woensdag 27 november 2013

Thống kê... Xã Hội Chủ Nghĩa ! (chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa)

Thống kê Xã Hội Chủ Nghĩa

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-11-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

035_20131110_03944-305.jpg
Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc mở một cuộc họp kín để đưa ra chính sách quan trọng thúc đẩy kinh tế hôm 09/11/2013
AFP photo



Tuần qua, khi các chuyên gia và đại biểu quốc hội tại Việt Nam tranh luận về số liệu không đáng tin của Tổng cục Thống kê thì hôm 16, Cục Thống Kê Quốc Gia của Trung Quốc loan báo nhiều thay đổi trong hệ thống kế toán quốc gia để trình bày tình hình kinh tế cho trung thực hơn. Diễn đàn Kinh tế kỳ này sẽ yêu cầu chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa phân tích chuyện thống kê kinh tế để làm sáng tỏ vấn đề.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau khi chấm dứt chương trình kỳ trước, chúng tôi có yêu cầu là tuần này tiết mục chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về thống kê kinh tế. Sở dĩ như vậy, thưa ông là vì sau nhiều kỳ họp của Quốc hội Việt Nam, các đại biểu và chuyên gia ở trong nước đã nêu vấn đề về trình độ không đáng tin của thống kê Việt Nam do Tổng cục Thống kê thu thập và công bố. Trên diễn đàn này, từ nhiều năm trước, ông cũng phân tích vì sao thống kê kinh tế của Trung Quốc có quá nhiều sai lệch và tuần qua, dường như Cục Thống kê Quốc gia của Bắc Kinh đã thông báo nhiều thay đổi sẽ áp dụng. Ông nghĩ sao về đề tài này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nhớ đến một câu nói của Victor Hugo, một văn hào người Pháp vào Thế kỷ 19, rằng "không có gì mạnh hơn một ý kiến khi đã đến thời của nó".
Cùng kỳ họp vừa qua của Quốc hội Việt Nam, tại Bắc Kinh, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng vừa hoàn tất Hội nghị Trung ương Kỳ ba của Khoá 18. Lập tức, Cục Thống kê Quốc gia của họ loan báo hôm Thứ Bảy 16, việc áp dụng năm thay đổi lớn trong hệ thống kế toán quốc gia để cuối năm tới hay đầu năm 2015, họ sẽ có dữ kiện trung thực hơn về kinh tế quốc dân, đặc biệt là về Tổng sản lượng Nội địa GDP. Chúng ta thấy hai quốc gia này đều không hài lòng về những báo cáo kinh tế của các cơ quan hữu trách và muốn cải tiến để mọi người cùng nắm vững tình hình một cách trung thực hầu có quyết định đúng đắn hơn, thay vì vẫn chạy theo chủ nghĩa thành tích, đã làm láo mà còn báo cáo sai.
Vũ Hoàng: Thưa ông, đầu đuôi thì vì sao lại có cái nạn sai lạc trong cách thiết lập thống kê?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là nếu xét tới đầu nguồn thì nên trả lại cho Marx những sai lầm của ông ta và đây cũng là một ý kiến đã đến thời của nó dù là quá trễ.
Trước tiên, qua chuỗi lý luận phức tạp có tham vọng kết hợp khoa học với đạo lý để biện minh cho "cách mạng vô sản", Karl Marx nói đến khái niệm gọi là "giá trị thặng dư". Với nhiều thí dụ bằng con số, ông ta khơi khơi đề ra một luận cứ rằng phần tư bản biến thiên hay sức lao động luôn luôn bằng với phần tư bản cố định, cho nên giá trị thặng dư hay tỷ số giữa lao động và siêu lao động luôn luôn cao bằng 100%. Ông ta nêu ra một con số về tỷ lệ bóc lột 100% mà chẳng cần chứng minh gì cả! Đấy chỉ là một sự ngụy biện thiếu tinh thần khoa học.
Quý thính giả có thấy điều vừa trình bày là khó hiểu thì đừng lo vì nhiều nhà lãnh đạo cộng sản từ ông Hồ Chí Minh trở đi cũng chẳng hiểu gì về chuyện này. Thật ra họ không thể đọc hết bộ Tư Bản của Marx hay Bút ký Triết học của Lenin mà vẫn cứ đề cao chủ nghĩa Mác-Lenin! Tinh thần phi khoa học từ đầu nguồn mới giải thích những tai họa ngày nay, khi người ta không thiết lập nổi một hệ thống khảo sát và chẩn đoán thực tế cho nghiêm túc và trung thực mà vẫn cứ đòi lấy những quyết định nghiêm trọng về cuộc sống của người khác.
Thí dụ thứ hai để trở lại với hiện tại là "Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại" hay Đại Dược Tiến của Trung Quốc thời Mao. Từ đầu năm 1958 đến cuối năm 1961, chỉ gần bốn năm mà đã có 36 triệu người chết đói dù chẳng bị mất mùa. Chỉ vì họ muốn tiến hành công nghiệp hóa một cách duy ý chí, y như cuộc cải cách ruộng đất trước đó mà họ đã dạy cho lãnh đạo Hà Nội thi hành. Vụ thống kê trong câu chuyện thảm khốc này là lãnh đạo ở trên không nắm vững thực tế của đời sống mà ở dưới lại không dám báo cáo sự thật lên trên. Y như Marx đã gian dối với giá trị thặng dư 100%, đời sau tiếp tục gian dối và gây ra thảm họa cho người dân.
Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông phải chăng tình hình đã có thay đổi tại Trung Quốc và Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dĩ nhiên là có thay đổi, nhưng quá chậm so với xứ khác và quan trọng nhất thì não trạng vẫn chưa đổi. Tôi xin được đi từng bước trong cách trình bày thì ta mới hiểu vì sao một ý kiến đã đến thời của nó và người ta phải đổi cách suy nghĩ.
Nói về kế toán thì trong một giai đoạn quá lâu đến gần nửa thế kỷ, người cộng sản chỉ có hệ thống kế toán một cột và hai dấu. Tất cả những gì thu vào thì đánh dấu cộng và chi ra thì đánh dấu trừ trên một cột số để có kết toán về thực tế bằng một con số. Hệ thống này quá đơn giản và lạc hậu. Họ không biết và cũng chẳng cần biết về hệ thống kế toán đối phần là hai cột đã có từ mấy trăm năm. Bất cứ một tư liệu nào ghi bằng một con số cũng có hai phần, là thứ nhất, từ đâu mà có, thí dụ như từ vốn riêng hay đi vay, vả thứ hai, dùng vào việc gì, với kết quả ra sao? Hệ thống kế toán đối phần này phát triển ra bản năng trách nhiệm khi khai thác, là làm gì cũng phải ý thức được kết quả và nhất là việc trả nợ, chứ không thể sử dụng miễn phí và làm hao hụt phương tiện sản xuất. Việc gây hoang phí và vô trách nhiệm là thuộc tính của xã hội chủ nghĩa, với nhiều thí dụ quá đắt đỏ vẫn là hiện đại sau khi hai quốc gia này đã cải cách hay đổi mới. Chuyện thống kê không đáng tin xuất phát từ đó.
000_Hkg9188241-250.jpg
Nhân viên phân loại các gói hàng tại một công ty chuyển phát nhanh tại Beijing hôm 12/11/2013. AFP photo

Vũ Hoàng: Ông rất thận trọng trình bày từ đầu về lý luận rồi kỹ thuật thu thập thống kê trong các nước xã hội chủ nghĩa với tàn dư còn tồn tại đến ngày nay tại Trung Quốc và Việt Nam. Thưa ông, vì đi trước, Trung Quốc đã cải cách những gì và có điều gì đáng học hỏi?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đã chứng kiến "Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại", Đặng Tiểu Bình ý thức được sự mù lòa của lãnh đạo ở trên nếu không có thông tin thực tế và thống kê đáng tin. Cho nên sau khi tiến hành cải cách từ đầu năm 1979 thì ông ta cố hiện đại hóa hệ thống thu thập thống kê và tiêu chuẩn hóa cách đo lường cho khoa học hơn. Nhưng ba chục năm sau thì tình hình chưa khá. Cứ hai ba năm thì Cục Thống Kê Quốc Gia trong Quốc vụ viện, tức là Hội đồng Chính phủ, lại đưa ra một đề nghị cải cách và mỗi năm lại có vài ba vụ phàn nàn các tỉnh về chuyện thống kê sai lạc. Ví dụ điển hình và đến năm nay vẫn còn đúng là dữ kiện về GDP. Nếu cộng chung sản lượng của 31 tỉnh và thành phố thì Trung Quốc có Tổng sản lượng cao hơn con số của Cục Thống kê đến bốn năm trăm tỷ đô la, như vậy, số nào là đúng? Thí dụ khác là Tháng Bảy rồi Tháng Chín vừa qua Cục Thống kê đả kích tỉnh Vân Nam rồi tỉnh Quảng Đông vì những dữ kiện được thổi phồng gấp đôi hay gấp bốn lần thực tế.
Vũ Hoàng: Thưa ông, hệ thống thu thập thống kê của Trung Quốc có nhược điểm gì nên gây ra những sai lạc như vậy dù xứ này đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ năm 2001?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là vì WTO không đòi hỏi phải có bộ máy thống kê tiêu chuẩn hóa, chỉ cần có phương pháp phù hợp với các quốc gia đối tác mà thôi nên Trung Quốc chưa cải tiến tiêu chuẩn của họ. Một ví dụ là cho đến nay, Trung Quốc chỉ đếm mức thay đổi hàng năm của Tổng sản lượng, là so với cùng kỳ vào năm ngoái, thay vì theo từng tháng hay từng quý. Trong một thế giới mà mỗi giây lại có 400 triệu nghiệp vụ giao dịch trên các thị trường tài chính thì lối đếm này quá chậm và không kịp cập nhật. Ví dụ khác là họ chủ yếu lấy sản lượng công nghiệp làm cơ sở đo đếm Tổng sản lượng trong khi các nước tiên tiến lại dùng con số tiêu thụ thực tế làm căn bản nên có dữ kiện chính xác hơn. Quyết định vưa do Cục Thống kê Bắc Kinh công bố cho thấy là họ cố học theo hệ thống Kế toán Quốc gia của Liên Hiệp Quốc và của Hoa Kỳ để có khả năng thẩm định sát với thực tế và gần bằng các xứ khác. Đấy là một tiến bộ mà Việt Nam nên chú ý. Tuy nhiên, việc cải tiến kỹ thuật và phương pháp thôi vẫn chưa đủ.
Vũ Hoàng: Một số chuyên gia trong nước cho là Việt nam phải có cơ quan thống kê độc lập, ông nghĩ sao về ý kiến này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng Việt Nam phải có một nhà nước độc lập với đảng thì mới có tương lai! Và ít ra là có thống kê khả tín và khả dụng. Tôi xin được giải thích lý do.
Trung Quốc hiện có hai hệ thống thu thập thống kê song hành. Một hệ thống là Cục Thống kê Quốc gia tại Bắc Kinh với chức năng hội nhập và đúc kết số liệu từ cơ sở do nhân viên ở mọi cấp bên dưới báo cáo về trung ương ở trên. Hệ thống kia là của các phủ bộ ban ngành của nhà nước, nơi nào cũng có nhiệm vụ thu thập thống kê thuộc phạm vi chức năng của mình, như Bộ Tài chánh có thống kê về tài chánh, thuế khoá, Bộ Thương mại có con số về đầu tư nước ngoài, và các tỉnh cũng có báo cáo từ dưới đưa lên trên. Hai hệ thống này rõ ràng là độc lập với nhau cho nên thế giới bên ngoài cứ tưởng rằng họ sẽ thi đua phục vụ sự thật và báo cáo trung thực.
Nhưng sự thật là mọi công chức cao cấp ở mọi nơi đều phải là đảng viên. Trong hệ thống đảng, họ thăng quan tiến chức là nhờ thượng cấp ở trên chứ không chịu trách nhiệm gì với người dân ở dưới. Hệ thống đó thiếu dân chủ và chưa tách đảng ra khỏi guồng máy nhà nước khiến cả guồng máy này phục vụ đảng và cấp dưới phải làm vừa lòng cấp trên ở trong đảng. Kết quả thì mỗi cấp ở dưới lại tô hồng báo cáo khi đưa lên thượng cấp và sau nhiều đợt tô hồng như vậy thì trung ương ở trên cùng lại có nhiều bức tranh màu hồng về thực tế có khi xám ngắt ở dưới. Vấn đề vì vậy không phải là kỹ thuật thu thập thống kê hay định nghĩa về từng trương mục hay tài khoản của hệ thống kế toán quốc gia. Vấn đề nó nằm trong cơ chế chính trị của một chế độ cứ lấy đà tăng trưởng kinh tế làm ưu tiên nên mọi cấp đều tăng đà báo cáo sai.
Vũ Hoàng: Thưa ông, lãnh đạo Trung Quốc đã có ý chuyển hướng từ lượng sang phẩm và việc cải cách về thống kê của họ vì vậy cũng phải thay đổi. Liệu tình hình sau này có khá hơn chăng và Việt Nam có rút tỉa kinh nghiệm gì của xứ láng giềng này khi đang đối mặt với một thực tế khó khăn mà khó đến mức nào thì chính lãnh đạo cũng không biết?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là nếu Cục Thống kê Trung Quốc áp dụng năm biện pháp cải tổ vừa thông báo thì con số về sản lượng sẽ tăng chứ không giảm vì họ bao gồm nhiều yếu tố khác, như khu vực dịch vụ hay sức tiêu thụ và cả những phí tổn về nghiên cứu và phát triển. Đây là điều có lợi cho lãnh đạo về mặt tuyên truyền, mà cũng có lợi về quản lý vì dùng chuẩn mực của các nước tiên tiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hệ thống lãnh đạo ở trung ương, mà ông Tập Cận Bình đang muốn tăng cường, với hệ thống đảng bộ ở địa phương vẫn gia tăng và các địa phương sẽ phản công trên mặt trận thống kê nên sau cùng thì xứ này chưa có công cụ thống kê khả tín vì chưa có chế độ chính trị thích hợp cho một xứ phức tạp và đa diện như vậy.
Về phía Hà Nội, Việt Nam có thể học kỹ thuật hiện đại nhờ viện trợ quốc tế lẫn các chuyên gia Việt Nam ở trong và ngoài nước. Nhưng dù có cải tiến phương pháp và kỹ thuật, cơ chế chính trị hiện nay chưa khắc phục được bài toán chính trị của tổ chức thống kê. Nếu việc sửa đổi Hiến pháp và các dân biểu mà dám đề cập tới bài toán chính trị này, may ra tình hình sẽ khá hơn. Điều ấy chưa xảy ra và thống kê của Việt Nam vẫn có giá trị dưới mức trung bình của thế giới, và 10 năm qua lại còn giảm sút so với thiên hạ.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về phần trao đổi này.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/socialist-statistics-vh-11272013172256.html

Số liệu thống kê của Việt Nam có đáng tin cậy hay không?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-11-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Số liệu thống kê có đáng tin cậy hay không? (minh họa)
Số liệu thống kê có đáng tin cậy hay không? (minh họa)
RFA

Gần đây trong các kỳ họp Quốc hội, nhiều ĐBQH cho rằng báo cáo của Chính phủ dường như bị tô vẽ để có màu hồng, trong khi thực trạng kinh tế xã hội ở Việt nam đang là màu xám. Điều đó đã khiến nhiều người nghi ngờ tính khả tín của các số liệu kinh tế-xã hội của Việt nam?
Số liệu thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng trong việc phân tích và dự báo kinh tế, là cơ sở thực tiễn giúp cho chính phủ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Nó cũng là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tài chính lớn trong việc quyết định đầu tư vào quốc gia đó hay không?

Những con số không dám tin
Lâu nay, số liệu thống kê của Việt Nam luôn bị cho rằng không đáng tin cậy và bị nghi ngờ có thể bị bóp méo dưới áp lực nào đó. Tại buổi Hội thảo Khoa học "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược", nói về sự trung thực của số liệu thống kê của Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan thẳng thắn "Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin".
Nói về nhiệm vụ, tầm quan trọng và yếu điểm của công tác thống kê hiện nay của Việt nam, một lãnh đạo Thanh tra - Tổng cục Thống kê cho biết  “Chúng tôi cung cấp con số thống kê cho đảng, nhà nước để đưa ra các chính sách và hoạc định các chính sách. Con số không chính xác thì đương nhiên các cơ quan lãnh đạo đảng và nhà nước dự báo tình hình và đưa ra các chính sách chưa được đảm bảo. Đối với các doanh nghiệp và những cơ sở kinh tế tôi chưa thấy bệnh chạy theo thành tích. Nhưng đối với lại các cơ quan nhà nước nói chung thì cũng có bệnh thành tích. Khi không đảm bảo độ xác thực thì các con số thống kê cũng không xác thực”
"Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin"
nguyên PTT.  Vũ Khoan
Một thực tế, người ta không thể không nghi ngờ khi báo cáo của chính phủ cho rằng tỷ lệ người thất nghiệp rất thấp, GDP thực tế tăng… trong lúc trên thực tế thu ngân sách đã giảm mạnh. Những bằng chứng về sự tùy tiện của các con số thống kê đã là rất rõ ràng, có những sai số của các địa phương lên tới 100%.  Nếu các con số này mà chính xác, thì GDP cả nước sẽ phải ước tính là trên 8% trong năm 2013, chứ không phải là 5,5% như trong báo cáo của chính phủ.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin. Photo Anh Quan

Nhận xét về tính chính xác của số liệu thống kê của Việt nam, từ Hà nội TS. Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết “Hiện nay trong số các chuyên gia không ít người trong đó có tôi, nêu lên những hoài nghi nhất định về sự chính xác của con số thống kê của Việt nam. Đặc biệt là con số thống kê của các tỉnh về tăng trưởng GDP thì bao giờ cũng gấp đôi cái con số GDP được công bố của Việt nam. Và giữa con số thống kê GDP của Việt nam và con số thống kê của Ngân hàng Thế giới, Qũy tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng phát triển Châu Á bao giờ cũng có khoảng cách nhất định. Đôi khi khoảng cách ấy là tương đối  xa.”
Theo Ngân hàng thế giới, hiện nay năng lực thống kê của Việt Nam đứng thứ 64/149 quốc gia trong danh sách xếp hạng, tiếp tục thuộc nhóm nước có năng lực thống kê trung bình của thế giới.
Tổng cục Thống kê phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập
Trao đổi với chúng tôi, nhận xét về tính chính xác của số liệu thống kê của Việt nam TS. Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà nội cho rằng “Số liệu thống kê của Việt nam thời bao cấp thì hoàn toàn không thể tin cậy được. Bởi vì thời đó, Tổng cục Thống kê có thể xào xáo số liệu hoàn toàn theo lệnh. Trong những năm đổi mới, thì công tác thống kê đã được cải thiện một cách rất đáng kể. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt nam đã trở nên đáng tin cậy hơn rất nhiều, đã phản ánh tương đối sự thực của nền kinh tế và xã hội”
Con số thống kê của các tỉnh về tăng trưởng GDP thì bao giờ cũng gấp đôi cái con số GDP được công bố của VN. Và giữa con số thống kê GDP của Việt nam và con số thống kê của Ngân hàng Thế giới, Qũy tiền tệ Quốc tế... bao giờ cũng có khoảng cách nhất định
Giải thích về nguyên nhân có sự nhìn nhận khác biệt đối với các số liệu thống kê, TS. Nguyễn Quang A cho biết “Thực sự cái mà các đại biểu Quốc hội nhiều khi họ phân tích và nói rằng sai số đến 100%, chủ yếu là  họ lấy các chỉ tiêu thống kê của các tỉnh như GDP, sau đó cộng lại họ bảo là sai lệch. Thì tôi nghĩ rằng trong trường hợp này lỗi là ở các đại biếu Quốc hội, vì các đại biểu Quốc hội không hiểu kỹ. Họ đã hiểu lầm về phương pháp luận. Đây là có sự hiểu lầm và tính lầm ”
Sự sai lệch còn có thể xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ, trả lời câu hỏi “Số liệu thống kê của Việt nam có chịu tác động có chủ đích mang màu sắc chính trị hay không?”. TS. Nguyễn Quang A cho rằng “Tôi nghĩ rằng cũng có thể các trường hợp như vậy, nhưng mà để suy đoán chung ra là như thế đấy. Thì có thể bản thân những ý kiến của ĐBQH nào đấy thì bản thân những ý kiến phê phán ấy nó lại phản ánh cái mâu thuẫn nội bộ giữa phe này và phe kia gì đó”
Chừng nào Tổng cục Thống kê không phải là một tổ chức hoạt động độc lập với một luật riêng, không nằm trong nhánh Hành pháp của nhà nước... thì chúng ta mới có thể kỳ vọng độ chính xác của nó được nâng cao
TS. Nguyễn Quang A
Sự hoài nghi về tính khách quan của số liệu thống kê là hoàn toàn có cơ sở, cũng bởi vì Tổng cục Thống kê Việt nam hiên nay là một cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch – Đầu tư. Nghĩa là khâu lập kế hoạch và khâu thống kê kết quả cuối cùng  nằm trong một Bộ và hai cơ quan ấy cùng trực thuộc Chính phủ.
Đây là nguyên nhân của việc nhiều người không tin vào sự trung thực của số liệu thống kê của Việt nam vì tính độc lập của nó. TS. Lê Đăng Doanh cho biết “Bản thân người làm thống kê ở các địa phương đều thừa nhận họ chịu áp lực rất lớn từ phía các cơ quan lãnh đạo và các cấp chính quyền. Còn thống kê ở Việt nam không phải là một cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội, mà là một Tổng cục nằm trong Bộ Kế hoạch – Đầu tư. Hai cơ quan ấy trực thuộc Chính phủ nên làm cho người ta chưa yên tâm lắm về tính khác quan, tính độc lập ”
Để khắc phục tồn tại nhằm tạo lòng tin đối với số liệu thống kê để góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, TS. Nguyễn Quang A cho rằng “Chừng nào Tổng cục Thống kê không phải là một tổ chức hoạt động độc lập với một luật riêng, không nằm trong nhánh Hành pháp của nhà nước. Và hoạt động theo một cái luật riêng và thực sự hoạt động một cách hoàn toàn độc lập, chỉ thực hiện theo các nguyên tắc thống kê mà đã được luật quy định. Trong trường hợp khi nó như thế, thì chúng ta mới có thể kỳ vọng độ chính xác của nó được nâng cao. Nhưng trong trường hợp đấy, nếu vẫn là chế độ độc đảng thì nó vẫn phải chịu sự chỉ đạo của đảng thì người ta vẫn có quyền nghi ngờ về tính chính xác”
Theo Ngân hàng thế giới, trong 10 năm (2004-2013),  năng lực thống kê của Việt Nam đang giảm đáng kể so với mặt bằng chung về năng lực thống kê thế giới. Nếu như năm 2004 chỉ số năng lực thống kê của Việt Nam là 74 điểm, cao hơn 7 điểm so với điểm trung bình của thế giới. Thì năm 2013 năng lực thống kê Việt Nam thấp hơn 5 điểm so với điểm trung bình của thế giới. Đây là một điều đáng lo ngại.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/static-trust-or-not-11192013061851.html

Vì sao Quốc hội Việt nam không làm gì được cho dân?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-11-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Quốc hội Viêt Nam, kỳ họp thứ 6, khóa 13
Quốc hội Viêt Nam, kỳ họp thứ 6, khóa 13
chinhphu.gov

Nghe bài này
Để đất nước chìm ngập trong cơn khủng hoảng toàn diện, nạn tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng... Vậy mà các Đại biểu Quốc hội Việt nam vẫn hầu như bó tay và không có bất kỳ giải pháp nào,  nhằm tránh thoát thảm cảnh xuống cấp ghê gớm của đất nước. Vì sao lại có tình trạng như vậy?

Quốc hội vì dân hay vì đảng
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tuy vậy, trước thực tế có đến 90% các Đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN. Cho  nên phải chăng Quốc hội Việt nam không thể hiện được ý chí của người dân.
Theo Hiến pháp quy định, thì Quốc hội có nhiệm vụ quyết định những vấn đề lớn, các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh … và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Đồng thời, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nhưng trên thực tế không như vậy, người ta cảm thấy vai trò của Quốc hội bị lu mờ so với thực quyền của họ. Một thực tế, nếu các đại biểu quốc hội thực hiện đầy đủ chức năng của họ thì cỗ máy nhà nước Việt nam có lẽ không đến nỗi chạy ngược lại với xu thế thời đại như hiện nay.
Quốc hội Việt nam được đạo diễn bởi Đảng CSVN theo cơ chế Đảng cử dân bầu. Điều đó đã làm cho Quốc hội phụ thuộc. Đó là lý do vì sao mà Quốc hội Việt nam chưa làm tốt được cái vai trò theo sự hiến định của Hiến pháp
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh
Đánh giá về vai trò của Quốc hội hiện nay, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà nẵng cho chúng tôi biết “Quốc hội Việt nam được đạo diễn bởi Đảng CSVN theo cơ chế Đảng cử dân bầu. Điều đó đã làm cho Quốc hội phụ thuộc. Đó là lý do vì sao mà Quốc hội Việt nam chưa làm tốt được cái vai trò theo sự hiến định của Hiến pháp. Và đó cũng là lý do vì sao trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa rồi cho thấy vai trò hết sức mờ nhạt, hết sức lung túng của Quốc hội Việt nam trong việc giải quyết các bài toán do tình hình cuộc sống của đất nước đặt ra”
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII - Ảnh: bienphong.com.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII - (minh họa) bienphong.com.vn


Vì thế, các đại biểu Quốc hội đã không hành động theo nguyện vọng của cử tri hay tinh thần vì dân, vì nước mà ho hoàn toàn chịu sự chi phối của đảng. Dẫn tới Quốc hội trở thành một cơ quan mang tính chất hình thức để hợp thức hóa các chủ trương chính sách của đảng CSVN. Vì thế, đa số đại biểu hầu như không cho phép mình phát biểu theo những gì họ nghĩ, mà chỉ bấm nút theo chỉ đạo của đảng và đặt cương lĩnh của đảng lên trên hết.
Nhận xét về cách tổ chức của Quốc Hội Việt Nam, ông Bùi Kiến Thành một doanh nhân Việt kiều đã về làm việc tại Việt nam nhiều năm cho biết:
"Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!"
Tuy nhiên, khi nói về sự hoài nghi về vấn đề “Có phải về thực chất cử tri Việt nam hoàn toàn không có vai trò trong việc lựa chọn các đại biểu của họ vào Quốc hội hay không?”. Ông Hoàng Hữu Phước đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí minh cho biết
Ở Việt Nam mấy người vào Quốc hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ... cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!
ông Bùi Kiến Thành
“Tôi nghĩ rằng không, bởi vì người dân hiện nay có sự chọn lựa rất là kỹ lưỡng. Cho nên là mỗi một người, dù có đã từng làm đại biểu khóa trước đó hoặc là người mới ứng cử bi giờ thì người nào cũng phải có sự hành động cụ thể rõ ràng. Và nhất là bây giờ người dân rất là quan tâm. Cho nên tôi nghĩ rằng, trước đây hoặc bây giờ có sự hoài nghi đó, thì những hoài nghi đó có thể được giải quyết sau Quốc hội khóa này. Và  bắt đầu từ khóa sau, mọi hoài nghi, những dư luận từ bên ngoài nói về bầu cử ở Việt nam dần dần sẽ hết.”
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua...
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua...(xaluan.com)



Trách nhiệm, quyền hành và trình độ của Đại biểu
Nói về nhược điểm trong khâu nhân sự của Quốc hội, ông Lê Hiếu Đằng nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP. Hồ Chí Minh cho rằng ” Tôi nghĩ là quốc hội Việt Nam có một nhược điểm là không phải toàn đại biểu chuyên nghiệp. Do đó với thời gian 1 tháng không thể nào giải quyết rốt ráo các vấn đề quan trọng đã đặt ra. Vì vậy tôi nghĩ đó là hạn chế. Đại biểu quốc hội ở Việt Nam không phải là những người chuyên trách, những nhà hoạt động chính trị thực sự. Và trong đó, đại bộ phận là đảng viên, đại bộ phận là các đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước.“
Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác
TS Nguyễn Sĩ Dũng
Gần đây, theo báo Tuổi trẻ đại biểu  Quốc hội Lê Như Tiến trong phiên thảo luận của Ủy Ban Văn Hóa-Giáo Dục-Thanh Thiếu Niên Nhi Ðồng của Quốc Hội cho biết. Mỗi lần ông ra Hà Nội họp Quốc Hội, lãnh đạo địa phương dặn dò rất kỹ rằng “phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế 'xin - cho' thì mình xin, ai cho.” Với lý do, theo ông “Nói về tham nhũng ở địa phương chẳng khác nào dại dột vạch áo cho người xem lưng.” Bình luận về việc này, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh cho rằng “Đây là sự dũng cảm của người Đại biểu Quốc hội, phát biểu như thế tôi thấy nói hài hước, nó hơi buồn cười. Nhưng mà tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng và đúng với thực trạng của Quốc hội Việt nam. Bây giờ một đảng người ta lãnh đạo cho nên chắc chắn họ phải giữ gìn cái tiếng của họ, bởi vì xấu chàng thì hổ ai? Cho nên tôi nghĩ thực trạng đó là có và hoàn toàn là tồn tại lâu rồi. Nhưng mà tôi nghĩ bất cứ ai quan sát nghị trường ở Việt nam lâu năm cũng không có gì là bất ngờ”
Tuyên bố trên của ông Lê Như Tiến đã gây sốc cho dư luận xã hội, qua đó người dân được biết rằng các đại biểu Quốc hội, cho dù chưa hẳn họ đã được dân bầu một cách dân chủ, nhưng họ vẫn còn chịu sự kiểm soát gắt gao của những người có trách nhiệm.

Còn nhớ, cho dù các đại biểu Quốc hội dù bị khống chế, song cũng có những lần họ đã bẻ gãy được các chủ trương lớn của đảng. Mà việc Quốc hội không thông qua dự án đường sắt cao tốc - một dự án khuất tất với mức đầu tư hơn 56 tỷ USD là một điển hình. Điều đó cho thấy, nếu các đại biểu Quốc hội hết lòng vì nước vì dân, cộng với long dũng cảm thì bằng lá phiếu của mình họ cũng có thể phủ quyết những chủ trương không đúng. Tiếc rằng số các đại biểu như thế còn quá ít trong Quốc hội.
TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, gần đây có nói rằng  “Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác."
Điều đó không hiểu các vị Đại biểu Quốc hội có biết không?

Geen opmerkingen:

Een reactie posten