Quốc Hội Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi
Với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua bản hiến pháp sửa đổi, trong đó tái khẳng định vai trò của Đảng về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.
Trong thời gian thu thập ý kiến của dân chúng cũng như trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, rất nhiều người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng kêu gọi đảng, nhà nước và quốc hội phải thật sự giúp đổi mới dất nước khi sửa đổi hiến pháp, nhưng dựa vào những điều khoản trong bản hiến pháp sửa đổi mới được thông qua hồi sáng nay, có thể nói là những lời kêu gọi đó đã không được lắng nghe, cho dù ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng văn kiện quan trọng nhất của quốc gia đã thể hiện được cả “ý đảng lẫn lòng dân”.
Bản hiến pháp mới của Việt Nam gồm 11 chương, 120 điều, tức giảm bớt 1 chương và 27 điều so với bản hiến pháp cũ được ban hành hồi 1992.
Điểm được chú ý nhất và chuyện vẫn giữ nguyên điều 4, quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với đất nước, nắm vai trò chủ đạo kinh tế quốc gia.
Bản hiến pháp mới cũng quy định chủ tịch nước là tổng tư lệnh quân đội, được gọi là người thống lĩnh lực lượng võ trang nhân dân, đồng thời kiêm nhiệm vai trò chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng và an ninh.
Ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, nhiều nhân sĩ Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ quan điểm đối với bản hiến pháp vừa được thông qua, chẳng hạn như Giáo Sư Nguyễn Quang A ví von rằng thay vì phải nói tiếng nói cho dân thì Quốc hội lại nói tiếng nói cho đảng.
Cũng xin được thưa thêm là Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cho phổ biến bản thông cáo, trong đó có đoạn viết rằng sự kiện vai trò của các xí nghiệp quốc doanh vẫn được coi trọng trong bản hiến pháp mới là dấu hiệu chứng tỏ Việt Nam chưa thật lòng muốn cạnh tranh với kinh tế toàn cầu.Tin, bài liên quan
- Bạn nghĩ gì
- Ý kiến người dân về Bản hiến pháp sửa đổi mới được QH thông qua
- Ý kiến người dân về Bản hiến pháp sửa đổi mới được QH thông qua
- Quốc Hội Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi
- Đạo đức và Pháp luật
- Hiến pháp được sửa đổi theo ý dân?
- Bà Suu Kyi tiếp tục kêu gọi sửa đổi hiến pháp
- Tâm thư gởi Quốc hội
- Vì sao Quốc hội Việt nam không làm gì được cho dân?
Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi
Cập nhật: 04:56 GMT - thứ
năm, 28 tháng 11, 2013
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua
bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng nay thứ Năm ngày 28/11, truyền thông
trong nước đưa tin.
Có 486 đại biểu trong tổng số 488 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu
thuận, trang mạng của Quốc hội Việt Nam cho biết. Chỉ có hai đại biểu
không biểu quyết và không có phiếu chống nào.Chủ đề liên quan
‘Ý Đảng, lòng dân’
Bản Hiến pháp mới này dựa trên bản Hiến pháp có hiệu lực từ năm 1992, có sửa đổi một số điều khoản cũng như thêm bớt một số điều khoản khác.Hiến pháp mới bao gồm 11 chương với 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.
Theo tường thuật trên trang chủ của Quốc hội, trước khi nhấn nút bỏ phiếu, các đại biểu đã nghe lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
"Hiến pháp mới này là một bước lùi vì sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động."
GS Tương Lai
Cũng theo ông Hùng, bản Hiến pháp này là kết quả làm việc của ‘Quốc hội, đồng bào cả nước, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị’ nên ‘chắt lọc được tinh hoa trí tuệ của toàn dân’.
Hiến pháp vừa được thông qua giữ nguyên Điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước nhưng có bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Đảng trước nhân dân.
Một điểm khác nữa là chủ tịch nước được quy định là người ‘thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh’.
Hai nội dung tranh cãi khác là vai trò chủ đạo của kinh tế nước và thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bản Hiến pháp lần này vẫn giữ nguyên.
'Kéo lùi đất nước'
Trao đổi với BBC ngay sau khi Hiến pháp được thông qua, GS Tương Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là 'một bước lùi' vì 'sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động'.
Ông kể rằng trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp thì thì 'một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm'
Ông lên án Quốc hội khóa 13 là 'có tội với Tổ quốc và nhân dân' và cá nhân các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua 'sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc'.
Ông nói có rất nhiều người dân không đồng ý với bản Hiến pháp này và gọi những người này là 'lực lượng im lặng'.
"Cuối cùng thì Quốc hội Việt Nam cũng chứng tỏ rõ cho toàn thể dân tộc biết rằng mọi băn khoăn, thắc mắc, trăn trở của các vị đại biểu cũng chỉ là một tích chèo vụng về của Đảng cộng sản"
Giáo sư Tương Lai
Bình luận về ý kiến của giáo sư Tương Lai trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, Nguyễn Hữu Thọ viết: "Cuối cùng thì Quốc hội Việt Nam cũng chứng tỏ rõ cho toàn thể dân tộc biết rằng mọi băn khoăn, thắc mắc, trăn trở của các vị đại biểu cũng chỉ là một tích chèo vụng về của Đảng cộng sản."
Nhiều Facebooker cũng cho rằng, đại đa số đại biểu quốc hội cũng là đảng viên nên việc đa số tán thành Hiến pháp là dễ hiểu.
Theo đó, tỉ lệ gần như tuyệt đối về số phiếu thuận cũng khiến nhiều người thắc mắc, "Việt Nam có tỷ lệ bỏ phiếu cùng ý kiến cao nhất thế giới," theo Liaz Nguyen Ouadahi
Còn Nguyen Long viết: "Có tận hai chú không bỏ phiếu cơ á, phen này hai chú này chuẩn bị khăn gói về vườn là vừa."
Trần Bá Duy bình luận, kết quả này đã có thể đoán trước, "không có gì bất ngờ cả. Biết là vậy nhưng vẫn cảm thấy thất vọng".
"Có tận hai chú không bỏ phiếu cơ á, phen này hai chú này chuẩn bị khăn gói về vườn là vừa"
Nguyen Long,
facebook.com/bbcvietnamese
"Tôi nhớ khi nghe Trần Quang Đức nói, ngay tượng Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm, người ta cũng cho ngài mặc bộ trang phục có cái dải quần của đàn bà.
"Tôi quắc mắt: "Những người có học ở đâu, sao lại để cho người ta làm thế?". Đức nói: "Anh ơi, nếu làm gì họ cũng hỏi dân chúng để làm cho đúng thì hóa ra chúng ta không phải đang sống trong thời mạt pháp sao!".
Xê Nho Nvp thì viết "ủa, sao lạ vậy. Theo báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới đây (ghi ngày 17-10-2013) tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội thì thì đa số đại biểu nói là không nên quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
"Nhưng nay khi bỏ phiếu thông qua Hiến pháp thì gần như tất cả đều đồng ý với nội dung “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
"Cái này chưa hiểu vì sao 158 vị này thay đổi ý kiến nhanh thế?"
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131128_vn_constitution_passed.shtml
'Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân'
Cập nhật: 10:01 GMT - thứ
năm, 28 tháng 11, 2013
Chủ đề liên quan
BBC: Ông nghĩ gì về việc đến 97% đại biểu Quốc hội tán thành hiến pháp sửa đổi sáng nay, 28/11?
GS Tương Lai: Tôi cũng đã nghĩ rằng tình hình sẽ diễn ra như vậy thôi.
Một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm, những người cũng thấy cắn rứt trước dư luận chung của các tầng lớp nhân dân và trước kiến nghị của trí thức nhóm kiến nghị 72.
Chúng tôi cũng hy vọng là một số người sẽ theo tiếng gọi của lương tâm mà đáp ứng tiếng gọi của nhân dân, của trí thức, dù chắc không lật ngược được tình thế đâu, nhưng chí ít cũng tỏ một thái độ không bằng lòng, trước một thực tế bị áp đặt quá trắn trợn.
Nhưng một số khác thì cho rằng tôi ảo tưởng, vì trong một cái thể chế toàn trị này, làm gì có chuyện có những người phủ quyết vào phút chót? Nếu chuyện đó có xảy ra, thì họ phải được chuẩn bị, phải có một lực lượng dẫn dắt, chứ đợi lương tri thức dậy thì rất khó.
Người ta biết khi bỏ phiếu bấm nút, ai bỏ phiếu thì bộ phận kỹ thuật đều ghi lại được hết. Phần lớn số đại biểu là đảng viên, mà đảng đã ra nghị quyết thì có lẽ họ không thể làm trái điều đó, trừ trường hợp phải đối mặt với trách nhiệm với lương tâm, với dân tộc và đất nước và nghĩa vụ với tổ chức mà họ là thành viên.
"Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc."
Giáo sư Tương Lai
Chúng tôi không có gì ngạc nhiên, và chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài. Và cũng không vì vậy mà chúng tôi thất vọng trước những người đại biểu nói chung. Chúng tôi không gói cả gói làm một đâu.
Chúng tôi biết rằng các anh, chị ấy vẫn còn có nhiều tâm tư, nhưng vì lý do này, lý do khác, mà người ta không thể làm khác được.
Chúng ta vẫn phải chờ đợi thôi, đừng nghĩ rằng rồi tất cả sẽ tiếp tục theo tuần tự như thế.
Lực lượng của những người im lặng một lúc nào đó sẽ bùng lên thôi. Cũng giống như không ai có thể đoán trước được đoàn người xếp hàng trên con đường Điện Biện Phủ rẽ vào đường Hoàng Diệu để đến ngôi nhà số 30, nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
'Quốc hội khóa 13 có tội với dân tộc'
Giáo sư Tương Lai nói Quốc hội Việt Nam đã thông qua một
hiến pháp 'đẩy lùi sự phát triển của dân tộc' và nói sẽ đến lúc người dân thôi
giữ im lặng.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
Dòng người trầm lắng đó, là thái độ của dân, một đa số im lặng, nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ biểu thị một cách rõ ràng.
Lịch sử sẽ có những bước đi lắt léo, ghập ghềnh, nhưng cuối cùng lịch sử cũng sẽ phán xét, trả về sự sòng phẳng của nó đối với những giá trị chân chính.
BBC: Liệu hiến pháp vừa được thông qua sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Thực tế cho thấy là nếu như mà không dấn bước cùng thời đại, không hội nhập theo quy luật phát triển chung của thời đại mà vẫn giữ một chế độ toàn trị thì sẽ rất khó.
Trong kết thúc của lời kêu gọi mà chúng tôi đưa ra ngày 15/11 năm 2013, chúng tôi mong đợi cử tri cả nước, tùy theo điều kiện của từng nhóm, hay từng cử tri, dùng hình thức thích hợp yêu cầu đại biểu tại địa phương mình, hay đại biểu mình quen biết, để có thái độ theo tinh thần nêu trên, đứng về phía nhân dân khi nêu ý kiến và bỏ phiếu về hiến pháp.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như dự thảo đang bàn, thì Quốc hội khóa 13 sẽ có tội với tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đã bỏ phiếu thông qua hiến pháp, sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc.
Tất cả những điều đó còn nguyên giá trị, để nói rằng với việc thông qua hiến pháp, lịch sử sẽ phán xét về Quốc hội này, xem Quốc hội này có phải quốc hội của dân nữa không? Hiến pháp mà các vị thông qua, có phải hiến pháp của dân nữa không?
Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập.
Vâỵ thì hiến pháp này không thể là hiến pháp của dân. Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc.
BBC: Ông có đề cập đến "lực lượng của những người im lặng". Theo ông, điều gì sẽ có thể giúp cho lực lượng này đoàn kết lại và thực sự tạo nên sự thay đổi?
"Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập."
Giáo sư Tương Lai
Ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh mẽ.
Lúc nào nó khơi dậy thì đây là bí ẩn của lịch sử.
Nhưng thực ra, cũng không có gì là quá bí ẩn đâu. Sự kiện tôi nhắc đến ở trên - sự kiện để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bước chân thầm lặng của những người đến phố 30 Hoàng Diệu - là bước đi chậm rãi của lịch sử.
Thế nhưng lịch sử không phải lúc nào cũng bước đi chậm rãi; nó sẽ luôn có những bước đột phá, và ở những bước đột phá đó, một sức mạnh tổng hợp sẽ được khơi dậy khi nó có những yếu tố tác động vào.
Yếu tố gì? Yếu tố này bao gồm những điều kiện trong nước và thế giới. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào việc ý thức, trình độ dân trí được nâng lên.
Cho nên, bây giờ đây, khi chúng tôi gửi các kiến nghị đi, thì đối tượng đương nhiên là những người cầm quyền. Nhưng đối tượng thực chất là quần chúng nhân dân đông đảo - những bước chân thầm lặng, chính họ mới là những người quyết định.
Đây là lúc cần thức tỉnh ý chí và nâng cao dân khí lên. Nói như bà Aung San Suu Kyi, nhân quyền bây giờ là gì? Nhân quyền lúc này là phải vượt qua sự sợ hãi, và muốn vượt qua sự sợ hãi, thì phải có sự hiểu biết.
Việt Nam vừa rồi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Thế giới. Nhiều người cho rằng đây là một điều vớ vẩn, nhưng cá nhân tôi cho rằng đây là một cơ hội.
Cơ hội này sẽ là điều kiện để công khai phổ biến những cam kết của Việt Nam với thế giới trước toàn dân. Đó cũng là một cách thức tỉnh dư luận, nâng cao dân trí để chấn hưng dân khí.
Thêm về tin này
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
'Ý thức hệ Đảng chi phối hiến pháp 2013'
Cập nhật: 10:23 GMT - thứ
sáu, 29 tháng 11, 2013
Media Player
Kinh tế gia từ VN cho rằng Hiến pháp sửa đổi vừa được thông
qua với tỷ lệ 'đáng ngạc nhiên' vẫn bị chi phối nặng bởi ý thức hệ của Đảng
CS.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng
bản Hiến pháp sửa đổi mới thông qua của Quốc hội Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề
bởi 'ý thức hệ của Đảng Cộng sản'.
Theo ông Tiến, người cũng là Chủ tịch Hội các nhà quản lý các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam, yếu tố này đã tác động tới các diễn ngôn mở đầu Hiến pháp,
quy định thực hiện cương lĩnh, kế hoạch của Đảng Cộng sản, cho đến các quy định
về vai trò chủ đạo của khu vực nhà nước trong nền kinh tế và sở hữu đất đai toàn
dân do nhà nước thống nhất quản lý.Theo ông Tiến riêng việc vừa quy định các thành phần kinh tế bình đẳng, trong khi lại hiến định khu vực nhà nước có vai trò chủ đạo đã hàm chứa 'mâu thuẫn' đáng quan ngại.
Với bản Hiến pháp sửa đổi như vậy, riêng ở điểm này, theo chuyên gia kinh tế, nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề về công bằng và hiệu quả trong quan hệ xã hội giữa các thành phần của nền kinh tế quốc dân.
Ông Tiến cũng đặt câu hỏi và cho rằng nếu bản Hiến pháp sửa đổi được đưa ra toàn dân để các cử tri, những người có quyền bỏ phiếu thông qua, việc đạt được một tỷ lệ cao tới 98% như kết quả tại Quốc hội Việt Nam cho thấy hôm 28/11/2013 là một điều sẽ khiến ông 'rất ngạc nhiên'.
Các bài liên quan
Hiến pháp hay Đảng pháp?
Luật sư Vũ Đức Khanh
Viết cho BBCVietnamese.com từ Canada
Cập nhật: 03:54 GMT - thứ
sáu, 29 tháng 11, 2013
Chủ đề liên quan
Cũng cần nói thêm rằng trên 90% đại biểu Quốc hội hiện nay là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).
Hiến pháp 2013 vừa được thông qua có tổng cộng 11 chương, 120 điều, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014, trong đó tiếp tục tái khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.
Đảng lãnh đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa
Theo lời phát biểu của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu với báo giới thì “Báo cáo của Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội sáng nay (28/11) đã khẳng định bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng,” “… Hiến pháp chúng ta sửa đổi lần này vẫn tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ĐCSVN …”Và ông còn cho biết thêm: “Đây là bản kết tinh giữa ý Đảng, lòng dân, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân … đáp ứng nhu cầu bảo vệ phát triển đất nước.”
Vì thế cho nên điều 4 Hiến pháp 2013 là hết sức cần thiết để tái khẳng định ĐCSVN là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Về kinh tế, ông Phó chủ tịch Quốc hội kết luận rằng “Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nền kinh tế, việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Cho nên mới có quy định tại điều 51 khoản 1 Hiến pháp 2013 rằng “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; (trong đó) kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
"Chẳng lẽ cần hiểu rằng “Nhà nước là Ta; Hiến pháp là Ta; Pháp luật cũng chính là Ta”. Và cái “Ta” đó là Đảng Cộng sản? Nếu thế thì đâu cần gọi là Hiến pháp; phải gọi là “Đảng pháp” mới đúng!"
Đảng CSVN luôn đòi độc quyền lãnh đạo đất nước, dựng ra cái “thiên đường XHCN” đã hơn nửa thế kỷ nay và bắt nhân dân đi theo mà nay lại bảo rằng đi thêm một thế kỷ nữa có thể vẫn chưa tới? Và tại sao lại còn đưa định hướng quái gở đó vào Hiến pháp?
“Đảng pháp”
Điều 119 khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”Vậy cái “Cương lĩnh của Đảng” mà ông Phó chủ tịch Quốc hội nói đó là gì? Nó có phải là một văn bản pháp luật không? Và nếu “không” thì nó thực sự có giá trị gì trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hoặc giả nếu “có” thì sao?
Ông TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết như sau: “Hiến pháp … là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!”
Thật sự không ai hiểu nổi ông TBT muốn nói gì và càng ngạc nhiên hơn khi ông Phó chủ tịch Quốc hội cũng tuyên bố rằng “Bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng.”
Chẳng lẽ cần hiểu rằng “Nhà nước là Ta; Hiến pháp là Ta; Pháp luật cũng chính là Ta”. Và cái “Ta” đó là Đảng Cộng sản? Nếu thế thì đâu cần gọi là Hiến pháp; phải gọi là “Đảng pháp” mới đúng!
Đảng CSVN cuối cùng đã hất một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt nhân dân.
Nhưng Đảng thực sự đã lầm to! Nhân dân đưa quý vị lên được thì nhân dân cũng có thể hạ quý vị xuống được.
Đảng CSVN hôm nay có thể hân hoan vỗ tay trong “giờ phút lịch sử” trọng đại nhưng nên nhớ rằng việc biểu quyết Hiến pháp hôm nay đang đưa đất nước này và chính Đảng CSVN vào ngõ cụt, bế tắc.
Các đại biểu Quốc hội sẽ phải trả lời trước lịch sử, trước Tổ quốc, trước nhân dân cho hành động hôm nay khi ngày phán xét đến.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một luật sư sống tại Canada.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten