Việt Nam : Vinashin sa thải 14 ngàn nhân viên
Vinashin đã trở thành biểu tượng của tập đoàn kinh tế Nhà nước làm tổn hại công quỹ
DR
Vinashin vốn niềm tự hào của các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam, đã từng được chính quyền coi là một trong những tấm gương thành công, đang ở trong tình trạng nguy hiểm, nợ nần chồng chất lên tới hơn 3 tỷ đô la. Giờ đây, doanh nghiệp Nhà nước này phải sa thải nhân viên ồ ạt.
Từ Hà Nội, thông tín viên Victor Guillot tường trình :
« Cần phải cứu anh lính Vinashin và cái giá phải trả rất lớn đối 26 ngàn nhân viên của tập đoàn này : Hơn một nửa trong số này sẽ phải ra đi. Tập đoàn chỉ muốn giữ lại khoảng 8 ngàn nhân viên.
Tình hình hiện nay là kết quả của nhiều năm hoạt động tồi tệ. Trước kia vốn là biểu tượng của ngành công nghiệp Việt Nam, chuyên đóng tàu chở hàng và quân sự, doanh nghiệp Nhà nước này giờ đây bị dồn vào chân tường.
Lựa chọn chiến luợc sai lầm, đa dạng hóa hoạt động mạo hiểm, như trong lĩnh vực bất động sản, lọc dầu, bảo hiểm, tập đoàn đã mắc nợ chồng chất đến mức không thể thanh toán các khoản tín dụng mà các ngân hàng quốc tế đã cho vay. Tình trạng gần như bị phá sản của Vinashin trong năm 2010, đã làm hoen ố nghiêm trọng hình ảnh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư. Từ đó đến nay, 216 doanh nghiệp của tập đoàn sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ và quá trình tái cơ cấu tiến hành một cách chậm chạp.
Việc cải cách khu vực công, hiện nay, là một trong những thách thức chính đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế và sử dụng một phần sáu tổng số lao động tại Việt Nam. Thế nhưng, khu vực công ngày càng bị chỉ trích về hiệu quả kinh tế và hình ảnh của khu vực này đã bị hoen ố do nhiều vụ bê bối tham nhũng và gia đình trị.
Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi tất cả các doanh nghiệp Nhà nước hãy tập trung vào ngành nghề chính của mình và mở cửa đón nhận nguồn vốn tư nhân. Nhiều cải cách đã được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới khuyến khích, nhưng cho đến lúc này, tiến độ thực hiện còn rất chậm.
Các nhân viên của tập đoàn phải hứng chịu mọi hậu quả. Hiện tại không có thông tin cụ thể về mức độ bồi thường cho những nhân viên bị sa thải ».
« Cần phải cứu anh lính Vinashin và cái giá phải trả rất lớn đối 26 ngàn nhân viên của tập đoàn này : Hơn một nửa trong số này sẽ phải ra đi. Tập đoàn chỉ muốn giữ lại khoảng 8 ngàn nhân viên.
Tình hình hiện nay là kết quả của nhiều năm hoạt động tồi tệ. Trước kia vốn là biểu tượng của ngành công nghiệp Việt Nam, chuyên đóng tàu chở hàng và quân sự, doanh nghiệp Nhà nước này giờ đây bị dồn vào chân tường.
Lựa chọn chiến luợc sai lầm, đa dạng hóa hoạt động mạo hiểm, như trong lĩnh vực bất động sản, lọc dầu, bảo hiểm, tập đoàn đã mắc nợ chồng chất đến mức không thể thanh toán các khoản tín dụng mà các ngân hàng quốc tế đã cho vay. Tình trạng gần như bị phá sản của Vinashin trong năm 2010, đã làm hoen ố nghiêm trọng hình ảnh của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư. Từ đó đến nay, 216 doanh nghiệp của tập đoàn sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ và quá trình tái cơ cấu tiến hành một cách chậm chạp.
Việc cải cách khu vực công, hiện nay, là một trong những thách thức chính đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế và sử dụng một phần sáu tổng số lao động tại Việt Nam. Thế nhưng, khu vực công ngày càng bị chỉ trích về hiệu quả kinh tế và hình ảnh của khu vực này đã bị hoen ố do nhiều vụ bê bối tham nhũng và gia đình trị.
Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi tất cả các doanh nghiệp Nhà nước hãy tập trung vào ngành nghề chính của mình và mở cửa đón nhận nguồn vốn tư nhân. Nhiều cải cách đã được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới khuyến khích, nhưng cho đến lúc này, tiến độ thực hiện còn rất chậm.
Các nhân viên của tập đoàn phải hứng chịu mọi hậu quả. Hiện tại không có thông tin cụ thể về mức độ bồi thường cho những nhân viên bị sa thải ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten