân cư của riêng tại Coquelles, biến ngôi làng nhỏ bé với 1000 dân hơn 20 năm trước thành một vùng đất trù phú nằm sát cạnh một thành phố lớn là Calais.
Coquelles ngày nay có trường học, nhà trẻ, thư viện, trung tâm thương mại … là nhờ con đường sắt nối liền Paris với Luân Đôn.
Eurotunnel, hành trình đầy sóng gió
Tunnel sous la Manche không chỉ là một công trình xây dựng quan trọng của thể kỷ XX mà còn có một chỗ đứng riêng biệt trong lịch sử tài chính của thế giới. Một khi chính phủ hai nước đồng ý xây dựng một đường biên giới trên bộ cố định, Paris và Luân Đôn đã trao trọng trách thực hiện dự án cho một đại tập đoàn : Eurotunnel. Đây là một công ty mẹ quy tụ nhiều công ty con của Anh, Pháp trong ngành xây dựng cầu đường và một vài ngân hàng tư nhân. Tháng 11/1987 tập đoàn này tham gia sàn chứng khoán để huy động vốn. Gần 700 ngàn cổ đông ở cả hai bờ eo biển Manche đã phấn khởi mua vào cổ phiếu của Eurotunnel với giá 35 franc/đơn vị. Thế rồi sự hào hứng đó đã đẩy trị giá cổ phiếu Eurotunnel lên tới đỉnh cao là 128 franc vào tháng 5/1989.
Theo thỏa thuận Canterbury, Eurotunnel được quyền khai thác đường hầm xuyên biển Manche trong vòng 100 năm kể từ khi thỏa ước này được ký kết. Tổng chi phí của dự án được ước tính ban đầu là 30 tỷ franc – tức tương đương với 4,6 tỷ euro. Tám năm sau, khi Tunnel sous la Manche hoàn tất, thì giá thành lên tới 100 tỷ franc thời đó (14,3 tỷ euro). Chính phủ không đứng ra bảo lãnh cho tập đoàn này trong trường hợp bị thua lỗ. Eurotunnel bắt đầu một hành trình đầy sóng gió.
Trước hết là trong nội bộ, Eurotunnel bắt đầu bị các đối tác chính bỏ rơi. Các ngân hàng tham gia dự án chỉ thuần túy cấp tín dụng cho Eurotunnel mà thôi. Trong khâu thực hiện, liên doanh TML gồm 6 tập đoàn Anh và 5 của Pháp thì chỉ cung cấp các dịch vụ tối thiểu. Thêm vào đó các cơ quan giám sát công trình đại diện cho hai chính phủ Anh và Pháp liên tục đưa ra những chuẩn mực an toàn mới, chẳng hạn như đòi Eurotunnel phải bảo đảm trước mọi rủi ro bất thường như là động đất, khủng bố hay thú hoang làm hư hại đường sắt xuyên lòng biển Manche … Hậu quả là các khoản chi phí cứ lớn dần. Năm 1990 và 1994 Eurotunnel phải huy động thêm vốn.
Vào năm 1994 khi tuyến tàu cao tốc đầu tiên Eurostar nối liền nhà ga Gare du Nord của Paris với Waterloo của Luân Đôn thì cũng là lúc tập đoàn Eurotunnel bắt đầu lún sâu thêm vào một con đường hầm dài hun hút : Tunnel sous la Manche không thu hút được sự chú ý của hàng chục triệu hành khách như mong đợi. Ban quản lý không thể thanh toán đúng hạn khoản nợ khổng lồ khi đó đã lên tới đỉnh cao là 9 tỷ euro. Đến cuối năm 1995 Eurotunnel bắt đầu một cuộc chạy đua marathon để thuyết phục giới ngân hàng cho tập đoàn này « tái cơ cấu nợ » và phải mất thêm 2 năm nữa Eurotunnel mới đạt được mục tiêu mong muốn.
Eurotunnel tưởng chừng đã thoát hiểm nhưng vẫn chưa thoát khỏi vận đen. Cổ phiếu của tập đoàn này liên tục mất giá. Đến nỗi vào năm 2003 Eurotunnel phải tạm niêm yết giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Hàng chục ngàn cổ đông đã vùng lên « lật đổ » hội đồng quản trị của Eurotunnel. Trong gần một năm trời tập đoàn này trong thế « rắn không đầu » cho đến khi ông Jacques Gounon được chỉ định vào chức vụ chủ tịch tổng giám đốc. Ông này đưa ra hai quyết định quan trọng : một là mở cửa đón các nhà đầu tư mới trong số đó có ngân hàng Mỹ Goldman Sahcs và hai là giảm tỷ trọng của các cổ đông đang ừ 60 % xuống còn 16 %.
Năm 2007 kế hoạch của Gounon bắt đầu đem lại những thành quả đầu tiên : tổng số nợ của Eurotunnel đang từ 9 tỷ euro được giảm xuống còn bốn tỷ. Và chỉ hai năm sau đó, Eurotunnel đã có thể chia tiền lãi cho các cổ đông.
Sự hồi sinh của Eurotunnel
Đối với nhiều cổ đông của tập đoàn, Tunnel sous la Manche vẫn là một viên thuốc đắng chưa nuốt trôi khi họ đã mất quá nhiều tiền : năm 1987 cổ phiếu của Eurotunnel được bán ra với giá 35 franc. Đến năm 1993 trị giá của cổ phiếu chỉ còn có là 4 franc! Thế rồi ban điều hành của Eurotunnel từng hứa hẹn chia lời cho các cổ đông từ năm 1995 nhưng phải đợi mãi đến năm 2009 lời hứa đó mới được thực hiện. Năm ngoái, lần đầu tiên doanh thu của Eurotunnel vượt quá ngưỡng tâm lý 1 tỷ euro và tập đoàn thu về một khoản tiền lãi là 101 triệu euro.
Đành rằng hứa hẹn 30 triệu hành khách sử dụng Tunnel sous la Manche hàng năm vẫn còn xa vời, - cho tới năm ngoái mới chỉ có 20 triệu hành khách đi qua Biển Manche bằng phương tiện này- nhưng viễn cảnh tươi sáng đang mở ra cho tập đoàn Eurotunnel.
350 chuyến tàu gồm tàu cao tốc chở hành khách, tàu chở hàng và phương tiện vận tải Shuttle sử dụng đường hầm eo Biển Manche mỗi ngày . Trong 5 năm qua, cổ phiếu của Eurotunnel đã tăng 145 %. Chủ tịch tổng giám đốc Eurotunnel sự báo trong ba năm sắp tới mức lãi của tập đoàn sẽ được nhân lên gấp 7 lần so với hiện tại. Eurotunnel công khai tuyên bố sẽ « cướp khách » của các hãng phà đưa hành khách ngang qua Biển Manche.
Nhưng có lẽ thành công ngoạn mục nhất của tập đoàn khai thác đường hầm là cách nay mới chỉ 20 năm, 75 % người Anh cho biết không có ý định sang Pháp bằng đường bộ thế nhưng ngày nay chỉ cần một cuộc đình công của nhân viên hãng xe lửa Eurostar cũng đủ để báo chí Luân Đôn bất bình vì cảm thấy người dân Anh bị « cô lập » với lục địa !
Như để đáp lại ân tình của những khách hàng trung thành, Eurotunnel vừa thông báo cung cấp thêm dịch vụ wi-fi cho hành khách : điều đó có nghĩa là dù cách mặt nước biển đến 100 mét chúng ta vẫn có thể điện thoại hay dạo chơi trên mạng internet mà không sợ bị cách ly với người thân trên mặt đất.
- http://www.viet.rfi.fr/phap/20140506-xuyen-long-bien-manche-eurotunnel-anh-sang-cuoi-duong-ham
Geen opmerkingen:
Een reactie posten