Thứ bảy 29 Tháng Ba 2014
NATO chỉ định tân Tổng thư ký giữa thời kỳ khủng hoảng
Cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg, tân Tổng thư ký NATO. Ảnh chụp ngày 28/03/2014.
REUTERS/Hakon Mosvold Larsen
Tổ chức quân sự Liên minh Bắc Đại Tây Dương hôm qua 28/3/2014 thông báo đã chỉ định một tổng thư ký mới của NATO. Cựu thủ tướng Na Uy Stoltenberg sẽ kế nhiệm ông Anders Fogh Rasmussen, người Đan Mạch vào tháng 10 tới đây để lãnh đạo liên minh quân sự trong bối cảnh giữa cuộc khủng hoảng Ukraina đang diễn ra trong sự bất lực của phương Tây.
Sau thông báo được chỉ định, Tổng thư ký tương lai của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, đã bình luận trong một cuộc họp báo rằng : « NATO vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chúng ta rất cần có một NATO như là một liên minh mạnh mẽ ».
Ông Stoltenberg, 55 tuổi, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 sẽ nắm quyền lãnh đạo khối NATO thay cho ông Anders Fogh Rasmussen, cũng là cựu thủ tướng Đan Mạch, đã đảm nhiệm cương vị này từ 5 năm qua.
Qua việc bổ nhiệm nhanh chóng ông Jens Stoltenberg, liên minh quân sự này muốn gửi đi nhiều thông điệp. Đó là trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina như hiện nay, các nước thành viên của khối NATO vẫn rất đoàn kết. Các nước chủ chốt trong liên minh như Hoa Kỳ, Đức, Pháp và Anh đã chấp thuận một cách dễ dàng đề cử cựu Thủ tướng Na Uy vào chức vụ này. Một thông điệp khác mà các nước trong liên minh muốn gửi đến Nga. Liên minh đã chỉ định Tổng thứ ký sắp tới là một người có quan hệ tốt với Matxcơva. Đồng thời ông cũng là một người có khả năng đưa ra những phát biểu kiên quyết với chính quyền Nga.
Thế nhưng trước mắt ông Jens Stoltenberg không thiếu các thách thức. Vụ Nga sáp nhập Crimée trước sự bất lực của phương tây đã khiến nhiều người đặt lại vấn đề về vị trí và vai trò của NATO. Tân tổng thư ký người Na Uy sắp tới chắc chắn sẽ phải sử dụng đến tài thương thuyết của mình. Ông phải thuyết phục được các nước thành viên thuộc Liên Hiệp Châu Âu không cắt giảm ngân sách quân sự do hậu quả của những khó khăn kinh tế trong nhiều năm nay.
Ngoài ra Afghanistan cũng sẽ là một hồ sơ gai góc của ông Stoltenberg. Liên minh quân sự này đang chuẩn bị khép lại các chiến dịch dài và ở xa nhất trong lịch sử của NATO nhưng vai trò của liên minh ở chiến trường này trong tương lai vẫn còn chưa được xác định rõ.
Ông Stoltenberg, 55 tuổi, bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 sẽ nắm quyền lãnh đạo khối NATO thay cho ông Anders Fogh Rasmussen, cũng là cựu thủ tướng Đan Mạch, đã đảm nhiệm cương vị này từ 5 năm qua.
Qua việc bổ nhiệm nhanh chóng ông Jens Stoltenberg, liên minh quân sự này muốn gửi đi nhiều thông điệp. Đó là trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina như hiện nay, các nước thành viên của khối NATO vẫn rất đoàn kết. Các nước chủ chốt trong liên minh như Hoa Kỳ, Đức, Pháp và Anh đã chấp thuận một cách dễ dàng đề cử cựu Thủ tướng Na Uy vào chức vụ này. Một thông điệp khác mà các nước trong liên minh muốn gửi đến Nga. Liên minh đã chỉ định Tổng thứ ký sắp tới là một người có quan hệ tốt với Matxcơva. Đồng thời ông cũng là một người có khả năng đưa ra những phát biểu kiên quyết với chính quyền Nga.
Thế nhưng trước mắt ông Jens Stoltenberg không thiếu các thách thức. Vụ Nga sáp nhập Crimée trước sự bất lực của phương tây đã khiến nhiều người đặt lại vấn đề về vị trí và vai trò của NATO. Tân tổng thư ký người Na Uy sắp tới chắc chắn sẽ phải sử dụng đến tài thương thuyết của mình. Ông phải thuyết phục được các nước thành viên thuộc Liên Hiệp Châu Âu không cắt giảm ngân sách quân sự do hậu quả của những khó khăn kinh tế trong nhiều năm nay.
Ngoài ra Afghanistan cũng sẽ là một hồ sơ gai góc của ông Stoltenberg. Liên minh quân sự này đang chuẩn bị khép lại các chiến dịch dài và ở xa nhất trong lịch sử của NATO nhưng vai trò của liên minh ở chiến trường này trong tương lai vẫn còn chưa được xác định rõ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten