dinsdag 26 november 2013

Trung Quốc tiêu thụ 25% hàng xa xỉ thế giới

Chủ nhật, 9/9/2012 05:06 GMT+7

Trung Quốc tiêu thụ 25% hàng xa xỉ thế giới

Tuy nhiên, đa phần người dân ở đây lại chọn mua hàng hiệu tại nước ngoài do thuế thấp, dịch vụ tốt, ít hàng giả và có thể tận dụng lợi thế tỷ giá.
> Đồ xa xỉ bán giá 'trên trời' tại Trung Quốc
> Các nhãn hiệu xa xỉ chi bộn để chiều khách Trung Quốc
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng HSBC cho thấy gần một phần tư hàng xa xỉ trên thế giới đang được tiêu thụ bởi người dân Trung Quốc. Năm 2007, tỷ lệ này mới chỉ là 5%.
Các nhà phân tích tại HSBC nhận định: "Chúng tôi không cho rằng phân khúc hàng xa xỉ ở đây đã gần bão hòa. Trung Quốc hiện là thị trường hàng đầu vì các nhãn hiệu ở đây vẫn liên tục có khách hàng mới". Thêm vào đó, việc các hãng mở thêm nhiều chi nhánh tại thành phố nhỏ hơn cũng góp phần tăng doanh thu cho hàng cao cấp. Đây là lần đầu tiên những thương hiệu xa xỉ này đặt chân đến các thành phố không phồn hoa như Paris hay San Francisco.
Các nhãn hiệu xa xỉ ở Trung Quốc vẫn luôn thu hút nhiều khách hàng mới. Ảnh: China Daily
Các nhãn hiệu xa xỉ ở Trung Quốc vẫn thu hút nhiều khách hàng mới. Ảnh: China Daily
Yếu tố văn hóa cũng đóng vai trò tương đối lớn. Như các nước phát triển khác, khi tầng lớp trung lưu và thượng lưu ngày càng tăng lên, họ sẽ có nhu cầu phô trương và tiêu dùng. HSBC nhận định: "Ở nhiều thành phố hạng hai, độ nhận diện thương hiệu của người dân vẫn còn thấp. Tuy nhiên, họ lại chi rất mạnh tay cho hàng xa xỉ, hơn hẳn người dân châu Âu".
Số liệu của HSBC cũng chỉ ra người Trung Quốc chủ yếu mua hàng ngoài đại lục, vì thuế VAT thấp hơn và có thể tận dụng biến động tỷ giá. Trên thực tế, chỉ 10% hàng xa xỉ được mua tại Trung Quốc, nhưng công dân nước này lại đóng góp tới 25% doanh thu hàng xa xỉ toàn cầu.
Tuy nhiên, thuế thấp không phải là lý do duy nhất khiến người dân nước này chuộng ra nước ngoài mua hàng. Trên thực tế, dịch vụ tại các thị trường xa xỉ truyền thống thường tốt hơn, và nạn hàng giả cũng không phổ biến như ở Trung Quốc. Thêm vào đó, họ thường kết hợp mua sắm với du lịch nước ngoài, đặc biệt là vào các kỳ nghỉ. Báo cáo của HSBC cho thấy ở Australia, chi tiêu trung bình của du khách Trung Quốc là 3.000 USD. Trong khi đó, người dân ở Mỹ và châu Âu chỉ chi bằng một phần ba.
HSBC cũng bày tỏ lo ngại về khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng tại Trung Quốc. Các nhà phân tích cho biết: "Khi một đất nước đang vật lộn với GDP bình quân đầu người thấp, thì căng thẳng giữa những người thu nhập cao và thấp sẽ rất dễ nảy sinh. Giới giàu có thích khoe khoang tài sản và địa vị xã hội chắc chắn sẽ khiến người nghèo nổi giận".
Hà Thu (theo CNN)
Tin liên quan

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/trung-quoc-tieu-thu-25-hang-xa-xi-the-gioi-2722372.html

Thứ ba, 18/12/2012 03:04 GMT+7

Nhà giàu Trung Quốc sính đồ da và siêu xe

Trung bình mỗi người giàu Trung Quốc đã chi 250.000 USD mua hàng xa xỉ năm 2011, chủ yếu cho các thương hiệu như Ferrari, Hermes, Chanel, LV hay Patek Philippe.
> Nhà giàu Trung Quốc chuộng hàng hiệu second-hand
> Nhà giàu Trung Quốc thích khoe kiểu 'kín đáo'
Rất nhiều người cho rằng giới siêu giàu Trung Quốc chỉ thích biệt thự hoành tráng, nuôi vài ba con ngựa hay sưu tầm những chiếc đồng hồ và tranh vẽ đắt tiền. Tuy nhiên, theo Robb and Ipsos - một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Paris (Pháp), đồ da và siêu xe mới là hai sản phẩm đứng đầu danh sách chi tiêu của giới thượng lưu Trung Quốc năm 2011.
Báo cáo có tên "Phong cách sống và xu hướng tại Trung Quốc 2012" cho thấy những người được khảo sát đã chi trung bình 1,55 triệu NDT (250.000 USD) cho đồ xa xỉ trong năm qua. Nhiều nhất là đồ da với 30% tổng chi tiêu, sau đó là ôtô với 20% và đồng hồ đeo tay 16%.
Tổ chức đám cưới bằng siêu xe đang là
Tổ chức đám cưới bằng siêu xe đang là "mốt" ở Trung Quốc. Ảnh: China Daily
76% người trả lời có hơn hai ôtô. Ferrari là thương hiệu được ưa chuộng nhất. Nếu xét về thời trang, các nhãn hiệu châu Âu như Hermes, Chanel và LV lại là sự lựa chọn hàng đầu của họ.
Phần lớn người trả lời có hơn hai chiếc đồng hồ, đặc biệt là của Patek Philippe. Dây chuyền, vòng chân và đồng hồ là những loại trang sức phổ biến nhất năm ngoái.
Cũng theo báo cáo trên, "Thiết kế là lý do chính người giàu Trung Quốc mua hàng cao cấp, sau đó mới là chất lượng và thương hiệu. Khách hàng nữ đánh giá cao hình ảnh sản phẩm và thiết kế. Trong khi đó, phái nam lại thích tính năng và dịch vụ".
Ngoài ra, 72% đàn ông được hỏi đều có bộ sưu tập rượu tại nhà. Hiệp hội Hàng xa xỉ thế giới cũng cho biết trong Tuần nghỉ lễ vàng 2012, kéo dài từ 30/9 đến 7/10, người Trung Quốc đã mua 3,85 tỷ euro (5 tỷ USD) hàng xa xỉ, tăng 14% so với năm ngoái. Hiệp hội này ước tính thị trường hàng xa xỉ nước này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thập kỷ tới.
Người Trung Quốc bắt đầu chi tiêu phóng tay sau khi giàu lên một cách nhanh chóng trng thập kỷ qua. Theo Hurun, tạp chí đi đầu về khảo sát, thống kê danh sách người giàu Trung Quốc, nước này hiện có khoảng 1,02 triệu triệu phú (tài sản trên 10 triệu NDT), tính đến cuối năm 2011. Số lượng này đã tăng thêm 60.000 người, tương đương 6% so với cùng kỳ. Trong số này, có 63.500 người thuộc giới siêu giàu (tài sản trên 100 triệu NDT).
Khảo sát trên cũng cho thấy tài sản của người Trung Quốc vẫn tăng lên nhanh chóng. Số người giàu tại đây đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2008 - 2011 và được dự đoán gấp đôi lần nữa vào năm 2015.
Hà Thu (theo China Daily)
 
 
 
 
Thứ tư, 5/9/2012 16:55 GMT+7

Các nhãn hiệu xa xỉ chi bộn để chiều khách Trung Quốc

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc, các nhãn hiệu tiêu dùng cao cấp cũng đang cố gắng thu hút những khách hàng lớn nhất của họ tại đây một cách rất xa xỉ.
Montblance
Montblanc và Affinity China đầu tư để mời khách hàng dự buổi hoà nhạc kín với nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng Lang Lang
Burberry, nhãn hiệu thời trang nổi tiếng từ xứ sở Anh Quốc, gần đây đã chi trọn gói để mời một trong những khách hàng lớn nhất của họ từ Thượng Hải tới Bắc Kinh để "tiết lộ" buổi triển lãm thời trang "Private View" của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Peruvian. Giám đốc điều hành Burberry - Christopher Bailey cũng đích thân gặp gỡ và dẫn vị khách bí mật này đi một vòng quanh cửa hàng chính của Burberry tại Bắc Kinh.
Burberry muốn thể hiện sự trân trọng của mình với khách hàng một cách thân mật nhất mà vẫn để lại một dấu ấn đặc biệt, Jancu Koenig giám đốc marketing của Burberry tại khu vực Châu Á lý giải.
"Chúng tôi đã tạo nhiều điều kiện cho khách hàng của mình trên toàn thế giới nhưng lần này thì chỉ riêng cho các khách hàng ở Trung Quốc thôi. Trải nghiệm cá nhân đang ngày càng trở nên quan trọng tại thị trường này", ông Koenig nói. Burberry không công bố chính xác doanh thu từ các khách hàng nặng ký này nhưng Koenig tin rằng việc bỏ thêm công sức để làm hài lòng họ là rất xứng đáng.
Burberry là một trong những nhãn hiệu cao cấp đang trải thảm đỏ để mời và giữ chân các khách hàng lớn của Trung Quốc thông qua những sản phẩm thiết kế riêng, các chuyến đi và trải nghiệm trực tiếp với những nhân vật nổi tiếng. Tất cả chỉ để có được sự yêu mến và trung thành của các khách hàng này.
Một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng khác, Christian Dior, lại có kế hoạch mời những khách hàng sộp nhất của họ đến dự buổi trình diễn thời trang tại Paris mùa thu sắp tới. Công ty chuyên về đồ cao cấp Jinlin Group đang triển khai mở dịch vụ máy bay đưa và đón các khách hàng tiềm năng đến mua đồ và nghỉ ở các resort của họ.
Dùng những chiêu bài này để thu hút khách hàng thật ra không phải là lạ tại các nước khác trên thế giới. Thế nhưng gần đây việc này mới trở nên nóng bỏng tại Trung Quốc bởi số lượng các cửa hàng ngày càng tăng và cuộc chiến dành khách hàng ngày càng căng thẳng.
Trong khi thị trường tiêu dùng đồ xa xỉ của Trung Quốc nói chung đang tăng trưởng mạnh, cũng có một vài sản phẩm như là đồng hồ và trang sức bị giảm đôi chút. Số lượng đồng hồ bán ra trong quý một năm nay tăng 15%, trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu cùng kỳ các năm 2010 và 2011 là 40%, theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn Mỹ Bain & Co.
Wang Ying, một người yêu thích thời trang 26 tuổi đến từ Thượng Hải, là fan của Louis Vuitton và Gucci vài năm. Nhưng những tháng gần đây, cô thường đến shopping ở Villa boutique tại Thượng Hải, nơi cô đã trở nên khá thân thiết với các nhân viên bán hàng và cũng bàn luận, được giới thiệu sản phầm của các nhà thiết kế chưa có tên tuổi lắm như Alexander Wang.
"Không phải ai cũng mặc đồ của những nhà thiết kế này, điều đó khiến tôi cảm thấy nổi bật hơn", cô Wang cho biết.
Mặc dù vậy, những nhãn hiệu quen dùng của cô vẫn thường xuyên gọi điện để sắp xếp những chuyến shopping riêng, giúp chọn đồ để phù hợp với ví và giày của cô.
"Tôi luôn luôn tiêu nhiều hơn khi tôi có sự giúp đỡ của họ trong việc chọn đồ", cô nói và cho biết cứ 2 tháng thì cô tiêu hết khoảng 20.000 nhân dân tệ tương đương 3.150 USD cho việc shopping.
Louis Vuitton đã mời mười khách hàng tiềm năng nhất của mình đến Mongolia để đi trực thăng và xem các giải đấu Mã cầu lạc đà.
luxury2-1349876814_480x0.jpg
Louis Vuitton và những khách hàng top của họ tại Mongolia
Đại diện của công ty Louis Vuitton cho biết họ sẽ thường xuyên tổ chức những sự kiện như này để tạo cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ mà họ không hề nghĩ tới.
Tháng 7 vừa qua, Louis Vuitton đã khai trương một cửa hàng bốn tầng với một căn nhà riêng chỉ dành cho các khách VIP, giúp họ tự thiết kế và thay đổi những chiếc túi và giày da của mình.
Trong tháng 6 Công ty Giorgio Armani SpA công bố mở thêm 100 cửa hàng cùng với 289 cửa hàng đang hoạt động tại Trung Quốc. Công ty Hugo Boss AG dự đoán rằng họ sẽ có tầm 150 cửa hàng trong 3 năm tới đây.
"Các nhãn hiệu cao cấp đang tự hỏi mình rằng làm sao để có thể khiến khách hàng của mình cảm thấy đặc biệt như trước", Max Magni, nhà phân tích thuộc Công ty tư vấn McKinsey & Co.'s tại Trung Quốc đặt vấn đề.
Câu hỏi này thực sự rất quan trọng bởi vì những khách hàng giàu nhất của Trung Quốc là những người đang đẩy mạnh sức tiêu thụ của mặt hàng này. Theo McKinssey, hiện tại sức mua của những khách hàng với thu nhập trên 300.000 nhân dân tệ một năm đóng góp đến 70% tổng doanh thu của thị trường hàng tiêu dùng cao cấp.
Affinity China, một công ty có trụ sở tại New York làm những tour shopping riêng cho các nhóm khách hàng cao cấp nhất của Trung Quốc với mục đích tạo cho họ một trải nghiệm riêng biêt. Vào tháng một vừa qua, công ty này đã tổ chức một buổi trình diễn thời trang riêng tại cửa hàng Bergdorf Goodman's Fifth Avenue và một buổi chào hỏi, nói chuyện với nhà thiết kế nổi tiếng Oscar de la Renta.
Chris Noble, người đồng sáng lập của Affinity China cho biết ông quen rất nhiều người giàu không thích mua hàng khi họ đi cùng với đông người nên hiện giờ ông đang bắt đầu tổ chức các sự kiện đặc biệt với các nhóm nhỏ hơn từ 6 đến 8 người.
Tùng Vũ (theo Wall Street Journal)
 
 
Thứ sáu, 7/9/2012 06:30 GMT+7

Đồ xa xỉ bán giá 'trên trời' tại Trung Quốc

Những người trót chuộng hàng cao cấp tại Trung Quốc ngày càng tốn tiền trước sự tăng giá liên tục của thị trường này trong năm vừa rồi.
> Các nhãn hàng xa xỉ đổ tiền chăm khách Trung Quốc
HuRun, một công ty thăm dò thị trường Trung Quốc, cho biết trong 6 năm vừa rồi, tốc độ tăng giá của các mặt hàng cao cấp tại nước này cao hơn 38% so với tốc độ tăng giá tiêu dùng nói chung.
Trong 9 chủng loại mặt hàng xa xỉ, giá của du lịch cao cấp tăng mạnh nhất trong năm 2012, lên tới 11,92% so với năm ngoái. Chỉ có giá tàu, thuyền và máy bay là không tăng đáng kể. Bất động sản hạng sang tuy có dấu hiệu xuống giá trong năm ngoái nhưng vẫn tăng trưởng gấp đôi trong giai đoạn 4 năm vừa qua.
11111-1354195756_500x0.jpg
Hai nguyên nhân chính đẩy mạnh giá nhóm hàng cao cấp là sự trượt giá của đồng nhân dân tệ và việc thay đổi luật thuế nhập khẩu mới đây, HuRun cho biết.
Mặc dù vậy thì số lượng triệu phú tại Trung Quốc vẫn tiếp tục bùng nổ một cách mạnh mẽ và không bị ảnh hưởng mấy bởi sự tăng giá này. Hiện giờ Trung Quốc có 271 tỷ phú đôla Mỹ, tăng lên so với 189 tỷ phú trong năm trước và hơn một triệu triệu phú, tăng 6,3%.
Đây là lý do ngày càng có nhiều nhãn hiệu tiêu dùng cao cấp vẫn tràn vào Trung Quốc với giá bán "trên trời". Giá một chiếc túi của Chanel đã tăng gấp đôi từ năm 2007 đến 2012 còn giá của một chiếc đồng hồ Piaget Polo hiện tại đắt hơn 40% so với giá bán trong năm 2008.
Tùng Vũ (theo BusinessInsider)
 
 
Thứ sáu, 7/9/2012 06:30 GMT+7

Sự biến động giá cả của các mặt hàng cao cấp

pinkline-1354195756_500x0.jpg
Màu hồng hiển thị sự tăng giá của mặt hàng cao cấp tại Trung Quốc từ năm 2007, còn màu xanh hiển thị sự tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng tại Trung Quốc nói chung.
presidential-1354195756_500x0.jpg
Một đêm tại phòng Presidential Suite của khách sạn Peninsula Hong Kong này có giá 12.657 USD, tăng mạnh so với mức 9.412 USD trong năm 2011.
paris-1354195756_500x0.jpg
Vé khứ hồi từ Bắc Kinh đến Paris cho 2 người ngồi khoang hạng nhất giờ có giá là 3.937 USD, tăng đến 11% so với năm 2011.
mba-1354195756_500x0.jpg
Học phí cho chương trình MBA tại trường đại học Tsinghua tăng lên 88.200 USD, cao hơn 25% năm ngoái.
rolex-1354195756_500x0.jpg
Một chiếc đồng hồ Rolex từ 12,600 USD trong năm 2007 đã tăng lên 15.277 USD trong năm 2012.
111-1354195756_500x0.jpg
Chiếc vòng tay Cartier Love đã tăng giá đến 14% trong năm qua, còn giá của một chiếc đồng hồ Piaget Polo đã tăng 40% trong vòng 5 năm.
diamond-1354195756_500x0.jpg
Thẻ hội viên kim cương tại câu lạc bộ đánh golf nổi tiếng Shenzhen Mission Hills hiện có giá là 311.850 USD, nhiều hơn 5,32% so với năm 2011.
chanel-1354195757_500x0.jpg
Chanel đẩy giá của dòng túi classic đến 61% giữa năm 2010 và năm 2011 nhưng năm nay thì chỉ tăng 0,8% thành 5.953 USD.
sunseeker-1354195757_500x0.jpg
Giá của một chiếc du thuyền Sunseeker giảm 3,2% trong năm nay sau khi tăng đến 25% năm ngoái. Hiện giờ nó có giá khoảng 3,2 triệu USD.
gulfstream-1354195757_500x0.jpg
Một chuyến bay khứ hồi cho 15 người từ Bắc Kinh đến Los Angeles trên chiếc Gulfstream G550 hiện có giá là 457.165 USD, tăng 2% so với năm trước.
rrewb-1354195757_500x0.jpg
Giá của xe Rolls-Royce Phantom EWB tăng 2,31%. Hiện giờ chiếc xe này được bán khoảng 1,26 triệu USD tại Trung Quốc.
property-1354195757_500x0.jpg
Giá bất động sản cao cấp có giảm 2,42% trong năm vừa qua nhưng vẫn tăng gần gấp đôi sau giai đoạn 4 năm.
luxuryitem-1354195757_500x0.jpg
Mặt khác, một vài sản phẩm cao cấp tại Trung Quốc lại giảm giá trong năm vừa qua. Một chai rượu đỏ Lafite Rothschild từ năm 1982 đã giảm xuồng 15,8% còn 59.000 USD. Một bao thuốc lá Chunghwa có giá 11,34 USD, giảm nhẹ so với năm ngoái.
Tùng Vũ (theo BusinessInsider)
 
 
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten