"Vùng phòng không" Trung Quốc : Cơ hội vàng cho Mỹ
Hiện diện và hợp tác quân sự của Mỹ tại Châu Âu-Thái Bình Dương. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông là chủ đề được nhiều báo Pháp chú ý. Le Monde có bài « ‘‘Chiến lược xoay trục’’ về Châu Á của Mỹ bị thách thức bởi căng thẳng tại vùng Biển Hoa Đông ». Mở đầu bài viết với nhận định : « Nếu Barack Obama cần một cuộc khủng hoảng để chứng minh cho chiến lược xoay trục về Châu Á, thì các cơ hội đã đến ».
Ngày 23/11/2013, vài giờ sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng phòng không tại vùng biển nói trên, bao gồm không phận của nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc đòi chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định Washington sẵn sàng giúp Tokyo, nếu Nhật bị tấn công.
Theo Le Monde, chính sách « xoay trục » được nói đến từ lâu của Mỹ cho đến nay chỉ là tuyên bố. Kể từ năm 2012, Washington thường dùng từ « tái cân bằng » (“rebalancing”) để nói đến chủ trương tăng cường hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương. Biến cố bất ngờ này chắc chắn sẽ trở thành một nội dung chính trong chương trình làm việc của Phó tổng thống Joe Biden tại Đông Bắc Á đầu tháng 12. Hiện tại, máy bay Mỹ và máy bay Nhật tiếp tục bay qua vùng phòng không mà Trung Quốc xác lập, không cần báo trước và cũng không bị phản ứng gì.
Theo Le Monde, việc Trung Quốc quyết định lập vùng phòng không xảy tiếp theo một loạt các hoạt động khẳng định chủ quyền tại vùng biển Senkaku/Điếu Ngư, mà biến cố trực tiếp kích phát các phản ứng của Trung Quốc là tuyên bố của Nhật Bản « quốc hữu hóa » Senkaku hồi tháng 9/2012. Vùng biển Tây Thái Bình Dương tiếp tục là nơi đối đầu âm thầm giữa Bắc Kinh và Washington trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân biển xa hùng mạnh để khẳng định điều mà họ gọi là « quyền lịch sử » trên vùng biển này.
Bầu trời Hoa Đông : Bắc Kinh phản ứng thụ động ?
Cũng về chủ đề này, tờ Les Echos có bài « Tại vùng biển Trung Quốc, Tokyo và Seoul thách thức Bắc Kinh ». Về phản ứng thụ động của Trung Quốc trước việc Nhật Bản và Hàn Quốc bất chấp tuyên bố, vẫn cho máy bay tuần tra qua lại khu vực « vùng phòng không », Les Echos nhận định : Để kiểm soát được một không phận rộng lớn như hiện nay, phải có một hệ thống phương tiện kiểm soát mà Trung Quốc hiện không có được. Còn giới chuyên gia Tokyo thì thiên về nhận định Bắc Kinh không có ý định gây xung đột trực tiếp, mà chủ trương áp đặt dần dần với việc tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực tranh chấp, và hàng ngày quấy rối các nước láng giềng như đã làm trong quá khứ.
Les Echos cũng không quên nhắc đến những bình luận mang tính giễu cợt của rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc. Việc Trung Quốc đưa tầu sân bay ra biển khơi được một blogger ví như một cách đánh lạc hướng dư luận trong nước trước các vấn đề thực sự nóng bỏng. Một dân mạng khác thì bịa ra một câu chuyện, rất được hưởng ứng trên mạng Weibo (Vi Bác). Vào lúc máy bay chiến đấu của Trung Quốc sắp sửa bắn hạ chiếc B-52 Mỹ - bay vào « vùng phòng không » mà Bắc Kinh vừa tuyên bố - phi công Mỹ đe dọa công bố tài sản của tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đang cất giấu tại Hoa Kỳ. Lời đe dọa này khiến phía Trung Quốc quyết định không nổ súng…
Cuộc chơi lớn của Obama
Liên quan đến chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ, trong đó chủ trương xoay trục tại Châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm, Le Monde có bài xã luận « Đại cuộc của Obama ».
Bài xã luận của Le Monde mở đầu với ghi nhận một loạt các biến cố lớn gần đây thoạt nhìn dường như không có liên hệ với nhau như : giải trừ vũ khí hóa học trở thành giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria, thỏa thuận quốc tế về hạt nhân Iran, việc Hoa Kỳ đưa hai pháo đài bay B-52 đến vùng Biển Hoa Đông thách thức Trung Quốc. Dưới cái nhìn của nhà phân tích chính trị quốc tế, các biến cổ kể trên cho thấy chiến lược đối ngoại của nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới. Đó là việc chấm dứt một thập kỷ chiến tranh tại vùng Trung Cận Đông, để chuyển hướng sang phía Châu Á-Thái Bình Dương.
Le Monde giải thích, tại Trung Cận Đông, có vẻ như Mỹ đã thay đổi chính sách hết sức đột ngột trong việc từ bỏ ý định dùng vũ lực để trừng phạt chính quyền Damas, vì sử dụng vũ khí hóa học. Trên thực tế, trong thời gian này Mỹ đã tiến hành các đàm phán bí mật với Iran, cho phép đạt được một thỏa thuận ban đầu về chương trình hạt nhân của Teheran, góp phần tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh trong vùng.
Trong các bước tiến ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến hai hồ sơ Syria và Iran, nước Nga đã trở thành một « đồng minh tình huống » quan trọng. Liên Hiệp Châu Âu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Cả Nga và Hoa Kỳ cùng có một đối thủ chung : Trung Quốc. Nga lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại vùng Siberi. Washington có nhiều thứ để nhân nhượng với Nga. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã nhượng bộ Nga nhiều trong chương trình xây dựng lá chắn tên lửa ở phía đông của Liên Hiệp Châu Âu, và giờ đây Washington hoàn toàn để mặc vấn đề Ukraina cho Nga và Liên Hiệp Châu Âu giải quyết với nhau. Đây là một thay đổi mang tính bước ngoặt, nếu so sánh với chính sách kiên quyết mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương về phía Nga, dưới thời các tổng thống tiền nhiệm George W. Bush và Bill Clinton.
Le Monde ghi nhận một điều trớ trêu của lịch sử : Trung Quốc quyết định lập vùng phòng không tại Biển Hoa Đông đúng vào lúc các thương lượng về Iran tại Genève đang hết sức căng thẳng. Hành động của Hoa Kỳ đưa B-52 đến Biển Hoa Đông và phản ứng thụ động của Trung Quốc cho thấy cuộc chạm trán Trung-Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương chỉ vừa mới bắt đầu. Chiến lược của Obama hiện nay tái khẳng định chủ trương khi ông mới nhậm chức Tổng thống : « Tôi là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ ».
Ukraine đình hoãn Hiệp ước để mặc cả với Châu Âu
Các báo Pháp dành nhiều trang cho hồ sơ Ukraina từ chối Hiệp ước liên kết. Le Monde có bài « Châu Âu muốn khôi phục danh dự sau khi bị Ukraina từ chối ». Trong những ngày gần đây, « ô nhục » là một từ thường được nhắc đến trong nội bộ Ủy ban Châu Âu. Bởi vì, sau sáu năm làm việc căng thẳng, chỉ còn vài ngày trước khi đi đến một thỏa thuận được dự kiến là « mang tính lịch sử » giữa Liên Âu và Ukraina tại Vilnius, chính quyền Ukraina đột ngột thông báo hoãn ký kết và giải thích là để ưu tiên cho vấn đề an ninh quốc gia và quan hệ với Nga.
Nỗ lực mở rộng của Liên Hiệp Châu Âu về phía đông, tại khu vực các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (không kể ba nước Cộng hòa vùng Ban tích), hiện mới chỉ nhận được sự ủng hộ của Mondavia và Gruzia. Trước đó, vào tháng 9/2013, Armenia cũng đình hoãn các đàm phán với Châu Âu sau bốn năm thương thuyết. Riêng về quyết định gây chấn động của Ukraina, Le Monde cho biết, trước đó ít hôm, Tổng thống Ukraina đã có cuộc gặp bí mật với người đồng nhiệm Nga Putin và ngay trước lời tuyên bố chính thức kể trên, thủ tướng Nga và Ukraina đã gặp gỡ tại St-Petersbourg.
Kể từ Ukraina độc lập năm 1991, Liên Hiệp Châu Âu đã đổ hàng tỷ đô la để giúp quốc gia này tái thiết và phát triển. Nhân sự kiện Ukraina từ chối Hiệp ước liên kết với Châu Âu, Le Monde nhấn mạnh đến tính chất đầy bất trắc của chủ trương mở rộng sang phía đông của Liên Hiệp Châu Âu.
Cũng về chủ đề này, Le Figaro có bài « Châu Âu mất hứng sau cú lắc đầu của Kiev ». Bài viết mô tả phần tiếp của quyết định làm mất mặt Châu Âu của Ukraina. Tối qua, dù hiệp định không được ký kết, Tổng thống Ukraina cũng quyết định tham gia bữa ăn tối với các lãnh đạo Châu Âu. Trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius, Châu Âu và Ukraina « cam kết » sẽ phê chuẩn hiệp định trong tương lai, nhưng hiện tại chưa xác định rõ là vào thời điểm nào. Le Figaro nhận định, thái độ của lãnh đạo Ukraina cho thấy việc ký kết hiệp định với Châu Âu là một cơ hội mặc cả mà Kiev hy vọng thu được nhiều nhân nhượng hơn từ khối 28 nước.
Di sản Thaksin : Sự phân hóa sâu sắc của xã hội Thái Lan
Liên quan đến Đông Nam Á, các cuộc biểu tình phản đối và ủng hộ chính phủ Thái Lan là chủ đề thời sự được Libération chú ý. Bài phân tích mang tựa đề « Bangkok nổi dậy… » của thông tín viên Arnaud Dubus gửi về từ Bangkok, ghi nhận « di sản của cựu thủ tướng Thaksin tiếp tục chia rẽ đất nước Thái Lan ». Tuy nhiên, làn sóng phản kháng chống lại chính phủ Thái Lan rất khác với các cuộc cách mạng mới đây trên thế giới bởi tính chất phức tạp của nó. Về mặt hiện tượng, có sự đối đầu giữa những người chống và những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin hiện đang phải sống lưu vong, sau cú đảo chính quân sự 2006.
Song le, theo một số nhà phân tích, cựu thủ tướng Thaksin chỉ là người vén lên một bất ổn sâu sắc trong xã hội Thái Lan, một đất nước đang đứng giữa một bên là một mô hình xã hội truyền thốn – bị một giai tầng tinh hoa chi phối -, và bên kia là một mô hình chính trị xã hội mới còn chưa thành hình. Điều căn bản ở đây là, hoàng gia Thái Lan – thế lực trung tâm của giai cấp tinh hoa – hiện tại vẫn đứng trên pháp luật. Mọi phê phán nhắm vào hoàng gia Thái đều có nguy cơ bị luật chống khi quân của Thái Lan trừng phạt. Tuy nhiên, theo một nhà luật học, kể từ cuộc đảo chính 2006, bất chấp luật này ngày càng có nhiều người sẵn sàng chỉ trích hoàng gia.
Pháp : Thất nghiệp bắt đầu giảm sau 2,5 năm rưỡi tăng liên tục
Trở lại nước Pháp, thất nghiệp bắt đầu giảm là chủ đề trên trang nhất của nhiều nhật báo Pháp. « Thất nghiệp : Đảo ngược, chính là bây giờ » là hàng tựa của Libération. 20.000 người thất nghiệp ít hơn vào tháng 10, tức giảm 0,6%. Thất nghiệp là ám ảnh chính của nước Pháp. Đây là lần đầu tiên sau hai năm rưỡi, con số người thất nghiệp loại A, tức thất nghiệp toàn phần giảm xuống.
Tờ báo khẳng định lời hứa của Tổng thống Hollande về đảo ngược xu thế thất nghiệp gia tăng vào cuối năm 2013 nay đã bắt đầu trở thành hiện thực, cho dù xu hướng này không liên quan đến tất cả các nhóm xã hội. Về chủ đề này, Le Figaro đưa ra một nhận xét khác qua hàng tựa : « Các việc làm được (Nhà nước) trợ giúp đã giúp ông Hollande ».
Những giải thích mâu thuẫn xung quanh phát biểu của Tổng thống Hollande « về việc còn cần phải nhiều tháng nữa mới có thể đảo ngược được xu thế thất nghiệp » - ít giờ trước khi có thông tin chính thức về thất nghiệp giảm - cũng là chủ đề được báo chí bình luận nhiều.
Theo Le Monde, số lượng người thất nghiệp ghi nhận được căn cứ trên việc giảm các đăng ký tìm việc làm mới tại Pôle emploi. Trong vòng một tháng, số lượng người đăng ký tìm việc mới sau khi kết thúc một hợp đồng CDD (hợp đồng có thời hạn) giảm 5,3%. Đồng thời, số lượng đăng ký các khóa học nghề tăng lên.
Theo Le Monde, chính sách « xoay trục » được nói đến từ lâu của Mỹ cho đến nay chỉ là tuyên bố. Kể từ năm 2012, Washington thường dùng từ « tái cân bằng » (“rebalancing”) để nói đến chủ trương tăng cường hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương. Biến cố bất ngờ này chắc chắn sẽ trở thành một nội dung chính trong chương trình làm việc của Phó tổng thống Joe Biden tại Đông Bắc Á đầu tháng 12. Hiện tại, máy bay Mỹ và máy bay Nhật tiếp tục bay qua vùng phòng không mà Trung Quốc xác lập, không cần báo trước và cũng không bị phản ứng gì.
Theo Le Monde, việc Trung Quốc quyết định lập vùng phòng không xảy tiếp theo một loạt các hoạt động khẳng định chủ quyền tại vùng biển Senkaku/Điếu Ngư, mà biến cố trực tiếp kích phát các phản ứng của Trung Quốc là tuyên bố của Nhật Bản « quốc hữu hóa » Senkaku hồi tháng 9/2012. Vùng biển Tây Thái Bình Dương tiếp tục là nơi đối đầu âm thầm giữa Bắc Kinh và Washington trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân biển xa hùng mạnh để khẳng định điều mà họ gọi là « quyền lịch sử » trên vùng biển này.
Bầu trời Hoa Đông : Bắc Kinh phản ứng thụ động ?
Cũng về chủ đề này, tờ Les Echos có bài « Tại vùng biển Trung Quốc, Tokyo và Seoul thách thức Bắc Kinh ». Về phản ứng thụ động của Trung Quốc trước việc Nhật Bản và Hàn Quốc bất chấp tuyên bố, vẫn cho máy bay tuần tra qua lại khu vực « vùng phòng không », Les Echos nhận định : Để kiểm soát được một không phận rộng lớn như hiện nay, phải có một hệ thống phương tiện kiểm soát mà Trung Quốc hiện không có được. Còn giới chuyên gia Tokyo thì thiên về nhận định Bắc Kinh không có ý định gây xung đột trực tiếp, mà chủ trương áp đặt dần dần với việc tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực tranh chấp, và hàng ngày quấy rối các nước láng giềng như đã làm trong quá khứ.
Les Echos cũng không quên nhắc đến những bình luận mang tính giễu cợt của rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc. Việc Trung Quốc đưa tầu sân bay ra biển khơi được một blogger ví như một cách đánh lạc hướng dư luận trong nước trước các vấn đề thực sự nóng bỏng. Một dân mạng khác thì bịa ra một câu chuyện, rất được hưởng ứng trên mạng Weibo (Vi Bác). Vào lúc máy bay chiến đấu của Trung Quốc sắp sửa bắn hạ chiếc B-52 Mỹ - bay vào « vùng phòng không » mà Bắc Kinh vừa tuyên bố - phi công Mỹ đe dọa công bố tài sản của tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đang cất giấu tại Hoa Kỳ. Lời đe dọa này khiến phía Trung Quốc quyết định không nổ súng…
Cuộc chơi lớn của Obama
Liên quan đến chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ, trong đó chủ trương xoay trục tại Châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm, Le Monde có bài xã luận « Đại cuộc của Obama ».
Bài xã luận của Le Monde mở đầu với ghi nhận một loạt các biến cố lớn gần đây thoạt nhìn dường như không có liên hệ với nhau như : giải trừ vũ khí hóa học trở thành giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria, thỏa thuận quốc tế về hạt nhân Iran, việc Hoa Kỳ đưa hai pháo đài bay B-52 đến vùng Biển Hoa Đông thách thức Trung Quốc. Dưới cái nhìn của nhà phân tích chính trị quốc tế, các biến cổ kể trên cho thấy chiến lược đối ngoại của nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới. Đó là việc chấm dứt một thập kỷ chiến tranh tại vùng Trung Cận Đông, để chuyển hướng sang phía Châu Á-Thái Bình Dương.
Le Monde giải thích, tại Trung Cận Đông, có vẻ như Mỹ đã thay đổi chính sách hết sức đột ngột trong việc từ bỏ ý định dùng vũ lực để trừng phạt chính quyền Damas, vì sử dụng vũ khí hóa học. Trên thực tế, trong thời gian này Mỹ đã tiến hành các đàm phán bí mật với Iran, cho phép đạt được một thỏa thuận ban đầu về chương trình hạt nhân của Teheran, góp phần tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh trong vùng.
Trong các bước tiến ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến hai hồ sơ Syria và Iran, nước Nga đã trở thành một « đồng minh tình huống » quan trọng. Liên Hiệp Châu Âu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Cả Nga và Hoa Kỳ cùng có một đối thủ chung : Trung Quốc. Nga lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại vùng Siberi. Washington có nhiều thứ để nhân nhượng với Nga. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã nhượng bộ Nga nhiều trong chương trình xây dựng lá chắn tên lửa ở phía đông của Liên Hiệp Châu Âu, và giờ đây Washington hoàn toàn để mặc vấn đề Ukraina cho Nga và Liên Hiệp Châu Âu giải quyết với nhau. Đây là một thay đổi mang tính bước ngoặt, nếu so sánh với chính sách kiên quyết mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương về phía Nga, dưới thời các tổng thống tiền nhiệm George W. Bush và Bill Clinton.
Le Monde ghi nhận một điều trớ trêu của lịch sử : Trung Quốc quyết định lập vùng phòng không tại Biển Hoa Đông đúng vào lúc các thương lượng về Iran tại Genève đang hết sức căng thẳng. Hành động của Hoa Kỳ đưa B-52 đến Biển Hoa Đông và phản ứng thụ động của Trung Quốc cho thấy cuộc chạm trán Trung-Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương chỉ vừa mới bắt đầu. Chiến lược của Obama hiện nay tái khẳng định chủ trương khi ông mới nhậm chức Tổng thống : « Tôi là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ ».
Ukraine đình hoãn Hiệp ước để mặc cả với Châu Âu
Các báo Pháp dành nhiều trang cho hồ sơ Ukraina từ chối Hiệp ước liên kết. Le Monde có bài « Châu Âu muốn khôi phục danh dự sau khi bị Ukraina từ chối ». Trong những ngày gần đây, « ô nhục » là một từ thường được nhắc đến trong nội bộ Ủy ban Châu Âu. Bởi vì, sau sáu năm làm việc căng thẳng, chỉ còn vài ngày trước khi đi đến một thỏa thuận được dự kiến là « mang tính lịch sử » giữa Liên Âu và Ukraina tại Vilnius, chính quyền Ukraina đột ngột thông báo hoãn ký kết và giải thích là để ưu tiên cho vấn đề an ninh quốc gia và quan hệ với Nga.
Nỗ lực mở rộng của Liên Hiệp Châu Âu về phía đông, tại khu vực các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (không kể ba nước Cộng hòa vùng Ban tích), hiện mới chỉ nhận được sự ủng hộ của Mondavia và Gruzia. Trước đó, vào tháng 9/2013, Armenia cũng đình hoãn các đàm phán với Châu Âu sau bốn năm thương thuyết. Riêng về quyết định gây chấn động của Ukraina, Le Monde cho biết, trước đó ít hôm, Tổng thống Ukraina đã có cuộc gặp bí mật với người đồng nhiệm Nga Putin và ngay trước lời tuyên bố chính thức kể trên, thủ tướng Nga và Ukraina đã gặp gỡ tại St-Petersbourg.
Kể từ Ukraina độc lập năm 1991, Liên Hiệp Châu Âu đã đổ hàng tỷ đô la để giúp quốc gia này tái thiết và phát triển. Nhân sự kiện Ukraina từ chối Hiệp ước liên kết với Châu Âu, Le Monde nhấn mạnh đến tính chất đầy bất trắc của chủ trương mở rộng sang phía đông của Liên Hiệp Châu Âu.
Cũng về chủ đề này, Le Figaro có bài « Châu Âu mất hứng sau cú lắc đầu của Kiev ». Bài viết mô tả phần tiếp của quyết định làm mất mặt Châu Âu của Ukraina. Tối qua, dù hiệp định không được ký kết, Tổng thống Ukraina cũng quyết định tham gia bữa ăn tối với các lãnh đạo Châu Âu. Trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius, Châu Âu và Ukraina « cam kết » sẽ phê chuẩn hiệp định trong tương lai, nhưng hiện tại chưa xác định rõ là vào thời điểm nào. Le Figaro nhận định, thái độ của lãnh đạo Ukraina cho thấy việc ký kết hiệp định với Châu Âu là một cơ hội mặc cả mà Kiev hy vọng thu được nhiều nhân nhượng hơn từ khối 28 nước.
Di sản Thaksin : Sự phân hóa sâu sắc của xã hội Thái Lan
Liên quan đến Đông Nam Á, các cuộc biểu tình phản đối và ủng hộ chính phủ Thái Lan là chủ đề thời sự được Libération chú ý. Bài phân tích mang tựa đề « Bangkok nổi dậy… » của thông tín viên Arnaud Dubus gửi về từ Bangkok, ghi nhận « di sản của cựu thủ tướng Thaksin tiếp tục chia rẽ đất nước Thái Lan ». Tuy nhiên, làn sóng phản kháng chống lại chính phủ Thái Lan rất khác với các cuộc cách mạng mới đây trên thế giới bởi tính chất phức tạp của nó. Về mặt hiện tượng, có sự đối đầu giữa những người chống và những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin hiện đang phải sống lưu vong, sau cú đảo chính quân sự 2006.
Song le, theo một số nhà phân tích, cựu thủ tướng Thaksin chỉ là người vén lên một bất ổn sâu sắc trong xã hội Thái Lan, một đất nước đang đứng giữa một bên là một mô hình xã hội truyền thốn – bị một giai tầng tinh hoa chi phối -, và bên kia là một mô hình chính trị xã hội mới còn chưa thành hình. Điều căn bản ở đây là, hoàng gia Thái Lan – thế lực trung tâm của giai cấp tinh hoa – hiện tại vẫn đứng trên pháp luật. Mọi phê phán nhắm vào hoàng gia Thái đều có nguy cơ bị luật chống khi quân của Thái Lan trừng phạt. Tuy nhiên, theo một nhà luật học, kể từ cuộc đảo chính 2006, bất chấp luật này ngày càng có nhiều người sẵn sàng chỉ trích hoàng gia.
Pháp : Thất nghiệp bắt đầu giảm sau 2,5 năm rưỡi tăng liên tục
Trở lại nước Pháp, thất nghiệp bắt đầu giảm là chủ đề trên trang nhất của nhiều nhật báo Pháp. « Thất nghiệp : Đảo ngược, chính là bây giờ » là hàng tựa của Libération. 20.000 người thất nghiệp ít hơn vào tháng 10, tức giảm 0,6%. Thất nghiệp là ám ảnh chính của nước Pháp. Đây là lần đầu tiên sau hai năm rưỡi, con số người thất nghiệp loại A, tức thất nghiệp toàn phần giảm xuống.
Tờ báo khẳng định lời hứa của Tổng thống Hollande về đảo ngược xu thế thất nghiệp gia tăng vào cuối năm 2013 nay đã bắt đầu trở thành hiện thực, cho dù xu hướng này không liên quan đến tất cả các nhóm xã hội. Về chủ đề này, Le Figaro đưa ra một nhận xét khác qua hàng tựa : « Các việc làm được (Nhà nước) trợ giúp đã giúp ông Hollande ».
Những giải thích mâu thuẫn xung quanh phát biểu của Tổng thống Hollande « về việc còn cần phải nhiều tháng nữa mới có thể đảo ngược được xu thế thất nghiệp » - ít giờ trước khi có thông tin chính thức về thất nghiệp giảm - cũng là chủ đề được báo chí bình luận nhiều.
Theo Le Monde, số lượng người thất nghiệp ghi nhận được căn cứ trên việc giảm các đăng ký tìm việc làm mới tại Pôle emploi. Trong vòng một tháng, số lượng người đăng ký tìm việc mới sau khi kết thúc một hợp đồng CDD (hợp đồng có thời hạn) giảm 5,3%. Đồng thời, số lượng đăng ký các khóa học nghề tăng lên.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten